Trang chủBệnh chứng Đông yÙ tai điếc tai (nhĩ minh, nhĩ lung) Đông y và pháp,...

Ù tai điếc tai (nhĩ minh, nhĩ lung) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Ù tai, điếc tai có liên quan mật thiết với thận, can. Linh khu mạch độ viết “Thận khí thông với tai, thận hòa thì tai nghe được ngũ âm (Thận khí thông vu nhĩ, thận hòa tắc nhĩ năng văn ngũ âm hĩ). Hải luận viết “Khi tuỷ hải không đủ thì đầu váng tai ù” (Tủy hải bất túc, tắc não huyễn, nhĩ minh). Tố vấn chí nhân yếu đại luận viết: “Khí quyết âm can vượng thì tai ù chóng mặt” (Quyết âm chi thắng nhĩ minh đầu huyễn)

Như vậy nguyên nhân gây ù tai điếc tai có thận hư tinh thiểu và can đởm hỏa vượng nhiễu tai. Trong điều trị cần bổ thận, thanh can. Người già yếu, bệnh ở tai thường có ù tai, điếc tai.

Mục lục

Ù tai:

Triệu chứng: Trong tai có tiếng như ve kêu hoặc nhỏ nhẹ hoặc to mạnh, tiếng ù tăng khi làm việc mệt hoặc giận dữ.

  • Ù tai do âm hư: Dưỡng âm tiềm dương (hoặc tư âm giáng hỏa).

Phương thuốc: Nhĩ lung tả từ hoàn (Lục vị hoàn gia, ngũ vị, từ thạch)

Địa hoàng         Hoài sơn               Sơn thù

Đơn bì               Trạch tả                 Phục linh

Ngũ vị tử     Từ thạch.

Phương thuốc: Đại bổ hoàn âm (Đan khê tâm pháp)

Hoàng bá              4 lạng                Tri mẫu              4 lạng

Thục địa                6 lạng                Quy bản             1 lạng

Tuỷ lợn                     1 bộ.

Ý nghĩa: Thục địa, Đương quy để tư bổ chân âm, tiềm dương chế hoả, Tủy, mật ong để bổ âm tinh, sinh tân dịch, Hoàng bá để tả tướng hoả, Tri mẫu để nhuận phế, thanh nhiệt, tư nhuận thận âm.

Vị thuốc Hoài sơn
Vị thuốc Hoài sơn
  • Ù tai do can thực: ù tai, đau đầu, đỏ mặt, dễ cáu gắi, tâm phiền, ngủ ít, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền (sác).

Phép điều trị: thanh tả, can hoả.

Phương thuốc: Sài hồ thanh can tán (Cảnh nhạc toàn thư)

Sài hồ 2 đồng cân Xích thược 1.5 đồng cân
Ngưu bàng tử 2 đồng cân Đương quy 2 đồng cân
Liên kiều 2 đồng cân Xuyên khung 2 đồng cân
Hoàng cầm 2 đồng cân Chi tử 2 đồng cân
Thiên hoa phấn 3 đồng cân Phòng phong 2 đồng cân

Liên kiều để thanh can hoả, Đương quy, Xích thược, Xuyên khung để dưỡng huyết, hoạt .huyết, Sinh địa, Thiên hoa phấn để tư âm lương huyết. Ngưu bàng, Phòng phong để khu phong. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc, hòa vị.

Điếc tai:

Triệu chứng: là mức độ nặng của ù tai, không nghe rõ âm thanh.

  • Điếc tai do thận tinh bất túc ở người dâm dục quá độ hoặc hạ nguyên suy yếu người già.

Phép điều trị: bổ âm tiềm dương (thận tinh bất túc)

Phương thuốc: Nhĩ lung tả từ hoàn, đại bổ ầm hoàn (xem ù tai)

Phép điều trị: Ôn bổ thận dương (hạ nguyên suy yếu).

Phương thuốc: Phá cố chỉ hoàn (Trung y nội khoa học – nhĩ minh nhĩ lung).

Phá cố chỉ                            Từ thạch

Thục địa                               Đương quy

Nhục quế                             Thỏ ti tử

Xuyên tiêu                            Bạch tật lê

Hồ lô ba-                               Đỗ trọng

Bạch chĩ                                Xương bỗ.

Ý nghĩa: Phá cố chỉ, Nhục quế, Hồ lô ba,. Xuy en tiêu để ôn bổ mệnh môn hỏa. Thục địa, Thỏ ti tử, Bạch tật lê, Đỗ trọng để dưỡng thận âm. Đương quy, Xuyên khung để dưỡng huyết Bạch chỉ để sơ tán phong hàn. Xương bồ để khai khiếu.

Người già điếc tai dùng Hà xa đại tạo hoàn (Y phương tập giải)

Tử hà xa, Sinh địa, Thiên môn, Mạch môn Quy bản để bổ âm, tinh, Nhân sâm để bổ nguyên khí, Ngưu tất để bổ thận hoạt huyết dẫn thuốc đi xuống, Hoàng bá đề thanh tướng hỏa ở hạ tiêu, Phục linh để kiện tỳ thảm thấp.

  • Điếc tai do can hoả thịnh.

Triệu chứng: Điếc tai, dễ cáu gắt, mặt mắt đỏ, miệng đắng, đau đầu chóng mặt, cơn bốc hoả, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.

Phép điều trị: Thanh tả can hoả.

Phương thuốc: Sài hồ thanh can tán (xem ù tai).

Phương thuốc: Long đởm tả can thang (Y phương tập giải)

Long đỏm thảo 6g Hoàng cầm 9g
Chi tử 9g Trạch tả 12g
Mộc thông 9g Xa tiền tử 9g
Đương quy 3g Sinh địa 9g

Sài hồ                           6g              Cam thảo sống 6g.

Ý nghĩa: Long đởm thảo để tả can hoả. Hoàng cầm, Chi tử để thanh nhiệt. Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền để thanh nhiệt, lợi thuỷ đưa nhiệt ra ngoài, Sinh địa, Đương quy để dưỡng âm, thanh nhiệt, lương huyết. Sài hồ để dẫn thuốc vào can. Cam thảo sống để thanh nhiệt điều hòa các vị thuốc.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây