Đau trực tràng và hậu môn – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng đau trực tràng và hậu môn

Khi phân quá to hoặc quá cứng phải gắng sức rặn mới ra, bạn có lẽ sẽ cảm thấy đau ở nơi trực tràng, và trên giấy vệ sinh hoặc phân, hoặc bàn cầu có để lại chút ít máu.

Đau vài ngày sau sẽ hết, nhưng về sau thỉnh thoảng vẫn tiếp tục xuất hiện. Đây là triệu chứng trĩ (trĩ là chứng bệnh tĩnh mạch trực tràng bị phình hoặc bị giãn), sự đau ở trực tràng và hậu môn thường do trĩ gây nên. Thông thường bệnh gặp ở những chị em đẻ vài lần hoặc người thường bị táo bón quá sức mà ra.

Chỉ cần các tổ chức xung quanh của trực tràng hoặc hậu môn bị thương, nứt, thì sẽ gây đau đớn. Ví dụ khi phân quá to, cứng làm nứt hậu môn ; khi quan hệ tình dục tại hậu môn ; hoặc vật lạ cắm vào khiến trực tràng bị tổn thương ; thường xuyên súc ruột, khiến hậu môn và trực tràng bị thương; và khi chất súc đi qua cũng khiến các bộ phận này bị kích thích trở nên đau mãn tính.

Tuy nhiên dù triệu chứng rõ ràng tới đâu chớ nên tự ý phán đoán, khi bạn phát hiện phân có máu và số lần ra phân có gì khác lạ nên tìm tới bác sĩ ngay.

Dưới đây xin giới thiệu với các bạn những đặc tính đau của trực tràng và hậu môn, có thể giúp các bạn tìm ra nguyên nhân :

  • Nếu thời gian đau kéo dài và có triệu chứng tiêu chảy, chắc vấn đề xuất hiện ở chỗ cao hơn của bụng. Ví dụ như viêm kết tràng, bị thịt dư hoặc u bướu.
  • Viêm tiền liệt tuyến thông thường khiến trực tràng khó chịu.

Người bệnh như cảm thấy mình đang ngồi trên trái banh gôn, có các đặc trưng như sau : cảm thấy đau và như đốt cháy khi tiểu, số lần tiểu trở nên nhiều hơn, cảm giác trái banh gôn càng rõ rệt. Nếu các chị em có cảm giác đau trực tràng, thêm các triệu chứng nêu ở trên (không kể triệu chứng tiền liệt tuyến), thì rất có thể mắc phải chứng bệnh u nang buồng trứng, hoặc viêm xương chậu…

Đôi khi viêm ruột thừa cũng gây đau trực tràng, nhưng không đau ở bụng. Đó chính là lý do tại sao bác sĩ phải cho kiểm tra trực tràng khi chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa.

Định hướng biện pháp xử lý

Triệu chứng : ĐAU TRỰC TRÀNG VÀ HẬU MÔN

Khả năng mắc bệnh Biện pháp xử lý
1. Trĩ. • Điều trị cục bộ, bôi thuốc giảm đau, cho phần mềm dễ ra, dùng dây thun cột, chích thuốc, nếu bệnh nặng cổ thể chiếu tia laser hoặc mổ.
2. Trực tràng bị thương hoặc do viêm nhiễm (lở loét) • Điều trị bằng thuốc, ngồi trên nước nóng, mổ, xác định xem có phải do truyền nhiễm bởi quan hệ tình dục. Nếu bị truyền nhiễm nên trị bằng kháng sinh.
3. Viêm kết tràng. • Xác định bệnh bằng nội soi, điều trị đích đáng.
4.    Thịt dư.

5.    Khối u

6.    Viêm tiền liệt tuyến (chỉ nam giới)

7.    U nang buồng trứng.

8.   Chứng viêm xương chậu

•  Mổ bằng nội soi.

•  Phẫu thuật.

•   Kháng sinh, nếu tiền liệt tuyến phình to cần phải mổ.

•  Phẫu thuật.

•  Điều trị bằng thuốc kháng sinh.

9. Viêm ruột thừa • Mổ càng sớm càng tốt

Xem chi tiết bệnh

Nguyên nhân và điều trị trĩ

Các phương pháp điều trị trĩ hiệu quả hiện nay

Viêm trực tràng

Bệnh hậu môn trực tràng và đại tràng

Triệu chứng bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận