Tuệ tĩnh cho rằng đây là “bệnh phát từ chân trước hoặc bị tê yếu, hoặc đứng dậy ngã xuống, hoặc hai ống chân sưng phù, hoặc chân và gối khô gầy, hoặc tim hồi hộp, hoặc bụng dưới tê dại cấu không biết đau, hoặc chuột rút khắp mình khớp xương đau buốt, hoặc ngửi mùi đồ ăn thì ghét, thấy đồ ăn thì mửa, hoặc chân thũng (phù) thở gấp, phát nóng sợ rét. (Nam dược thần hiệu – cước khí). Thuốc nam châm cứu gọi là bệnh tê phù.
Nội kinh đã gọi là “huyết” hoặc “hoãn phong” hoặc “nhuyễn cước bệnh” (bệnh chân yếu, hoặc chân mềm rũ).
Các sách Thiên kim phương”, “Ngoại đài bí yếu căn cứ vào triệu chứng nhất là triệu chứng phụ của bệnh đã chia ra thấp cước khí nếu có phù chân, can cước khí nếu không có phù chân, cước khí nhập tâm nếu có khí thúc lên ngực làm cho ngực khó chịu.
Về nguyên nhân gây bệnh, Tuệ Tĩnh cho là “vì tỳ vị hư yếu, trong khi cử động đi đứng cảm phải khí phong hàn thử thấp hoặc ăn uống nhiều cao lương mỹ vị, thấp nhiệt chạy xuống chân, mới đầu không rõ, phát lâu mới biết”.
Chư bệnh nguyên hậu luận viết “bệnh cước khí do phong độc gây nên” (phàm cước khí bệnh giai do cảm-phong độc sở chí). Thiên kim yếu phương ghi “Khí phong độc là khí chưng bốc của các khí hàn thử phong thấp, chân thường gặp chúng nên phong độc trúng chân trước” (Phong độc chi khí vi hàn thử phong thấp sỏ tác chi chưng khí). Sách cước khí câu yếu viết “có một loại thủy độc do địa khí sinh ra, nó đã phát thì bắt đầu vào mùa hạ, kết thúc vào mùa thu, ít khi sang đến mùa đông” (nhất chủng thủy độc, địa khí sở sinh, kỳ phát tất thủy vu hạ, chung vu thu, hi hữu thiệp đông hĩ).
Cơ chế sinh bệnh chủ yếu là thấp khí, thấp nhiệt, phong độc thủy độc đọng lại ở chân gây nên.
Phép điều trị chủ yếu là tuyên thông chỗ bế tắc. Chứng này tương tự tê phù do thiếu sinh tố B1 của y học hiện đại. (Thuốc nam châm cứu).
Thấp cước khí:
Triệu chứng:
- Thấp là chính: Hai cẳng chân sưng to, tê mềm không có sức đi lại khó khăn, tiểu tiện không lợi hoặc đi đái rắt. Rêu lưỡi trắng nhợt, mạch nhu hoãn.
Phép điều trị: Thông kinh hoạt lạc, trừ thấp.
Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu, Nam dược thần hiệu – cước khí)
Hạt cau rừng | 12g | Củ gấu | 12g |
Tử tô | 10g | Mắt thông | 8g |
Trần bì | 12g | Chỉ xác | 8g |
Vỏ cây chân chim | 16g | Ké | 8g |
Rễ gấc | 8g | Rễ muông bể | 12g |
Ỷ nghĩa: Hạt cau rừng để hạ khí tiêu thũng, lợi đại tiện, Rễ gấc để thông bế tắc, tiêu thũng, củ gấu, Trần bì, Chỉ xác, để kiện tỳ táo thấp lý khí hành huyết. Tử tô, mắt thông, để trừ phong thấp tiêu độc, vỏ cây chân chim để ]ý khí hành thuỷ. (Tuệ Tĩnh không dùng rễ gấc và rễ muông bể).
Phương thuốc: (Trích từ Nam dược thần hiệu – cước khí)
Rau sam hoa với nước gạo nếp, nấu lên ăn hàng ngày.
Phương thuốc: Kê minh tán (Chính trị chuẩn thằng).
Tân lang 7 quả Trần bì 1 lạng
Mộc qua 1 lạng Ngô thù 3 đồng cân
Tô diệp 3 đồng cân Cát cánh 5 đồng cân
Sinh khương 5 đồng cân
Ý nghĩa: Tân lang để hạ khí tiêu thũng (trừ thấp). Mộc qua để sơ cân hoạt lạc hóa thấp, Trần bì để kiện tỳ táo thấp lý khí, Tô diệp Cát cánh để tuyên thông khí cơ tán biểu tà, Ngô thù Sinh khương để ôn hòa hàn thấp.
Nếu chứng ở biểu rõ, thêm Quế chi Phòng phong để khu phong giải biểu, nếu hàn thấp nặng thêm Phụ tử Nhục quế để ôn hóa hàn thấp, sắc uống. Chia làm 3 -5 lần uống trong ngày. Hôm sau đi phân lỏng đen, ăn sáng nhẹ thì hết đau và hết phù.
Phương thuốc: Trừ thấp thang (trích từ Loại chứng trị tài — cước khí)
Bán hạ khúc Hậu phác Thương truật
Hoắc hương Trần bì Bạch truật
Phục linh Cam thảo Nhân sâm
Ý nghĩa: Sâm Truật Linh Thảo để kiện tỳ trừ thấp. Hoắc hương để hóa trọc, Thương truật, Trần bì, Bán hạ, Hậu phác để kiện tỳ hóa thấp lý khí hoá đồm.
Phương thuốc (Nam dược thần hiệu)
Nhân hạt gấc, mỗi hột bổ làm đôi, sao cùng bột mì, thái lát, mỗi lạng gia nhục quế 5 đồng cân cùng tán bột, mỗi lần uống 2 đồng cân với rượu, đổ mồ hôi là lành.
- Thấp nhiệt tương bác.
Triệu chứng trên, song chân không sợ lạnh, rêu lưỡi thường vàng cáu, mạch thường nhu hoãn.
Phép điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt Phương thuốc: Phòng kỷ ẩm (trích từ Trung y nội khoa giảng nghĩa – cước khí).
Phòng kỷ Thương truật Mộc thông
Tân lang Hoàng bá Sinh địa
Tê giác Xuyên khung Cam thảo.
Ý nghĩa: Phòng kỷ để thu phong hành thủy, Tân lang để hạ khí tiêu thũng, Hoàng bá, Thương truật để thanh thấp, lợi tiểu, Tê giác Sinh địa để thanh nhiệt tà lương huyết tư âm, Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.
- Thấp hạ chú:
Triệu chứng: Sinh loét ướt chảy nước Phép điều trị: Phân thanh lợi thấp Phương thuốc: Cước khí thang (Thẩm thị tuân sinh thư phương)
Tỳ giải | 5 đồng cân | Phục linh | 3 đồng cân |
Tang chi | 3 đồng cân | Thương truật | 2 đồng cân |
Ý dĩ | 2 đồng cân | Ngưu tất | 2 đồng cân |
Tần giao | 15 đồng cân | Trạch tả | 15 đồng cân. |
Ý nghĩa: Tỳ giải để lợi thấp hóa trọc, Ý dĩ, Phục linh để kiện tỳ thảm thấp, Thương truật để kiện tỳ táo thấp, Trạch tả để tả thận giáng trọc. Tang chi, Tần giao để khu phong hoạt lạc, Ngưu tất để hành huyết và dẫn thuốc đi xuống. Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – cước khí)
Cứu cách tỏi đến lành thì thôi, để chữa bàn chân sưng, mụn độc đau thấu xương.
Can cước khí
Triệu chứng: Hai cẳng chân không sưng, trái lại mỗi ngày một teo đi trên tê liệt hoặc đau, ăn uống kém, có lúc nôn khan, phân khô, nước tiểu nóng đỏ, lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
Phép điều trị: Hoạt huyết trừ thấp thanh nhiệt.
Phương thuốc: (Thuốc nam châm cứu – Tê phù)
Sinh địa | 20g | Ý dĩ | 20g |
Hoàng tinh | 12g | Ngải cứu | 6g |
Rễ cỏ xước | 98g | Vỏ núc nác | 8g |
Ý nghĩa: Sinh địa, Hoàng tinh để tư âm lương huyết, vỏ núc nác để thanh thấp nhiệt, Ngải cứu, rễ cỏ xước để thông kinh hoạt huyết dẫn thuốc đi xuống chân.
Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – cước khí)
Kim ngân hoa tán bột mỗi lần uống 2 đồng cân với rượu, để chữa cước khí phát đau, gân xương cũng đau lây.
Phương thuốc: Tứ vật thang Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch truật để dương huyết thêm Ngưu tất, Mộc qua, Hoàng bá, Tri mẫu, Ý dĩ để hòa dinh thanh lợi thấp nhiệt.
Cước khí xung tâm:
Triệu chứng: Cả thấp cước khí, can cước khi đột nhiên có triệu chứng khó thở cấp, nôn mửa, không ăn uống, phiền khát tim đập hồi hộp, nặng thì hoảng hốt mê sảng, sắc mặt ảm đạm, cánh mũi phập phồng, môi tím.
Đây là chứng nguy kịch rất dễ chết (có suy tim)
Phương thuốc (Trích từ Thuốc nam châm cứu – tê phù)
Đăng tâm thảo | 4g | Vỏ rễ dâu | 8g |
Quế | 4g | Cam thảo dây | 8g |
Phụ tử | 4g | Tử tô | 8g |
Can khương | 6g | Bán hạ | 10g |
Xuyên tiêu | 6g | Hạt cau rừng | 4g |
Củ đinh lăng nhỏ lá sao gừng | 16g | Mộc thông | 8g |
Nước đái trẻ em (đồng tiện) 1 bát.
Ý nghĩa: Đinh lăng để bổ khí, Phụ tử, Can khương, Xuyên tiêu để ôn lý khu hàn, Tang bạch bì để dưỡng phế âm thanh nhiệt, Mộc thông, Đăng tâm thảo để thanh tâm hỏa và đưa xuống theo đường tiểu. Hạt cau rừng để hạ khí thông tiện, Tử tô để giáng khí hóa đờm, đồng tiện để nhuận tâm phế thanh nhiệt.
Ngô thù du 0,5 lạng Mộc qua 1 lạng
Phương thuốc: Ngô thù du thang (Kim quỹ yếu lược)
Tân lang 2 lạng, mỗi lần sắc 5 đồng cân với 1 nắm lá tre đến đi ỉa thông là tốt. Hoặc sắc 8 đồng cân với 5 đồng cân gừng sống uống.
Ý nghĩa: Ngô thù du để ôn vị tán hàn, khai uất hóa trệ. Tân lang để hạ khí tiêu thũng, Mộc qua để trừ thấp.
Phương thuốc này dùng trong thấp cước khí xung tâm để thanh tiết nhiệt.
Phương thuốc: Tê giác tán (Chính trị chuẩn thằng)
Tê giác 7,5 đồng cân Chỉ xác 7,5 đồng cân
Trầm hương 7,5 đồng cân Tô ngạnh 1 lạng
Tô điệp 1 lạng Tân lang 1 lạng
Mạch môn 1 lạng Xích thược 1 lạng
Mộc hương 0,5 lạng Phòng phonjg 0,5 lạng
Thạch cao tán mịn 2 lạng.
Mỗi lần sắc 8 đồng cân, lấy nước thuốc hòa với Trúc lịch 1 chén sắc sôi 1-2 dạo, uống lúc còn ấm.
Ý nghĩa: Tê giác để thanh tâm nhiệt giải độc, Thạch cao để thanh nhiệt ở vị, hợp với Mạch môn để sinh vị phế âm. Chỉ xác Trầm hương Tô ngạnh, Tân lang để hạ khí lý giáng khí, Mộc hương để lý khí tinh tì, Tô diệp Phòng phong để sơ phong nhiệt, Xích thược để hoạt huyết. Phương này dùng trong can cước khí xung tâm.
Cước khí xung phế thận.
Triệu chứng chủ yếu: Phù chân phát triển thành trướng đầy.
Phép điều trị: Tiêu thũng trướng.
Phương thuốc: Xích linh thang (Kim quỹ yếu lược)
Xích linh | 1,5 lạng | Phòng kỷ | 1,5 lạng |
Tang bạch bì | 1,5 lạng | Trần bì | l,51ạng |
Hạnh nhân | 0,5 lạng | Bạch truật | 1 lạng |
Ma hoàng | 1 lạng |
Tuyền phúc hoa 1 lạng
Ý nghĩa: Ma hoàng tô diệp để giải biểu, Tang bì, Hạnh nhân để tuyên phế dưỡng phế, Trần bi Tuyền phúc hoa để lý khí giáng khí, Bạch truật để kiện tỳ táo thấp, Xích linh Phòng kỷ để tiêu thũng.
Phương thuốc chung cho các thể cước khí
(Trích từ Thuốc nam châm cứu – bệnh tê phù)
Cám nhì gạo nếp sao thơm Dây và quả tơ hồng xanh sao vàng Ngải cứu Mã tiền chế
Mật ong vừa đủ.
Các vị tán mịn, hòa với mật ong hoặc đường làm viên mật 1 g, ngày uống 4 viên chia 2 lần.
Hoặc nấu cám ăn hàng ngày.
Ý nghĩa: Mã tiền, dây và hạt tơ hồng để mạnh gân cốt, nhẹ mình, Ngải diệp để đuổi tà ôn kinh, Mật ong kiện tỳ, cám để hạ khí thông tràng.
Phương pháp điều trị bổ trợ:
- Đậu đỏ (xích đậu) cá chép luộc ăn
- Đậu đen, cam thảo sắc uống
Hạt lạc, đậu đỏ, hồng táo luộc ăn.