Nhìn thấy máu, bình thường cũng khiến người ta cảm thấy rùng rợn, nhất là khi nhìn thấy máu của mình. Đối với phụ nữ, trừ lúc hành kinh ra số lượng máu nhất định, còn đều được giữ lại trong cơ thể. Chính nhờ vào khả năng đông máu mà khi ta cắt đứt tay hoặc cạo râu sơ ý làm trầy da mặt, cũng không đến nỗi do mất máu quá nhiều mà chết, và chất dịch duy trì cho máu được trôi chảy, thì được cân bằng bởi một cơ chế hết sức phức tạp và tinh vi của cơ thể người. Bất cứ trạng thái nào làm rối sự cân bằng này đều có thể gây nên tình trạng tắc nghẽn kết đông xảy ra trong mạch máu (khi máu quá đặc), hoặc khiến một chỗ nào trên cơ thể xảy ra trạng thái xuất huyết (khi máu quá lỏng).
Khi gặp phải tình trạng nêu ở dưới đây, thì sự cân bằng trên cùng sẽ bị phá hoại:
- Hiện tượng tĩnh mạch hoặc động mạch bị thương dẫn đến xuất huyết (tĩnh mạch ngấm ra máu, động mạch nứt, máu chảy ra nhiều).
- Có vài thứ thuốc cũng gây sự xuất huyết, những thứ thuốc này có tác dụng xấu đối với tủy xương tạo máu, hoặc có tác dụng xấu đối với da (gan phụ trách chế tạo máu, những hóa chất cần cho máu), thậm chí ảnh hưởng đến thành phần bản thân của máu, những thứ thuốc này bao gồm cả Aspirin đến Coumadin và những bài thuốc chống đông máu.
- Khi xảy ra hiện tượng dị ứng thành mạch máu sẽ trở nên có tính thẩm thấu nên dễ xảy ra hiện tượng thấm máu.
- Và những chứng bệnh ác tính xâm nhập thành mạch máu gây nên xuất huyết, ví dụ: biến chứng ung thư trong ruột do quá trình khuếch tán làm phá hủy vài động mạch hoặc tĩnh mạch con, từ đó gây ra triệu chứng phân có máu ; nhưng sự xuất huyết này chưa chắc có thể quan sát bằng mắt thường, có khi cần phải được phát hiện nhờ vào hóa nghiệm, cho nên không thể căn cứ trạng thái nhìn thấy qua mắt mà tự chẩn đoán.
- Nếu bạn đã có nhiều năm bị cao huyết áp, bình thường lại không có điều trị thích đáng hoặc thậm chí không điều trị, chính cao huyết áp thường xuyên lên xuống, va mạnh vào thành động mạch, khiến thành mạch máu trở nên mềm yếu, cuối cùng rạn nứt và hình thành xuất huyết bên trong, máu thông thường chảy về não bộ, mắt hoặc vùng bụng.
Trên đây là vài nguyên nhân cơ bản gây xuất huyết. Nếu như là xuất huyết bên trong, người thường rất khó quan sát; nếu máu chảy vào phân, đờm, nước tiểu và thải ra ngoài cơ thể hoặc thông qua mũi, hậu môn hay âm đạo thải ra ngoài cơ thể, mới bị phát hiện. Nhưng nếu trạng thái xuất huyết trong ruột hoặc trong lúc tiểu với mức độ nhẹ, thông thường chỉ được phát hiện nhờ vào hóa nghiệm. Tuy nhiên, dù bộ phận nào trong cơ thể bị xuất huyết, các bạn cũng nên nắm vững nguyên tắc chủ yếu cho trạng thái xuất huyết:
- Nếu phân có màu đen và khi xét nghiệm máu có phản ứng dương tính (dù tự sử dụng dụng cụ xét nghiệm hoặc nhờ bác sĩ xét nghiệm), giờ đây hầu như có thể xác định phần xuất huyết nằm trong vị trí cao hơn của hệ tiêu hóa như : dạ dày hoặc tá tràng, chứ không phải vị trí thấp hơn. Sở dĩ phân có màu đen là vì trong quá trình máu chảy từ dạ dày xuống trực tràng, quá trình hóa học tự nhiên đã thoát thành màu đen.
- Nếu như bề ngoài phân không có vết máu tươi, thì khả năng mắc bệnh trĩ cao hơn. Nhưng nếu bạn vừa ăn xong cải ngọt màu đỏ trong vòng 12 giờ, cũng có thể ra phân có màu tươi như máu.
- Nếu như ho ra máu màu nâu đậm, rất có thể đang mắc bệnh viêm phổi, nhất là khi đồng thời xuất hiện hiện tượng sốt, thở sâu cảm thấy đau, thì khả năng này càng cao hơn. Nhưng nếu người đó có thói quen nghiện thuốc nặng, lâu nay luôn bị ho, bây giờ lại ho ra máu, nhưng lại không có sốt, thì rất có thể mắc chứng bệnh ung thư phổi.
- Nếu người bệnh ở vào độ tuổi-từ 30 đến 39, lâu nay vẫn dùng thuốc tránh thai dạng uống hoặc có chứng bệnh giãn tĩnh mạch, đột nhiên cảm thấy đùi bị đau và khạc ra máu thỉ rất có thể phổi người đó đang xảy ra hiện tượng tắc nghẽn huyết khối.
- Nếu lúc tiểu có máu và khi tiểu cảm thấy đau, đây là triệu chứng viêm bàng quang. Phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có khả năng mắc phải chứng bệnh viêm bàng quang hoặc tai biến do nhiễm khuẩn. Đàn ông cũng có khả năng mắc bệnh này nhưng tỷ lệ thấp hơn phụ nữ.