Bệnh đại tràng dễ bị kích thích (viêm đại tràng co thắt)

Bệnh tiêu hóa

Tên khác: ruột dễ bị kích thích, bệnh đại tràng chức năng mạn tính, viêm đại tràng co thắt hoặc co cứng, viêm đại tràng dịch nhày, bệnh loạn thần kinh đại tràng.

Định nghĩa

Bệnh mạn tính của đại tràng, không có tổn thương thực thể, nhưng có đặc điểm là đau bụng và những rối loạn về chuyển vận chất trong ruột, bệnh thường khởi phát sau một stress.

Căn nguyên

Bệnh hay gặp ở những đối tượng lo âu hoặc rối loạn thần kinh. Yếu tố thuận lợi cho bệnh xuất hiện là chế độ ăn nghèo chất sợi thực vật và những thay đổi nhu cầu đại tiện. Bệnh đôi khi cũng do lạm dụng thuốc nhuận tràng, hoặc là di chứng của bệnh lỵ amip hoặc lỵ trực khuẩn. Người ta đã cho rằng thiếu hụt enzym lactase và dị ứng thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Nhân cách của bệnh nhân thường hay thuộc typ ám ảnh.

Triệu chứng

Là bệnh khá phổ biến, chiếm 50% số lượng những lần khám bệnh vì lý do dạ dày-ruột (lý do tiêu hoá). Bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Bệnh khởi phát vào khoảng 30 tuổi, hiếm khi sau 50 tuổi. Các triệu chứng bao gồm:

ĐAU BỤNG: không liên quan tới bữa ăn và thường đau nhiều nhất vào buổi sáng lúc mói ngủ dậy. Đau có thể lan dọc suốt khung đại tràng (“đại tràng co cứng”), hoặc ngược lại khu trú ở bất kỳ điểm nào ở bụng, và có thể giống với đau của tất cả các bệnh khác ở bụng. Đau thường giảm nhẹ sau khi đại tiện và kèm theo với nhịp tim nhanh, hồi hộp, ra mồ hôi, buồn nôn, chán ăn.

Thường thấy lưỡi bẩn. Ngoài ra còn thấy bụng căng giãn sau bữa ăn và cảm giác đầy bụng.

RỐI LOẠN CHUYỂN VẬN CHẤT TRONG RUỘT

  • Đại tràng co cứng với đau bụng và táo bón chức năng.
  • Các đợt táo bón xen kẽ với ỉa chảy.
  • ỉa chảy mạn tính không đau bụng. ía chảy có thể không nhịn được (ỉa chảy “tăng nhu động”), trội về buổi sáng, còn ban đêm thì không bị. Mặc dù rất mót, nhưng không bị đại tiện tự động. Đôi khi phân có chất nhày bao quanh ở bên ngoài.

RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ THẦN KINH THỰC VẬT: bệnh nhân thường lo âu, trầm cảm, hoặc ám ảnh. Thường hay than phiền mệt mỏi chủ yếu vào buổi sáng, kêu nhức đầu, rối loạn tiểu tiện.

KHÁM BỤNG: phát hiện thấy khung đại tràng đau, nhất là ở vùng manh tràng và đại tràng sigma. Thăm trực tràng bằng ngón tay thấy bình thường.

Xét nghiệm cận lâm sàng: giúp loại trừ những bệnh thực thể của đại tràng. Tìm máu ẩn trong phân liên tiếp trong 3 ngày.

X quang: thụt baryt cho thấy có rối loạn vận động của đại tràng. Hình ảnh tăng cắt đoạn theo các bướu đại tràng (giống như hình ảnh chồng đĩa) hoặc ngược lại giảm bớt. Có thể thấy hình ảnh co thắt từng đoạn.

Nội soi đại tràng: giúp phát hiện polyp trực-đại tràng hoặc ung thư trực đại tràng.

Biến chứng

Túi thừa đại tràng sigma, trĩ.

Chẩn đoán

Dựa vào việc loại trừ mọi bệnh tiêu hoá khác trước một hội chứng đau bụng và rối loạn vận động của đại tràng mà không phát hiện được bất kỳ tổn thương thực thể nào khi xét nghiệm X quang và nội soi.

Khi đã đặt chẩn đoán là đại tràng dễ bị kích thích, thì phải biết làm cho bệnh nhân yên tâm và thuyết phục bệnh nhân không nên thường xuyên làm các xét nghiệm nữa.

Chỉ nên tìm hiểu kỹ thêm nếu có những dấu hiệu lâm sàng mối xuất hiện thêm.

Chẩn đoán phân biệt: trước tiên phải loại trừ các bệnh thực thể, nhất là trường hợp không dung nạp disaccharid, bệnh túi thừa, bệnh ký sinh trùng đường ruột (bệnh amip, bệnh do lamblia V..V…), bệnh iả chảy mỡ, dị ứng với thức ăn, tăng năng giáp trạng. Nếu đối tượng ở tuổi trên 40 thì phải loại trừ trường hợp có polyp và ung thư trực-đại tràng (yêu cầu soi trực-đại tràng cứ 5 năm một lần).

Điều trị

  • Liệu , pháp tâm lý: phải làm cho bệnh nhân yên tâm và giải thích bản chất của rối loạn cho họ hiểu.
  • Chế độ ăn (xem: chế độ ăn trong chứng đại tràng dễ bị kích thích): phải giám sát để cho chế độ ăn được cân đốì. Ăn gạo lứt, bánh làm bằng bột mì toàn bộ (bánh mì đen), kê đơn những thuốc nhuận tràng nếu bệnh nhân bị táo bón là chủ yếu.
  • Thuốc: thuốc giảm co thắt hướng cơ (ví dụ mebeverin). Thuốc an thần có thể có ích. Những thuốc chống co thắt kháng tiết cholin không có hiệu quả chắc chắn. Thuốc cầm ỉa chảy có chế phẩm thuốc phiện (codein, diphenoxylat) có thể có ích trong thời kỳ ngắn nếu bệnh nhân bị ỉa chảy “tăng nhu động”.
  • Điều trị bằng nước suối nóng: có thể có ích.

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận