Chữa bệnh bằng nước uống (nhịn ăn)

Món ăn chữa bệnh

Chữa bệnh bằng nước uống (nhịn ăn)

Phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh có từ thời cổ đại: ở Ấn Độ, Hy Lạp, Ai Cập… nhịn ăn đã được sử dụng với mục đích chữa bệnh. nhưng đến thế kỷ XV ở Châu Âu chữa bệnh bằng nhịn ăn đã hoàn toàn bị lãng quên, mãi đến đầu những năm 80 của thế kỷ XIX lại xuất hiện những chỉ dẫn sử dụng có hiệu quả việc NHỊN ĂN để chữa nhiều loại bệnh (Xpaske, VenhiAminop, Di-uy, Ta-nơ). Còn ở Châu Á thì Y học phương Đông cũng đề cập thành một nguyên lý chữa bệnh: “Dùng thuốc không bằng giảm ăn” (phục dược bất như giảm khấu) đã được nhiều Danh y ứng dụng như có lần Đại mục Kiều Liên hỏi Danh y Kỳ Bá rằng: “Tôi có đệ tử bị bệnh nên chữa theo cách nào?”. Kỳ Bá đáp: “NHỊN ĂN” là tốt hơn hết…

Cho đến nay, chữa bệnh bằng phương pháp NHỊN ĂN ngày càng được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới: ở Pháp bằng những công trình của Sona, Remo, Rayxe; ở Đức những công trình thực hiện của Xmit, Phôita, Rupne; ở Nga, V.A.Manaxen, V.V.Pasuken, A.H.Kokoxop, C.Oxinhin; ở Mỹ F.Benhendic… Ở Việt Nam một vài cơ sở điều trị và nhiều người trong nước đã áp dụng chữa một số bệnh đạt kết quả.

Hàng trăm chuyên gia, viện sĩ, bác sĩ nhiều nước qua quá trình nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng phương pháp NHỊN ĂN chữa bệnh, mỗi người có một nhận định thể hiện quan điểm, nói lên kinh nghiệm và kết quả thực tế của mình thu lượm trong từng vùng, từng nước, từng loại bệnh. Ví dụ: theo nhận định của các chuyên gia Senko, Meira, Buchingo, Segesơ: “NHỊN ĂN là phương pháp tiêu biểu để chữa bệnh, không phải vì thiếu thốn, thiếu lương thực, thực phẩm mà phải chữa bệnh bằng NHỊN ĂN”. Bác sĩ Von Seeland (Nga) cho biết: “Sau nhiều thí nghiệm tôi đã đi đến kết luận rằng NHỊN ĂN chẳng những là một phương pháp trị liệu tốt mà còn xứng đáng nhận sự trọng vọng trong lĩnh vực giáo dục”. Bác sĩ Adolph Mayer, một Danh y người Đức viết trong quyển sách “Trị bệnh trong phép NHỊN ĂN, trị bệnh của nhiệm màu” như sau: “Tôi xác nhận rằng NHỊN ĂN là phương pháp thần hiệu nhất để chữa lành bất cứ bệnh tật gì”. Các bác sĩ người Mỹ: Shelton, Walter, Page, Deway cũng như nhiều bác sĩ xác định rằng: “Không có một phương pháp trị liệu nào có thể cải tạo sinh lực thần hiệu bằng phương pháp NHỊN ĂN”… Tóm lại, đều chung một nhận định:

“NHỊN ĂN là một phương pháp phù hợp với mọi bệnh tật, cần thiết cho cả loại mạn tính và cấp tính”. Ai cũng rõ, sở dĩ con người khỏe mạnh làm việc được lâu dài là nhờ tác dụng của sự nghỉ ngơi, nhất là sự nghỉ ngơi khi cơ thể đau ốm. Không có một loại bệnh tật nào mà sự nghỉ ngơi lại không đem lợi ích. Sự nghỉ ngơi là một dịp tốt để tạo điều kiện cho các cơ quan kiến tạo lại những bộ phận bị hư hỏng, phục hồi sinh khí. NHỊN ĂN giúp cơ thể bài tiết các độc tố ứ đọng trong khí huyết, tích tụ trong các mô. NHỊN ĂN làm tiêu số mỡ thừa, cũng như các mụn nhọt, u bướu trên cơ thể bằng cách tự phân hóa để nuôi các mô cần thiết cho sinh mệnh. NHỊN ĂN làm trẻ lại các tế bào, các thớ thịt hơn bất cứ một phương pháp nào. Ngay ở cả những người gầy còm, sau thời kỳ nhịn ăn do cơ thể đồng hóa, nên thể trọng thường cũng tăng hơn trước. Sau thời kỳ nhịn ăn nếu tiếp tục ăn uống hơp lý thì cơ thể luôn luôn khỏe mạnh.

Phân biệt mấy cách NHỊN ĂN (còn gọi là tuyệt thực) như sau:

Nhịn ăn tuyệt đối: không ăn không uống.

Nhịn ăn hoàn toàn: không ăn gì, nhưng có uống nước, mà chỉ uống nước có trong thiên nhiên hoặc nước đun sôi rồi để nóng bằng nhiệt độ cơ thể.

Nhịn ăn không hoàn toàn: Ăn không đủ no, ăn không đủ để tiêu hóa năng lượng.

Nhịn ăn từng phần: Ăn thiếu về chất (cung cấp chất dinh dưỡng một mặt hoặc không đủ chất lượng: đạm, mỡ, đường, khoáng, Vitamin…). trong những điều kiện tự nhiên cũng khó mà phân biệt giới hạn giữa NHỊN ĂN KHÔNG HOÀN TOÀN với NHỊN ĂN TỪNG PHẦN; vì ăn không đủ no thường phối hợp với sự rối loạn thành phần dinh dưỡng. Do đó NHỊN ĂN TỪNG PHẦN thường chỉ thấy trong điều kiện thực nghiệm.Chữa bệnh bằng nước uống (nhịn ăn)

NHỊN ĂN (tuyệt thực) là không ăn một thứ gì cho đến lúc cơ thể hết thức ăn dự trữ, khác với kiêng ăn (tiết thực) là không ăn một thứ thức ăn nào đó. Còn ĐÓI ĂN là đến lúc các thức ăn dự trữ đã tiêu thụ hết rồi mà cứ vẫn nhịn đói. Có thể nói khi NHỊN ĂN kết thúc thì ĐÓI ĂN bắt đầu. NHỊN ĂN đem lại cho cơ thể sự điều hòa là NHỊN ĂN SINH LÝ, tăng thêm khí lực mà ta gọi là SỨC KHỎE. NHỊN ĂN SINH LÝ là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên như thời gian ngủ đông (đông miên) hoặc ngủ hè (hạ miên) của một loạt những động vật có vú (chồn, nhím, chuột vàng…) và các động vật lưỡng thể những loại bò sát, các loại cá, côn trùng… Ở người là nhịn ăn để đấu tranh, để làm reo, để thí nghiệm, để biểu diễn, nhịn ăn về tôn giáo… Còn ĐÓI ĂN là giai đoạn tiêu thụ đến các mô lành mạnh là ĐÓI ĂN BỆNH LÝ, làm ốm yếu cơ thể, suy kiệt sinh lực, đó là BỆNH TẬT. ĐÓI ĂN BỆNH LÝ thường xuất hiện trong những trường hợp thiếu ăn hoặc thành phần thức ăn không đủ hoặc quá trình hấp thụ thức ăn bị rối loạn liên quan đến những thay đổi bệnh lý chính trong cơ thể hoặc bắt nguồn từ điều kiện xã hội (thiên tai, dịch họa…), trong những trường hợp phải nhịn ăn bắt buộc.

Để chữa bệnh người ta thường dùng cách NHỊN ĂN HOÀN TOÀN, còn phát sinh bệnh thì lại hay gặp nguyên nhân ĐÓI ĂN TỪNG PHẦN thể hiện ở khâu cung cấp thức ăn không đủ chất dinh dưỡng. Trái lại, rất ít gặp hiện tượng ĐÓI ĂN HOÀN TOÀN và ĐÓI ĂN TUYỆT ĐỐI trên giường bệnh. ĐÓI ĂN HOÀN TOÀN có thể gây ra do khó đưa thức ăn vào cơ thể, vì chít thực quản hoặc hẹp môn vị hoặc thương tổn miệng lưỡi… hoặc người bệnh không muốn ăn.

Số ngày nhịn ăn để trị bệnh không theo loại bệnh mà tùy theo từng người bệnh; không thể biết trước được số ngày nhịn ăn. Kinh nghiệm cho hay là khi thấy khó chịu trong người thì không nên ăn gì cả trong 48 giờ. Nếu sau đó vẫn còn khó chịu thì tiếp tục nhịn ăn cho đến khi nào người bệnh thấy đói. Qua quá trình nghiên cứu phương pháp NHỊN ĂN, bác sĩ Jenning đã đề xuất: “Đừng làm trầm trọng sự đau đớn của người bệnh bằng cách ép buộc họ ăn mà bất chấp đến sự phản đối của dạ dày họ”. Ta có thói quen động viên người bệnh cố gắng ăn nhiều để mau lành bệnh, vô tình có biết đâu những thức ăn đó, nào có được hấp thụ mà sẽ thối rữa trong ống tiêu hóa của người bệnh. Nếu ý thức rằng mọi sinh lực sẵn có của người bệnh lúc ấy đều tập trung vào sự bình phục sức khỏe, không còn đủ sức để tiêu hóa hoặc đồng hóa thức ăn biến thành khí huyết nuôi cơ thể. Nhưng biết nhịn ăn ngay từ khi mới thấy những triệu chứng đầu tiên thì ít khi bệnh cấp tính lại có thể trở thành trầm trọng. Trong thực tế theo dõi, chúng tôi đã thấy tất cả các biểu hiện của bệnh cấp tính đều được chặn đứng và người bệnh trở nên dễ chịu sau khi nhịn ăn. Đáng lưu ý là chứng sốt và chứng viêm được hạ một cách mau lẹ.

Thông thường thì trong bệnh mạn tính cũng như cấp tính, sự NHỊN ĂN phải tiếp tục cho đến khi nào đạt kết quả dự định, nhưng tùy trường hợp mà vận dụng. Ví dụ: trong các bệnh cấp tính có thể nhịn ăn tiếp tục khi mà các triệu chứng trầm trọng còn tiếp diễn và sau đó nhịn ăn cho đến lúc nào sự thèm ăn tự nhiên trở lại. Còn trong các bệnh mạn tính không phải bao giờ người bệnh cũng có thể nhịn ăn đến cùng. Dĩ nhiên trong lúc nhịn ăn mà người bệnh không thấy xẩy ra các biến chứng gì thì cứ tiếp tục cho đến khi lành bệnh hoặc sự thèm ăn trở lại. Tuyệt đối không nên quyết đoán một thời gian nhất định như một cuộc thách thức. Nếu thực sự là trường hợp cần thiết một cuộc nhịn ăn dài ngày mà người bệnh quá suy nhược thì nên tổ chức cuộc nhịn ăn làm nhiều đợt ngắn ngày. Có điều cần lưu ý là trong thời gian chuyển tiếp nên ăn uống hợp lý. Kinh nghiệm cho thấy một đợt nhịn ăn dài ngày kết quả bao giờ cũng công hiệu và vừa ý hơn nhiều đợt nhịn ăn ngắn ngày. Nhiều người chỉ muốn nhịn ăn vài ba ngày lại mong đạt kết quả cao mà kết quả này chỉ có thể đạt với đợt nhịn ăn vài ba tuần. Bởi vậy, trước khi muốn áp dụng phương pháp NHỊN ĂN để chữa bệnh phải suy nghiệm thật kỹ rồi hãy quyết định tiến hành cho đến nơi đến chốn. Nếu còn nghi ngờ, ngần ngại thì chớ NHỊN ĂN để khỏi phải thất vọng.

Quy trình thực hiện phương pháp NHỊN ĂN

Trước khi nhịn ăn: Trước khi bước vào nhịn ăn thì ngày đầu ăn cháo gạo Lứt ngày thứ hai giảm bớt một nửa lượng cháo, ngày thứ ba uống nước cháo loãng hoặc uống nước gạo Lứt rang. Dù ăn cháo loãng hoặc uống nước gạo rang cũng đều không ăn no. Với những người không có chứng bệnh về tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày, ruột còn đủ sức vận động thì trước khi nhịn ăn có thể rửa ruột không phải dùng thuốc mà thanh lọc bằng cách uống nước muối loãng không nên rửa ruột bằng thuốc sổ trước, trong và cả lúc mới bắt đầu ăn trở lại, sẽ làm suy yếu dạ dày, ruột.

Trong khi nhịn ăn: Thường tình, lần đầu tiên nhịn ăn sẽ có những cảm giác mới lạ chưa từng thấy bao giờ, dẫn đến những sự lo lắng không đâu, những biến động tinh thần và đôi khi cả sợ hãi nữa, mà điều tối kỵ trong việc nhịn ăn là sự sợ hãi chết đói. Đã sợ hãi thì tốt nhất là chấm dứt sự nhịn ăn. Bởi vậy, thái độ thoải mái, tin tưởng là yếu tố hết sức quan trọng trong thời gian nhịn ăn nó có tính quyết định trong sự thành công. Ngoài ra cần được nghỉ ngơi yên tĩnh trong không khí trong lành, đồng thời giữ cho người nhịn ăn được ấm áp để khỏi hao tổn cách vô ích thức ăn dự trữ trong mình. Cảm lạnh là nguyên nhân của sự khó chịu trong người, ngăn chặn sự bài tiết gây ra sự buồn nôn, ói mửa, nhức mỏi, đau đớn… Còn điều đáng lưu ý nữa là dùng nước. Nước uống cũng như nước tắm phải ấm bằng nhiệt độ cơ thể. Ai cũng nhận thấy là không ăn thì cũng rất ít khát. Vậy là nên theo bản năng mà uống mỗi khi cơ thể đòi hỏi, khát thì uống, còn không thì thôi. Nước thừa trong người chẳng giúp gì sự bài tiết mà còn làm giảm sự bài tiết các chất cặn bã. Nhưng tắm rửa thì vẫn cần, tất nhiên ngâm mình lâu trong nước mà nên tắm nhanh hoặc lau bằng khăn nước ấm ở nơi kín gió.

Tóm lại, nghỉ ngơi, thanh thản, thoải mái, yên tĩnh, ấm áp là những yếu tố quan hệ trong lúc nhịn ăn hơn tất cả mọi phương pháp kích thích như rửa ruột, uống thuốc xổ, tắm hơi, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt… Thậm chí vấn đề hoạt động, đi lại… cũng tùy theo khả năng và ý thích của từng người, không nên ép buộc theo một quy định chung, như vậy sẽ có hại nhiều hơn phần lợi.

Sau khi chấm dứt nhịn ăn: Một dấu hiệu quan hệ chủ yếu, không thể nào thiếu được là người nhịn ăn thấy đói bụng thực sự và sự thèm ăn tự nhiên trở lại, không phải đói bụng theo phản xạ của mấy ngày đầu nhịn ăn (người ta gọi là đói ăn giả tạo). Tất cả những biểu hiện: mạch, huyết áp, nhiệt độ… trở lại bình thường. Hơi thở thơm dịu, hết đắng miệng, lưỡi sạch (hiện tượng này không cố định, có người lưỡi sạch mà vẫn chưa thấy thèm ăn do cơ thể đã được thanh lọc sạch sẽ, nhưng thức ăn dự trữ chưa vơi. Có người thèm ăn trở lại mà lưỡi vẫn bẩn, vì thức ăn dự trữ đã hết, cơ thể chưa được thanh lọc hoàn toàn), nước tiểu trong phản ứng trên da và những phản ứng khác đều trở lại bình thường.

Thời gian cần thiết để ăn phục hồi tỷ lệ với thời gian của đợt nhịn ăn và tình trạng sức khỏe của người nhịn ăn. Quy trình ăn trong 07 ngày đầu như sau:

Ngày thứ 01: Cứ mỗi giờ uống một 01 ly (100 – 200m1) nước gạo Lứt rang, tùy theo tuổi và sức.

Ngày thứ 02: Cách 02 giờ một lần, mỗi lần uống 02 ly.

Ngày thứ 03: Cháo gạo Lứt loãng nấu thật nhừ với ít muối (không ăn no).

Ngày thứ 04: Ăn như ngày thứ 03.

Ngày thứ 05: Cháo gạo Lứt hầm với đậu đỏ thật nhừ với ít muối, cháo hơi đặc (không ăn no).

Ngày thứ 06: Ăn như ngày thứ 05, nhưng cháo đặc.

Ngày thứ 07: Ngoài cháo nấu như ngày thứ 6, có thể ăn thêm nước súp cà rốt, bí đỏ.

Từ ngày thứ 08 trở đi: tốt hơn hết là theo phương pháp ăn uống hợp lý, lấy cơm gạo Lứt muối vừng làm thức ăn chính và thức ăn phụ là các loại rau củ mang nhiều tính Dương, ăn cần nhai kỹ. Tránh những thức ăn tinh chế, pha hóa chất.

Trên đây là cách chuyển tiếp của những đợt NHỊN ĂN dài ngày; còn những đợt NHỊN ĂN ngắn ngày (03-05 ngày) thì thời gian ăn trở lại chỉ cần một ngày uống nước gạo rang, một ngày ăn cháo loãng, một ngày ăn cháo đặc.

Cách ăn trong thời gian chuyển tiếp tùy thuộc vào thời tiết, khí hậu, thể chất và tình trạng sức khỏe của từng người. Người ốm yếu nên ăn thức ăn trong thời gian lâu hơn người khỏe mạnh; mùa lạnh nên ăn nóng hơn mùa nóng và ngược lại…

Người NHỊN ĂN khi ăn trở lại, thường có khuynh hướng muốn ăn nhiều, một phần vì thấy đói, vì thèm ăn, những cũng vì muốn chóng đói, lên cân; một phần do những người thân thúc đẩy ăn cho chóng lại sức. Và thường thích ăn lại những món ăn tai hại mà họ có thói quen ham chuộng trước kia, lấy cớ là người bệnh thèm thức gì thì thức đó phù hợp với tạng phủ của họ là điều sai lầm dẫn đến bệnh tật. Trong thời kỳ này nếu ăn uống cho thỏa mãn thì mau lên cân, nhưng sự bội thực sẽ dẫn đến nguy cơ gây hại hoặc sự khó chịu trong người làm giảm hiệu quả của thời kỳ nhịn ăn.

Cuối cùng có một điều vô cùng quan trọng, mà tất cả những ai muốn áp dụng phương pháp NHỊN ĂN để phòng bệnh và chữa bệnh đều phải ghi nhớ nằm lòng và người nào đã qua thời kỳ NHỊN ĂN chắc hẳn đã rõ NHỊN ĂN cứ tưởng đơn giản mà cũng phức tạp nhưng khi chuyển sang thời kỳ ăn trở lại còn phức tạp và gay go hơn bội phần. Kết quả mỹ mãn hay không, kết quả thậm chí nguy hại là ở thời kỳ này, lý trí không thắng nổi sự ham khoái lạc của các giác quan, Chỉ vì tham thực mà cực thân, đã dẫn đến tình trạng đáng tiếc!

Món ăn chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận