Chữa bệnh Câm điếc bằng Đông y

Đông y chữa bệnh

Câm điếc thường là di chứng của các bệnh: viêm não, điếc rồi gây câm do nhiễm độc thuốc, một số bệnh bẩm sinh…

Sau đây xin giới thiệu một số nguyên tắc và phương pháp chữa bệnh câm điếc.

NGUYÊN TẮC CHỮA BỆNH CÂM ĐIẾC

  • Trước hết phải chữa điếc khi nghe được thì chữa câm và chữa câm điếc phối hợp.
  • Phải luyện nói kiên trì, luyện nghe và chữa bệnh bằng các phương pháp đồng thời với nhau.
  • Khi châm cứu lấy huyệt ở vùng tai, vùng chẩm gáy là chính, nhưng phải kết hợp với các huyệt ở xa tuỳ nguyên nhân. Thủ thuật mạnh yếu tuỳ theo tình hình nặng nhẹ và sự chuyển biến của bệnh tật. Có thể kết hợp nhiều phương pháp châm khác như nhĩ châm, thuỷ châm, điện châm.
  • Các phương pháp luyện nói, luyện nghe, châm kim chữa bệnh phải tiến hành kiên trì, dài ngày, từng bước (từng lớp theo trình độ tiến triển của bệnh).

    Hình ảnh giao tiếp với người câm điếc
    Hình ảnh giao tiếp với người câm điếc

PHƯƠNG PHÁP CHỮA ĐIẾC

  • Châm kim

Chọn huyệt: Nhĩ môn, Thính cung, Thính hội, Ế phong, Hạ quan, Ế minh, Hậu thính cung, Hậu thính hội, Trung chữ, Tam dương lạc (kinh tam tiêu), Ngoại quan, Hội tông, Tứ độc.

Yêu cầu và thủ pháp châm:

  • Yêu cầu châm phải chính xác (đúng huyệt, có cảm giác đau khi chọn huyệt), phải đấm bảo độ sâu của huyệt, phải đắc khi.
  • Thủ pháp: vê kim, đảo kim nhiều hay ít tuỳ theo mức đô chịu đựng của người bệnh và sự tiến triển của bệnh. Co thể châm kim nhanh rút kim nhanh, vừa châm vừa đảo kim (thường áp dụng cho trẻ em).

Liệu trình: thời gian đầu liệu trình ngắn độ 5 ngày, sau dần dần dài từ 7-10 ngày.

  • Các phương pháp khác

Nhĩ châm: Thần môn, Vùng thận. Mỗi ngày châm một huyệt độ 10 ngày một liệu trình.

Xoa bóp: vòng quanh tai từ huyệt Thích cung lấy ngón tay cái miết độ 5-15 lần lên trên hoặc xuống dưới huyệt, lấy ngón tay cái miết từ huyệt. Thính cung đến huyệt Hạ quan 5-10 lần.

Thuỷ châm: dùng các loại thuốc vitamin Bl, BI 2, nước đường đẳng trương tiêm vào các huyệt: Nhĩ môn, Ế phong, Thính cung, Thính hội…

PHƯƠNG PHÁP CHỮA CÂM

  • Luyện nói

Sau khi thính lực đã có, tuỳ theo mức độ nghe tổ chức luyện nói: luyện phát âm, luyện động tác của lưỡi.

Luyện nói phải kiên trì, từng bước, cần tổ chức các lớp luyện nói căn cứ theo tiến bộ của người bệnh.

  • Châm

Châm các huyệt: Á môn, Liêm tuyền, Thượng liêm tuyền, Kim tân, Ngọc dịch.

Chú ý: khi châm huyệt Á môn: đảm bảo độ sâu, bệnh nhân thấy đắc khí, cần đề phòng tai nạn khi châm kim quá sâu.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận