Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị bệnh thấp tim ở trẻ em

Chẩn đoán và điều trị bệnh thấp tim ở trẻ em

Thấp tim là một bệnh viêm cấp tính xảy ra sau một tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn (LCK) nhóm A ở hầu họng; là bệnh của tổ chức liên kết với biểu hiện tổn thương ở nhiều bộ phận của cơ thể, nhưng hay gặp nhất là các tổn thương ở khớp và tim.

Nguyên nhân:

  • Do liên cầu khuẩn p tan máu nhóm A.
  • Các type thường gây thấp tim là: Ml, 3, 5, 6, 14, 18, 19, 24, 27, 29.

CHẨN ĐOÁN

  • Theo tiêu chuẩn Jones
  • Những biểu hiện chính: viêm đa khớp, viêm tim, múa giật, ban vòng, hạt thấp (hạt Meynet).
  • Những biểu hiện phụ: sốt, đau khớp, tiền sử thấp tim hoặc bệnh tim do thấp, tốc độ lắng máu tăng, protein c phản ứng (+), tăng bạch cầu.
  • Các bằng chứng nhiễm liên cầu khuẩn: tăng hiệu giá kháng thể kháng liên cầu khuẩn, cấy dịch nhớt họng có liên cầu khuẩn, mới mắc bệnh tinh hồng nhiệt.
  • Chẩn đoán xác định khi có
  • Hai biểu hiện chính + bằng chứng mới nhiễm LCK hoặc: .
  • Một biểu hiện chính và hai biểu hiện phụ + bằng chứng mới nhiễm LCK.
  • Ba trường hợp ngoại lệ (chẩn đoán không cần áp dụng chặt chẽ tiêu chuẩn Jones): viêm tim âm ỉ, Chorea, thấp tim tái phát.

ĐIỀU TRỊ

Chống nhiễm trùng

(Nhằm tiêu diệt liên cầu khuẩn ở hầu họng)

  • Không dị ứng với penicillin Benzathin benzylpenicillin:
  • 30kg: 600.000đv/24 giờ, tiêm bắp 1 liều duy nhất.
  • 30kg: 1.200.000đv/24 giờ, tiêm bắp 1 liều duy nhất, hoặc: Phenoxymethinpenicillin:
  • 30kg: 250mg X 2 – 3 lần/24 giờ, uống trong 10 ngày.
  • 30kg: 500mg X 2 – 3 lần/24 giờ, uống trong 10 ngày.
  • Dị ứng với penicillin

Erythromycin: 20-40mg/kg/24 giờ, uống, chia 3 lần trong ngày.

Uống trong 10 ngày (liều tối đa: 1,5g/24 giờ).

Sau điều trị kháng sinh 10 ngày, bắt đầu tiến hành phòng tái phát theo phác đồ phòng thấp cấp II.

Chống viêm

Viêm đa khớp đơn thuần:(Không có tổn thương tim)

Sử dụng các thuốc chống viêm nhóm salicylat, uống, chia 3 lần trong ngày, uống ngay sau bữa ăn.

Aspirin 80 – 100mg/kg/24 giờ X 10 ngày. (Liều tối đa < 3g/24 giò).

Sau đó: 60 – 75mg/kg/24 giờ X 3 – 4 tuần.

Nếu dị ứng với aspirin:

Naparoxen 10-20mg/kg/24 giờ (uống)

Viêm tim nhẹ

Có triệu chứng viêm tim (viêm nội tâm mạc) trên lâm sàng và xét nghiệm nhưng không có biểu hiện suy tim. Xquang tim không to.

Aspirin: 80 – 100mg/kg/24 giờ X 10 ngày, uống, chia 3 lần.

Sau đó: 60 – 75mg/kg/24 giờ X 4 – 6 tuần, uổng, chia 3 lần.

Chỉ dùng corticoid (Prednisolon) khi aspirin không hiệu quả.

Viêm tim nặng

Có biểu hiện viêm tim nặng, suy tim, tim to.

  • Prednisolon uống: 2mg/kg/24 giờ X 2 tuần, (tối đa: 70mg/24 giờ).

Sau đó: giảm dần trong 2 tuần (cứ 2-3 ngày lại giảm 5-10mg). Có thể dùng methyl prednisolon 2 mg/kg/24 giờ, tiêm TM trong 2-3 ngày đầu. Sau 3 tuần điều trị bằng prednisolon, dùng tiếp:

  • Aspirin: 80 – 100mg/kg/24 giờ X 10 ngày, uống, chia 3 lần trong ngày.

Sau đó: 60 – 75mg/kg/24 giờ X 6-8 tuần, chia 3 lần trong ngày. (Tuỳ theo diễn biến lâm sàng và xét nghiệm).

  • Aspirin liều tối đa là 3g/24 giờ.

Điều trị suy tim

(Xem phác đồ điều trị suy tim)

* Chú ý:

Những bệnh nhân thấp tim có viêm tim nặng, suy tim nặng nên cho thuốc trợ tim liều thấp (bằng 2/3 liều bình thường).

Theo dõi sát các dấu hiệu ngộ độc thuốc.

Chế độ nghỉ ngơi

  • Nghỉ ngơi hoàn toàn (nằm tại giường) trong giai đoạn tiến triển.
  • Với các trường hợp viêm tim (đặc biệt là viêm tim nặng), phải tuỳ từng trường hợp cụ thể để quyết định thời gian nghỉ và hoạt động bình thường cho thích hợp.

Điều trị Chorea

  • Phenobarbital: 5mg/kg/24 giờ.
  • Aminazin: 1 – 2mg/kg/24 giờ.
  • Haloperidol: 0,01 – 0,03mg/kg/24 giờ.
  • Cho thuốc chống viêm khi có viêm tim kèm theo.
Chế độ nghỉ Viêm đa khớp Chorea đơn thuần Viêm tim nhẹ Viêm tim nặng
Tại giường 2 tuần 4 tuần 1 – 3 tháng
Hoạt động nhẹ Sau 2 tuần Sau 1 – 3 tháng Sau 3 – 6 tháng
Hoạt động bình thường Sau 6 tuần Sau 3-6 tháng Tuỳ trường hợp

 

Hướng dẫn khi xuất viện

Tiếp tục thực hiện tốt chế độ điều trị ngoại trú theo chỉ định.

  • Khám theo dõi định kỳ tại các cơ sở y tế:

+ Trong năm đầu: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm sau khi ra viện. + Các năm sau: khám định kỳ 6 tháng/1 lần.

  • Thực hiện tốt chế độ phòng thấp theo chỉ định của bác sĩ.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây