Nói chung, trong kỹ thuật nội soi ống tiêu hoá người ta thường sử dụng loại Ống nội soi mềm có sợi quang học để chiếu sáng và quan sát, ống nội soi mềm còn có một kênh hoạt động (đường ống nhỏ qua đó có thể điều khiển dụng cụ gắn ở đầu ống nội soi) để dành cho những thủ thuật có dụng cụ (ví dụ làm sinh thiết) và một kênh nhỏ hơn để bơm phồng dạ dày và rửa thấu kính ở đầu og soi. Trong những trường hợp đặc biệt, người ta còn sử dụng ống nội soi thực quản cứng.
Nội soi thực quản, dạ dày và tá tràng bằng ống mềm (nội soi toàn bộ): khám xét, bằng mắt nhìn qua một ống nội soi mềm, phần trên của ống tiêu hoá tới tận đoạn thứ hai của tá tràng. Xét nghiệm được tiến hành trên bệnh nhân đã dùng thuốc an thần (ví dụ diazepam 0,2-0,3 mg/kg, tiêm tĩnh mạch), vào lúc đói, ít nhất là không ăn gì từ 12 giờ trước lúc soi. Nội soi phần trên ống tiêu hoá được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Chảy máu tiêu hoá:là xét nghiệm then chốt phải làm cấp cứu. Có thể thông qua nội soi mà gây xơ cứng những tĩnh mạch thực quản bị giãn và bị chảy máu.
- Những chỉ định chẩn đoán khác:ngày nay nội soi dạ dày bằng ôrig mềm ưu tiên ngày càng thay thế rộng rãi hơn xét nghiệm X quang chuyển vận baryt kinh điển trong những trường hợp chẩn đoán bệnh thực quản-dạ dày do tổn thương thực thể. Trong mọi trường hợp, nếu chụp X quang có uôrig baryt thấy hình ảnh của tổn thương không rõ ràng thì phải nội soi đặc biệt là trong những trường hợp sau đây: loét dạ dày (trong đó phải làm tới khoảng mười mảnh sinh thiết), hình ảnh dạ dày có những nếp quá to, tìm một vết loét miệng nối sau khi cắt bỏ dạ dày, có những tổn thương gây hẹp thực quản.
- Nội soi nhằm mục đích điều trị:thực hiện kỹ thuật thấu nhiệt (hoặc đông nhiệt) một vết loét đang chảy máu, gây xơ cứng các tĩnh mạch thực quản bị giãn và chảy máu, nong một chỗ hẹp lành tính, quang đông bằng laser để điều trị triệu chứng của ung thư thực quản.
Nội soi ống tiêu hoá có chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân đang bị sốíc, bị nhồi máu cơ tim cấp tính, có vết loét bị thủng cấp tính, bệnh nhân giãy giụa hoặc có cơn co giật. Những biến chứng trong nội soi hiếm xảy ra (< 0,2%), nếu có thì thường là: viêm phổi do hít phải dịch, thủng thực quản, vãng khuẩn huyết, chảy máu đường tiêu hoá do làm sinh thiết hoặc do bệnh nhân có bệnh về đông máu.
Nội soi tiểu tràng: soi một đoạn hỗng tràng dài khoảng 30-40 cm (nhờ ống soi tá tràng) hoặc đoạn cuối tiểu tràng (nhờ ống soi đại tràng). Soi tiểu tràng đoạn trên (đoạn cao) được chỉ định trong chẩn đoán chứng kém hấp thu (xem: sinh thiết tiểu tràng), còn soi tiểu tràng đoạn cuối được chỉ định trong chẩn đoán bệnh Crohn.
Thủ thuật thông tá tràng đơn thuần có thể có ích trong chẩn đoán bệnh do lamblia. Trưổc đây thủ thuật thông tá tràng đã được dùng để chẩn đoán vi khuan sinh sản quá mức, nhưng ngày nay những test hô hấp với C02 đánh dấu phóng xạ đã thay thế thủ thuật kinh điển này.
Soi đại tràng: khám xét toàn bộ chiều dài của đại tràng bằng ống nội soi, đôi khi còn khám xét cả đoạn cuối hồi tràng, đồng thời còn có thể kết hợp làm sinh thiết và cắt bỏ các polyp nhỏ (phải xét nghiệm tình trạng cầm máu trước khi thực hiện), hoặc tháo gõ xoắn ruột hoặc lồng ruột. Việc chuẩn bị bệnh nhân để soi đại tràng phải do người soi chỉ định, việc chuẩn bị này là quyết định đối với chất lượng của thủ thuật nội soi.
- Chỉ định: cũng như nội soi dạ dày, những chỉ định của nội soi đại tràng ngày càng trở nên rất rộng rãi và nội soi đại tràng ưu tiên thường được thực hiện thay cho chụp X quang với thụt baryt trong chẩn đoán các bệnh của đại tràng có tổn thương thực thể. Kỹ thuật này hay được chỉ định nhất là trong mọi trường hợp chảy máu trực tràng, đặc biệt ở các đối tượng trên 40 tuổi. Trong khi làm nội soi đại tràng thì cũng quan sát cả đại tràng sigma.
- Chỉ định nhằm mục đích điều trị: cắt bỏ các polyp hoặc điều trị bệnh loạn sản mạch máu của đại tràng bằng thấu nhiệt (hoặc đông nhiệt), điều trị xoắn ruột.
- Chống chỉ định: tình trạng sốc, nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm phúc mạc hoặc viêm đại tràng sigma cấp tính, to đại tràng nhiễm độc, mới phẫu thuật ở đại tràng trong vòng 10 ngày.
- Biến chứng: thủng đại tràng, chảy máu trong trường hợp cắt polyp khi đông mô bằng quai thấu nhiệt, loạn nhịp tim.
Soi trực tràng và soi hậu môn
Khám hậu môn và trực tràng qua quan sát bằng mắt với ống nội soi trực- đại tràng sigma, có khả năng kết hợp làm sinh thiết (chẩn đoán khối u lành và ác tính, chẩn đoán bệnh thoái hoá dạng tinh bột, bệnh sán máng), kết hợp cắt bỏ polyp (phải xét nghiệm tình trạng cầm máu trước khi thực hiện), lấy dị vật, tiêm thuốc gây xơ cứng, thực hiện liệu pháp đông lạnh, lấy bệnh phẩm dịch tiết của trực tràng.
Người soi phải cho y bệnh chính xác trong việc chuẩn bị bệnh nhân.
- Chỉ định:chảy máu trực tràng, táo bón hoặc ỉa chảy, nhất là khi mới xuất hiện. Bệnh trĩ, chứng nứt hậu môn, mủ ở hậu môn và quanh hậu môn, tìm amip, phát hiện bệnh lây truyền theo đường tình dục.
- Chống chí định:rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim cấp tính, bệnh nhân không thể giữ được tư thế quỳ gối-ngực (tư thế quỳ hai gối và khuỷu tay).
Nội soi ổ bụng (nội soi Ổ phúc mạc): soi ổ phúc mạc, gan (có khả năng kết hợp sinh thiết kiểm tra bằng mắt nhìn) và túi mật (có khả năng kết hợp các thủ thuật ngoại khoa), nhìn bằng mắt qua một ống nội soi được đưa vào ổ phúc mạc theo một đường rạch nhỏ ở thành bụng dưới rốn, sau khi đã gây tràn khí màng bụng với một khí trơ, và bệnh nhân được gây mê toàn thân.
- Chỉ định:ngày nay, chỉ định nội soi ổ bụng đã hạn chế vì siêu âm và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hữu hiệu hơn trong chẩn đoán bệnh lao, bệnh ung thư phúc mạc, hoặc những bệnh khác trong ổ bụng mà các kỹ thuật thông thường không thể phát hiện được. Ở phụ nữ kỹ thuật soi ổ bụng qua âm đạo được sử dụng đặc biệt trong chẩn đoán vô sinh và chẩn đoán các khối u trong khung chậu nhỏ (chậu hông bé), hoặc chẩn đoán chửa ngoài tử cung.
Ngoài ra, đối với hội chứng bụng cấp, nội soi ổ bụng cấp cứu cho phép xác định chẩn đoán trong 95% số trường hợp, và cho phép điều trị khá nhiều bệnh khác nhau, như viêm ruột thừa, viêm túi mật, tắc ruột do dính, thủng vết loét và nhiều trường hợp khác nữa.
- Chống chỉ định:rối loạn cầm máu, có dính, suy tuần hoàn, hô hấp.
- Biến chứng:chảy máu, nhiễm khuẩn màng bụng, thủng tạng rỗng, tai biến gây mê.