Đau dạ dày co thắt và điều trị hiệu quả

Đông y chữa bệnh

Vùng dạ dày đột nhiên đau đớn kiểu co thắt, sau một thời kỳ nhất định lại chuyển vào trạng thái cách nhật không đau đớn.

Nguyên nhân

Đơn thuần dấy cơn kiểu thần kinh thì rất ít, phần nhiều do bản thân dạ dày hoặc tạng khí xung quanh, hoặc do trúng độc, hoặc do phản xạ. Ví dụ như dạ dày sùi mụn, dạ dày vỡ lở, gan tuỵ túi mật, các khí quan tiếp cận dạ dày sưng lở, thủy ngân, chì, độc tố ứ thảo (Ứ thảo tức yên thảo, là cây thuốc lá có tên khoa học lá nicotiana tabacum trong lá có chất nicotin) , sưng túi noãn sào, vị trí tử cung khác thường.

Chứng trạng

Có lúc có chứng trạng nhất định báo trước phát bệnh, cũng có lúc đột nhiên phát cơn đau kịch liệt.

Chứng trạng báo trước là: Vùng dạ dày có cảm giác ấn nặng, nao nao muốn nôn mà không nôn được, váng đầu… Dấy cơn đau kịch liệt cùng ăn uống không quan hệ, từ vùng bụng trên đến vùng lưng đều cảm thấy đau đớn kiểu co rút, bệnh nhân phần nhiều giữ vị trí nằm cong người về phía trước, nét mặt sắc xanh trắng, tứ chi quyết lạnh, ra mồ hôi lạnh, xuất hiện trạng thái không yên, thường có nôn mửa. Vùng đau đớn nếu dùng sức ấn vào phần nhiều có thể đỡ. Lúc tiếp tục dấy cơn cách nhau từ vài phút đến vài giờ, luôn luôn dấy cơn lặp đi lặp lại luôn.

Cách chữa

Lúc dấy cơn đau đớn, lấy nóng chườm ở vùng đau, phần nhiều có thể giảm nhẹ.

Phương thuốc

Có thể dùng các phương sau:

  • Thang Sâm liên hoặc thang Hùng sâm

Phương này dùng thuốc bọc ngoài vì vị thuốc rất đắng, nhưng nhờ vị đắng nên có thể hoãn giải đau đớn, dùng phương này có thể thu công.

Thang Sâm liên:

Nhân sâm 20g Hoàng liên 12g

  • Thang Cam thảo – Thang Cam mạch đại táo

Phương trên vị đắng, phương này vị ngọt, nếu phương

trước không hiệu nghiệm thì dùng thuốc vị ngọt có thể hoãn giải đau đớn.

Thang Cam thảo:

Cam thảo                32g

Thang Cam mạch đại tảo:

Cam thảo               20g    Đại táo                24g

Tiểu mạch                     80g

  • Thang cam thảo phấn mật:

Cũng giống mục đích như thang trên thì dùng kiêm có nôn mửa là phù hợp.

Cam thảo                       8g      Mật ong         16g

Bột gạo trắng 4g

(Tức cam thảo nấu kỹ được rồi, bỏ bã lại thêm bột gạo trắng và mật ong).

  • Thang Tiểu kiến trung:

Phương này cũng là thuốc vị ngọt, có công hiệu giảm trừ bớt đau đớn, toàn thể hư yếu sức bụng yếu dùng là phù hợp.

Quế chi         16g          Đại táo           16g

Cam thảo     8g        Sinh khương         16g

Thược dược  24g

Cùng sắc đặc, bỏ bã đi cho di đường (mạch nha mềm) 80g dung hóa rồi uống ấm.

  • Thang Sài hồ quế chi:

Nếu vách bụng dầy và căng thẳng, sờ cơ bụng co thắt dùng phương này hoặc thang Đại sài hồ có thể trị dấy cơn lặp đi lặp lại nhiều lần.

Sài hồ           20g          Quế chi           10g

Nhân sâm                      8g      Đại táo           8g

Bán hạ                           16g    Hoàng cầm    8g

Sinh khương                 8g      Cam thảo       4g.

  • Ngũ tích tán:

Do nguyên nhân giá lạnh mắc bệnh này, dùng phương này có lúc giảm nhẹ. Sau khi dấy cơn đau đã đỡ, nên nghiên cứu nguyên nhân tật bệnh, tìm phương pháp trị liệu tận gốc bệnh.

Xương truật 8g Trần bì 8g
Phục linh 8g Bạch truật 8g
Bán hạ 8g Đương quì 8g
Hậu phác 4g Thược dược 4g
Chỉ sác 4g Cát cánh 4g
Xuyên khung 4g Bạch chỉ 4g
Can khương 4g Quế chi 4g
Ma hoàng 4g Đại táo 4g
Sinh khương 4g . Cam thảo 4g

 

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận