Trang chủĐông y chữa bệnhBệnh thấp tim trong y học cổ truyền

Bệnh thấp tim trong y học cổ truyền

Bệnh thấp tim thuộc phạm vi các chứng tý chính xung, thủy thũng v.v… của y học cổ truyền.

Nguyên nhân gây ra bệnh do người bệnh bẩm tố thiên về nhiệt, kết hợp với các yếu tố phong, thấp nhiệt bên ngoài mà gây bệnh.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Tuỳ theo các triệu chứng lâm sàng, bệnh thấp tim được phần loại như sau:

Thể viêm khớp cấp

Phong thấp nhiệt còn gọi là nhiệt tý, trên lâm sàng chưa có các biểu hiện tổn thương ở tim.

Triệu chứng: sốt cao khi sợ lạnh, các khớp sưng, nóng đỏ đau, miệng khát môi khô, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi trắng dày, hay vàng, chất lưỡi đỏ, mạch phù sác.

Phương pháp chữa: Khu phong, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi niệu, trừ thấp.

Bài thuốc:

Bài 1. Cao hy thiêm thổ phục linh ké đầu ngựa.

Hy thiêm thảo           10 gam

Thổ phục linh           20 gam

Ké đầu ngựa 20 gam

Sắc đặc thành cao uống trong 1 ngày chia làm 2 lần.

Vị thuốc Hy thiêm thảo trong bài thuốc chữa thấp tim
Vị thuốc Hy thiêm thảo trong bài thuốc chữa thấp tim

Bài 2

Hy thiêm thảo 20 gam Đan sâm 12 gam
Ké đầu ngựa 20 gam Tỳ giải 16 gam
Thổ phục linh 20 gam Ý dĩ 12 gam
Kim ngân 20 gam Cam thảo nam 12 gam
Kê huyết đằng 16 gam    
Sắc uống ngày 1 thang.    
Bài 3. Bạch hổ quế chi thang gia giảm  
Thạch cao 20 gam Hoàng bá 12 gam
Tri mẫu 12 gam Thương truật 18 gam
Quế chi 8 gam Tang chi 12 gam
Ngạnh mễ 20 gam    
Sắc uổng ngày 1 thang.    
Bài 4. Quế chi thược dược tri mẫu thang  
Quế chi 8 gam Cam thảo 6 gam
Bạch thược 12 gam Ma hoàng 8 gam
Tri mẫu 12 gam Kim ngân hoa 16 gam
Bạch thuật 12 gam Liên kiều 12 gam
Phòng phong 12 gam    
Bài 5 Nếu sốt quá cao kéo dài có tình trạng mất nước dùng bài
kim tê giác thang.      
Sừng trâu 12 gam Huyền sâm 20 gam
(thay tê giác)      
Linh dương giác 12 gam Xạ can 6 gam
Tiền hồ 12 gam Sinh địa 12 gam
Hoàng cầm 12 gam Mạch môn 12 gam
Đậu khấu 6 gam Đan bì 12 gam
Tri mẫu 12 gam Thạch hộc 12 gam
Kỷ tử 12 gam Thăng ma 8 gam
Châm cứu:      
Tại chỗ: châm các huyệt tại chỗ và lân cận khớp bị đau  

Toàn thân: Phong môn, Phong trì, Hợp cốc, Khúc trì (khu phong thanh nhiệt), Huyết hải (hoạt huyết). Túc tam lý, Tam âm giao (trừ thấp).

Thể viêm khớp có kèm theo tổn thương ở tim (viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc) nhiệt tý và tâm tỳ hư

Triệu chứng: Sốt các khớp sưng nóng đỏ đau, lưỡi đen, khát nước, hồi hộp trống ngực, thở gấp, rêu lưỡi vàng, mạch tế sắc vô lực hoặc mạch kết đại ( loạn nhịp)

Phương pháp chữa: Bổ ích tâm tỳ, khu phong, thanh nhiệt hoạt huyết lợi niệu, trừ thấp.

Bài thuốc:

Bài 1.

Kim ngân hoa 20 gam Đan sâm 12 gam
Ké đầu ngựa 20 gam Kê huyết đằng 16 gam
Thổ phục linh 20 gam Ý dĩ 2 gam
Đẳng sâm 20 gam Tỳ giải 2 gam
Bạch truật 16 gam    
Bài 2. Quy tỳ thang gia giảm    
Đẳng sâm 16 gam Viễn chí 6 gam
Hoàng kì 16 gam Táo nhân 8 gam
Bạch truật 16 gam Phục linh 8 gam
Mộc hương 6 gam Đương quy 12 gam
Long nhãn 12 gam Đan sâm 20 gam
Kim ngân 12 gam Hoàng bá 12 gam

Bài 3. Nếu có loạn nhịp dùng bài: Trích cam thảo thang gia giảm (còn gọi là bài Phục mạch thang)

Trích cam thảo 12 gam Quế chi 6 gam
Đẳng sâm 16 gam Gừng sống 5 gam
Sinh địa 20 gam Đại táo 12 gam
A giao 12 gam Đan sâm 16 gam
Mạch môn 12 gam Kim ngân 20 gam
Hạt vừng đen 12 gam Liên kiều 12 gam

Châm cứu: châm như trên, thêm các huyệt Nội quan, Thần môn.

Thể viên khớp kèm theo các hiện tượng suy tim (nhiệt tâm, tâm tỳ hư, khí trệ huyết ứ)

Triệu chứng: sốt đau khớp, hồi hộp trống ngực môi tím thở ngắn gấp, khó thở, gan to, chân người phù, lưỡi tím xám hoặc có điểm ứ huyết mệt mỏi, tiểu tiện ít, mạch tế sắc hoặc kết đại (loạn nhịp).

Phương pháp chữa: Khu phong thanh nhiệt, kiện tỳ, ích huyết, hành khí, hoạt huyết lợi niệu.

Bài thuốc:

Bài 1

Bạch truật 16 gam Trạch tả 16 gam
Đảng sâm 16 gam Kim ngân 16 gam
Xuyên khung 12 gạm Thổ phục linh 16 gam
Ngưu tất 12 gam Mộc hương 6 gam
Ý dĩ 16 gam    
Bài 2. Bát trân thang gia giảm    
Bạch truật 10 gam Phục linh 12 gam
Thục địa 12 gam Đẳng sâm 16 gam
Ngưu tất 12 gam Cam thảo 4 gam
Huyền hồ sách 8 gam Xuyên khung 12 gam
Kim ngân 20 gam Bạch thược 12 gam
Thổ phục linh 20 gam    

Châm cứu: ít dùng chậm cứu đơn thuần có thể châm các huyệt như Nội quan, Thần môn và các huyệt tại các khớp bị đau. Theo báo cáo của bộ môn y học cổ truyền điều trị thấp tim bằng y học cổ truyền trên 49 bệnh nhân kết quả loại tốt là 60% loại khá là 24%.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

  • Bất động tại giường trong thời gian cấp tính Hàng ngày theo dõi nhiệt độ, tình trạng tim mạch
  • Thuốc điều trị
  • Kháng sinh: Penìcilin 1 – 2 triệu đơn vị/ ngày trong 10-15 ngày.
  • Chống viêm: Cocticoid loại thường dùng Prednisolon, trẻ em 2mg/kg/ngày chia làm nhiều lần

Trong một tuần đầu sau đó giảm liều dần cho đến liều duy trì là 10mg/ngày. Thường trong 45 tuần lễ là hết một đợt điều trị cocticoid. Bệnh nặng có viêm tim phải điều trị kéo dài.

  • Các thuốc chống viêm khác

Thường dùng Ampicilin có thể phối hợp ngay từ đầu hoặc có thể khi bắt đầu hạ liều 10cg/ngày chống chỉ định với người có loét dạ dày tá tràng.

  • Khi có suy tim

Phải dùng Strophantin l/4mg tiêm hàng ngày.

  • Phòng bệnh

Điều trị tích cực khi có viêm họng, chữa răng sâu, cắt amiđan. Dự phòng: điều trị bằng penicilin 1-2 triệu đơn vị/ngày mỗi tháng 5-7 ngày trong 3 tháng đầu. Sau đó cứ 3 tháng lại phải tiêm một đợt trong một năm đầu. Đến năm thứ hai 6 tháng tiêm lại 1 lần. Theo dõi tiêm phòng tại cơ sở y học hiện đại.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây