Triệu chứng:
Bệnh này thường gặp ở những người mắc các bệnh mãn tính về đường ruột kéo theo dạ dày suy yếu. Bệnh nhân thường bị bí ỉa, chóng mặt, rũ rượi và tim đập mạnh.
Món 1: CÁ QUẾ NẤU NẤM HƯƠNG
Nguyên liệu:
- cá quế khoảng 500gr
- chân giò hun khói 15gr – tôm 15gr
- nấm hương 15gr và các món gia vị thích hợp.
Cách chế biến:
Làm cá đánh vẩy, móc ruột rồi nhúng vào nước sôi, sau khi vớt ra cạo sạch lớp màng đen trong bụng cá. Khía các đường chéo lên mình cá. Chân giò và nấm hương, tôm xắt nhỏ bỏ vào nồi tao qua một lượt. Cá quế sau khi ướp gia vị đem chưng lên khoảng 15 phút rồi bỏ vào nồi đất cùng với nấm, đậu, chân giò, dầu… cho đến khi chín mềm là dùng được.
Cách ăn: Ăn chung với cơm tùy khả năng.
Công hiệu: Bố khí, giúp dễ tiêu hóa.
Món 2: CƠM PHỤC LINH VÀ ĐẬU HÒA LAN
Nguyên liệu:
- Phục linh 10gr – gạo tẻ khoảng 700gr.
- Nấm hương khô 10 cái – đậu hủ chiên 3 miếng.
- Đậu hòa lan 30gr cùng 1 lượng rượu nho vừa đủ.
Cách chế biến:
Ngâm phục linh trong nước khoảng 60 phút chờ cho mềm đem tán thành bột. Nấm hương xắt sợi; đậu hủ xắt hình vuông. Gạo vo sạch để ráo rồi đổ vào nồi chung với tương, muối, rượu nho và nước sạch một lượng vừa đủ sau đó đổ bột phục linh, nấm hương, đậu hủ vào trộn đều rồi đem nấu chín mềm thì dùng được.
Cách ăn: Ăn thay cơm ngày 3 lần.
Công hiệu: Bổ trung ích khí.
Món 3: CHÁO HOÀNG KỲ
Nguyên liệu:
- Cứu hoàng kỳ 30 – 60gr – nhân sâm 3-5gr.
- Gạo tẻ 100-150gr – Đường trắng một lượng vừa đủ.
Cách chế biến:
Xắt hoàng kỳ và nhân sâm thành miếng mỏng rồi ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút. Vớt ra bỏ vào một cái nồi đất nấu sôi, để lửa nhỏ cho đến khi nước keo lại. Lấy nước thuốc vừa nấu rồi để thêm nước lạnh vào nấu tiếp để lấy nước thứ hai rồi trộn chung 2 lần nước thuốc ấy lại với nhau (bỏ xác). Gạo vo sạch nấu cháo nêm đường thay muối.
Cách ăn: Ăn vào sáng và tối. Mỗi lần ăn cháo chung với uống nước thuốc.
Công hiệu: Bổ trung ích khí.