Chẩn đoán và điều trị U LYMPHO KHÔNG HODGKIN ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

U lympho không Hodgkin là các khối u ác tính có nguồn gốc từ hệ thống lưới bạch huyết không phải là bệnh Hodgkin.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng là triệu chứng u, thay đổi khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí u tiên phát và sự lan toả của bệnh.

Khối u có thể ở bụng, trung thất, hạch ngoại biên, vùng tai mũi họng và các nơi khác như da, dưới da, xương, thận…

Xét nghiệm chẩn đoán xác định

Dựa vào kết quả mô bệnh học và hoá mô miễn dịch qua sinh thiết hạch hoặc khối u. Dựa vào xét nghiệm hoá mô miễn dịch phân ra U lympho không Hodgkin tế bào B, tế bào T, không B không T.

Chẩn đoán giai đoạn

Theo Bệnh viện trẻ em St. Jude

  • Giai đoạn 1: chỉ có 1 khối u hoặc 1 vùng hạch (ngoại trừ ở trung thất và ổ bụng).
  • Giai đoạn 2: khối u và hạch ở những vùng cùng một phía của cơ hoành hai hay nhiều vùng hạch.

Hai khối u + có/không tổn thương hạch.

Khối u đầu tiên ở đường tiêu hoá, thường ở vùng hồi manh tràng, có/không có hạch ở mạc treo ruột.

  • Giai đoạn 3: khối u và hạch tổn thương ở cả 2 phía của cơ hoành Hai khối u riêng biệt.

Hai hay nhiều vùng hạch, u tiên phát ở trung thất, màng phổi, tuyến ức.

U ở bụng nhưng không cắt hết được, u cạnh cột sống.

  • Giai đoạn 4: có biểu hiện thêm ở tuỷ xương và hệ thần kinh trung ương.

ĐIỀU TRỊ U lympho không Hodgkin TẾ BÀO B

Cách sử dụng các thuốc trong phác đồ như sau:

  • Prednisolon: 60mg/m2 da, uống, 2 lần/ngày, uống lúc no.
  • Vincristin: 1 – 2mg/m2 da, tiêm tĩnh mạch chậm trên 10 phút.
  • Doxorubicin: 60mg/m2, truyền tĩnh mạch trên 1 giờ.
  • Methotrexat: 3g/m2 da, truyền tĩnh mạch trên 3 giờ. Dịch trước truyền methotrexat 4 giờ: 125ml/m2da/giờ với 60mmol/l natribicarbonat, 5mmol/l KC1. Dịch sau truyền methotrexat: 3L/m2da/24 giờ.
  • Acid folinic: 15mg/m2/da, tiêm tĩnh mạch 6 giờ /lần, bắt đầu tiêm 24 giờ sau truyền methotrexat, tiêm trong 3 ngày.
  Methotrexat

(MTX)

Hydrerocortisol

(HC)

Aracytin

(Ar-C)

<1 tuổi 8mg 8mg 16mg
1 tuổi 10mg 10mg 20mg
2 tuổi 12mg 12mg 24mg
> 3 tuổi 15mg 15mg 30mg
  • Aracytin: 60mg/m2da, truyền tĩnh mạch trong 24 giờ.
  • Endoxan: 500mg/m2/lần chia 2 lần /ngày, truyền tĩnh mạch trên 30 phút hoặc truyền trong 24 giờ kết hợp với truyền dịch 31/m2/ngày.
  • Mesna: 250mg/m2 da, chia 2 lần trước mỗi lần endoxan. Sau đó, 500mg/m2da/24 giờ cùng với truyền dịch sau truyền endoxan.
  • Etoposid: 200mg/m2da, truyền tĩnh mạch trên 2 giờ sau liều cao của aracytin.
  • Thuốc tiêm tuỷ sống.

Nhóm A

Bệnh nhân được điều trị theo nhóm A: khi khối u khu trú ở ổ bụng giai đoạn I và II được cắt bỏ hoàn toàn. Thời gian điều trị gồm 2 đợt, mỗi đợt cách nhau 21 ngày. Thời gian điều trị nhóm A kéo dài 5 tuần.

Thuốc cho mỗi đợt

Thuốc cho mỗi đợt

 

Nhóm B

  • Bệnh nhân được điều trị theo nhóm B: khi được xác định chẩn đoán là giai đoạn I và II với vị trí u ở vùng đầu và cổ.
    Giai đoạn III và IV nhưng chưa có thâm nhiễm hệ thống thần kinh trung ương.

Giai đoạn III

Sau đó nghỉ 21 ngày, bắt đầu dùng đợt tiếp theo khi bạch cầu hạt > 1000/mm3 và tiểu cầu > 100.000/mm3.

Đợt 3:COPADM2

Ngày thứ nhất của đợt 3 là ngày thứ 35 của phác đồ. Thuốc và cách dùng như COPADMl trừ endoxan liều tăng gấp đôi. Sau đợt 3 nghỉ 21 ngày.

Giai đoạn 4

  • Có thể kiểm tra chức năng gan, thận, chụp CT, chụp xương, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt hết khối u lần 2 nếu phẫu thuật lần 1 chưa cắt hết trước khi bắt đầu CYM2.
    Đợt 5: CYM2

Ngày thứ nhất của đợt 5 là ngày thứ 91 của phác đồ. Thuốc và cách dùng như CYM1

  • Đợt 6: COPADM3

Ngày thứ nhất của đợt 6 là ngày thứ 118 của phác đồ. Thuốc và cách dùng như COPADM1.

Sau khi hoàn thành quá trình điều trị, bệnh nhân có thể được kiểm tra chức năng gan, thận, tuỷ xương. Thời gian điều trị nhóm B kéo dài 18 tuần.

Nhóm c

Bệnh nhân được điều trị theo nhóm c khi có lymphoblast trong tuỷ > 70%; có thâm nhiễm hệ thống thần kinh trung ương.

  • Đợt 1: COP

Thuốc và cách dùng như đợt 1 của nhóm B, trừ tiêm tuỷ sống ngày 1, 3, 5 với thuốc: MTX + HC + Ar – c.

  • Đợt 2:COPADMl

Ngày thứ nhất của đợt 2 là ngày thứ tám của phác đồ. Thuốc và cách dùng như COPADMl của nhóm B trừ methotrexat liều 8g/m2 da và tiêm tuỷ sống ngày 1, 3, 5 với thuốc MTX + HC + Ar – c.

  • Đợt 3:COPADM2

Bắt đầu từ ngày thứ 35 của phác đồ. Thuốc và cách dùng như COPADMl của nhóm c.

  • Truyền Ar-C 3g/m2 trên 3 giờ, bắt đầu và kết thúc của 12 giờ truyền dịch cùng VÔI truyền Ar-C 50mg/m2.
    Đợt 4: CYT/VP: Ngày thứ nhất của đợt 4 là ngày thứ 63 của phác đồ.

Giai đoạn 5

  • Đợt 5:CYT/VP

Bắt đầu từ ngày thứ 91 của phác đồ. Thuốc và cách dùng như đợt 4.

  • Đợt 6:COPADM3

Bắt đầu từ ngày thứ 118 của phác đồ. Thuốc và cách dùng như đợt 2. Sau đợt 6, bệnh nhân được tia xạ vùng sọ với liều 18Gy.

  • Đợt 7:CYT/VP

Giai đoạn 8

Ar-C 100mg/m2 chia 2 lần, N1-5 Etoposid 150mg/m2, N2-4 Tiêm tủy sống MTX+HC+ Ar-C, N2

  • Đợt 8:COPAD

Sau khi kết thúc đợt 7 ba tuần. Thuốc và cách dùng như đợt 2 nhưng không có methotrexat.

  • Đợt 9:CYT/VP: thuốc và cách dùng như đợt 7.

Thời gian điều trị nhóm c kéo dài 27 tuần.

Điều trị hỗ trợ

Điều trị những tác dụng phụ của hoá chất.

  • Nếu bệnh nhân giảm sản tuỷ nặng, có thể dùng G-CSF (Neupogen) vối liều 5pg/kg/ngày cho đến khi xét nghiệm công thức máu ngoại biên máu trở về mức bình thường.
  • Chống loét miệng: thuốc bôi miệng Zytee, glycerin borat.
  • Chống nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh.
  • Chống nôn: primperan tiêm tĩnh mạch hoặc đặt hậu môn.
  • Giảm đau.
  • Nếu có dấu hiệu của độc gan và thận: ngừng điều trị hóa chất

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận