Chứng ra mồ hôi Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Bệnh chứng Đông y

Mồ hôi là dịch của tâm, thận là cơ quan chủ ngũ dịch. Vô cớ mà ra mồ hôi thường do tâm thận hư yếu gây nên. Ra mồ hôi cũng do ngoại tà vào cơ thể gây nên.

Tuệ Tĩnh, Lãn Ông và các y gia nói chung thống nhất vô cố đổ mồ hôi có hai loại tự hãn và đạo hãn. “Tự hãn thì bất cứ lúc nào tự nhiên mồ hôi chảy ra đầm đìa, còn đạo hạn thì lúc ngủ mồ hôi mới chảy ra ướt khắp mình như tắm, khi tỉnh dậy thì hết (Nam dược thần hiệu – đổ mồ hôi). Tự hãn là do dương hư, làm cho phần biểu không vững chắc, nên mồ hôi dễ thoát ra. Còn đạo hãn là do âm hư, không thể nuôi dưỡng tốt phần lý và liêm tàng ở trong lý, nên khi ngủ mồ hôi thoát ra ngoài, khi tỉnh dậy thì hết. Tuy nhiên Lãn Ông đề cập tới vai trò của hỏa (âm hoả) “Nếu có hoả mà ra mồ hôi là hỏa thiêu đốt phần âm, thì biết là âm hư, không có hoả mà ra mồ hôi là khí ở phần biểu không vững thì biết là dương hư (Y hải cầu nguyên).

Ngoại tà gây đổ mồ hôi có phong thấp, ôn nhiệt, thấp nhiệt. Ngoại tà vào các kinh thái dương (chứng thái dương), thiếu dương (chứng thiếu dương), dương minh (chứng dương minh) (Thương hàn luận).

Phép điều trị về nguyên tắc là với tự hãn dương hư, phải bổ dương điều khí làm chính, với đạo hãn âm hư phải giáng hỏa tư âm (bổ huyết) làm chính, còn do ngoại tà phải khu tà làm chính, nếu tân dịch bị hao tổn nhiều thì thêm dưỡng âm.

Có thể chia làm hai loại lớn:

  1. Tự hãn, đạo hãn (do hư)
  2. Ra mồ hôi ở các vị trí khác nhau.

Tự hãn đạo hãn:

Tự hãn:

Triệu chứng:

  • Không uống thuốc, không ăn uống có chất phát tán (cay, ôn) không lao động nặng nhọc gì mà ra mồ hôi đầm đìa. Đó là do vệ khí yếu, tân dịch phát tiết ra ngoài.

Phép điều trị: Bổ dương cố biểu

Phương thuốc: Ngọc bình phong tán (Đan khê tâm pháp).

Phòng phong           1 lạng

Hoàng kỳ         1 lạng

Bạch truật               2 lạng

Tán mịn mỗi lần dùng 3 đồng cân, sắc với ba lát gừng uông – nay có thể dùng: mỗi lần 2-3 đồng cân, ngày hai lần uống với nước sôi.

Phương này dùng trong trường hợp vệ khí hư biểu hư).

Ý nghĩa: Hoàng kỳ để ích khí cố biểu, Bạch truật để kiện tỳ ích khí, trợ lực cho Hoàng kỳ. Phòng phong để khu phong (nếu có), để ngừa phong (để phong không vào người). Thêm Mâu lệ, Phù tiểu mạch để liễm mồ hôi.

bạch truật phiến
bạch truật phiến

Phương thuốc: Bổ dương thang (Trích từ Hành giản trân nhu).

Đảng sâm          Hoàng kỳ                Bạch  truật

Cam thảo          Ngũ vị tử.

Ý nghĩa: Hoàng kỳ để ích khí cổ biểu, Đảng sâm, Bạch truật, Cam thảo để kiên tỳ khí sinh tân, Ngũ vị để liễm phế, liễm tinh, chỉ hãn.

  • Nếu tự hãn có ố hàn, đó là do cả biểu và lý cùng hư.

Phép điều trị: ôn dương tán hàn.

Phương thuốc: Sâm phụ thang (Phụ nhân lương phương)

Nhân sâm                    12g                 Phụ tử                    8g

Phương thuốc: Kỳ phụ thang (Trích từ Y học chính truyền).

Hoàng kỳ         2 đồng cân                 Phụ tử      2 đồng cân

Sinh khương 10 lát.

Sắc uống.

Ý nghĩa: Hoàng kỳ, Nhân sâm để ích khí cố biểu sinh tân. Phụ tử để ôn dương trục hàn. Sinh khương để ôn dương tân hàn.

Đạo hãn:

Triệu chứng:

Lúc ngủ vã mồ hôi, khi tỉnh dậy thì hết. Đó là do âm khí suy hư, vệ khí thừa hư vào lý, khí huyết không có sức cố biểu, tấu lý khai và ra mồ hôi trộm.

Phép điều trị: Bổ huyết dưỡng tâm, chỉ hãn.

Phương thuốc:

Đương quy bổ huyết thang (Vệ sinh bảo giám phương) gia vị.

Đương quy    3 đồng cân  Hoàng kỳ 1 lạng

Sắc uống trước khi ăn (uống lúc thuốc còn ấm)

Thêm Toan táo nhân 3 đồng cân.

Ý nghĩa: Hoàng kỳ để đại bổ khí của tỳ phế. Đương quy để ích huyết hoà dinh làm cho dương sinh âm trưởng và khí vượng thì huyết sinh. Toan táo nhân để sinh tân an thần sinh tân liễm hãn.

Phương thuốc: (Trích từ Hành giản trân nhu)

Ma hoàng căn, Mẫu lệ lượng bằng nhau, tán mịn làm phấn xoa.

Phương thuốc (Trích từ Nam dược thần hiệu – Đổ mồ hôi) Củ nghệ mài với nưổc, phết lên vú.

Phương thuốc: Sâm linh tán (Y tôn kim giám)

Nhân sâm              1 phần                Phục linh 6 phần

Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 đồng cân.

  • Lý hư đạo hãn có nhiệt, đó là do âm hư huyết nhiệt gây nên.

Phép điều trị: Dưỡng âm tả hỏa, cố biểu chỉ hãn.

Phương thuốc: Lục vị hoàn gia giảm.

Sơn thù 12g Thục địa 16g
Đan bì 9g Trạch tả 2g
Sơn dược 9g Ngũ vị 6g
Mạch môn 12g Bạch thược 12g
Đặng tâm thảo 12g Địa cốt bì 12g
Liên tử 12g

Ý nghĩa: Lục vị bớt Phục linh để tư can bổ thận, thêm Bạch thược để dưỡng huyết liễm âm. Ngũ vị tử, Mạch môn, Địa cốt bì, Đăng tâm thảo để giáng hỏa, thanh phế nhiệt chữa triều nhiệt liễm hãn. Liên tử để an thần, cố tinh.

Phương thuốc: Đương quy lục hoàng thang (Chính trị chuẩn thằng – Lam thất bí tàng).

Đương quy 2 đồng cân Hoàng kỳ 2 đồng cân
Sinh địa 1 đồng cân Thục địa 1 đồng cân
Hoàng cầm 1 đồng cân Hoàng liên 1 đồng cân
Hoàng bá 1 đồng cân

Ý nghĩa: Đương quy, Bạch thược, Sinh Thục địa nuôi âm dưỡng huyết để thanh nội nhiệt”. “Tam hoàng để tả hoả trừ phiền thanh nhiệt kiện âm. Mẫu lệ để liễm hãn. Người hư thêm Sâm Kỳ, bớt cầm Liên, sốt âm thêm Địa cốt bì, tâm phiền thêm Trúc diệp, Mạch môn, tỳ hư thêm Bạch truật.

Phương thuốc: (trích từ Nam dược thần hiệu – Đổ mồ hôi).

Mâu lệ tán mịn, hoàn mật bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 10 viên với nước nóng vào lúc đói.

  • Nếu ra mồ hôi trộm lại có biểu hiện thủy hỏa bất giao.

Phương thuốc: Tâm thận hoàn (trích từ Loại chứng trị tài).

Nhân sâm,            Hoàng kỳ                    Đương quy

Thục địa               Phục linh                     Ngũ vị tử

Ngưu tất               Nhục thung dung          Thỏ ti tử

Hoài sơn               Lộc nhung                   Long cốt

Viễn chí

Ý nghĩa: Sâm Kỳ Linh Hoài để bổ khí, Qui, Thục để bố huyết, Thung dung, Thỏ ti tử, Lộc nhung, Phụ tử để bổ thận tinh, thận dương, Long cốt để liễm hãn. Viễn chí để an thần giao tâm thận.

  • Trẻ em dể mồ hôi trộm

Phương thuốc: (Trích từ Hành giản trân nhu)

Nhân sâm, Phục linh, Táo nhân lượng đều nhau tán mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 đồng cân với nước cơm.

Long đỏm thảo, Phòng phong, rễ Hẹ. sắc uống.

Phương thuốc: (Trích từ Nam dược thần hiệu)

Ngũ bội tử tán nhỏ hòa với nước miếng, đắp vào lỗ rốn, báng một đêm là khỏi. Phương này chữa cả chứng tự hãn và đạo hãn.

Ra mồ hôi ở các bộ phận khác nhau.

Tâm hãn:

Khi lo sợ chỉ ra mồ hôi ở một mảng ngực trước tâm. Đó là tâm không nhiếp huyết tân dịch tiết ra ngoài.

Phép điều trị: Bổ dưỡng tâm huyết, ích khí cố biểu chỉ hãn.

Phương thuốc: (Trích từ Hành giản trân nhu).

Phục linh tán nhỏ 2 đồng cân, thang bằng nước sắc lá thuốc cứu (ngải điệp)

Phương thuốc: (Trích từ Nam dược thần hiệu – đổ mồ hôi)

Phục thần tán nhỏ, lá ngải cứu sắc làm thang để uống. Phương thuốc:

Thiên vương bổ tâm đan: (Nhiếp sinh bí phẫu)

Sinh địa 4 lạng Nhân sâm 3 đồng cân
Đan sâm 3 đồng cân Huyền sâm 3 đồng cân
Bạch linh 3 đồng cân Ngũ vị tử 3 đồng cân
Viễn chí 3 đồng cân Cát cánh
Đương quy thân 2 lạng Mạch môn 2 lạng
Thiên môn 2 lạng Bá tử nhân 2 lạng
Toan táo nhân  2 lạng

Tán mịn, hoàn mật to bằng hạt ngô đồng, Chu sa 3-5 đồng cân làm áo thuốc. Uống 3 đồng cân lúc đói với nước ấm. Kiêng: hồ tiêu, củ cải, dấp cá, rượu.

Ý nghĩa: Sinh địa để bổ thận thủy. Huyền sâm, Thiên môn, Mạch môn (cam hàn) để thanh hư hỏa; Đan sâm, Đương quy để bổ huyết dưỡng huyết. Nhân sâm Phục linh để ích khí ninh tâm, Toan táo nhân, Ngũ vị tử để liễm tâm khí, yên tâm thần; Bá tử nhân, Viễn chí, Chu sa để dưỡng tâm an thần.

Thận hãn:

Mồ hôi trộm, đau lưng, ù tai. Đó là do thận hư, phủ của nguyên khí không kín đáo.

Phép điều trị: Bổ thận dưỡng âm.

Phương thuốc: Lục vị hoàn (Tiểu nhi dược chứng trực quyết).

Thục địa 24g Sơn thù 12g
Sơn dược 12g Trạch tả 9g
Phục linh 9g Đan bì 9g
Phương thuốc Ngũ vị tử thang (Thẩm thị tuấn sinh)
Ngũ vị tử Sơn thù Long cốt
Mâu lệ Hà thủ ô Viễn chí

Ngũ bội tử

Địa cốt bì (để chỉ hãn liễm hãn) lượng đều nhau.

Ra mồ hôi do can tỳ hư: ra nhiều mồ hôi.

Ở người tinh huyết hao tán lâu ngày, người gầy khô, yếu mệt.

Phép điều trị: Bổ tỳ (khí) can (huyết), chỉ hãn.

Phương thuốc: Tam âm tiễn (trích từ Loại chứng trị tài).

Đương quy              Thục địa                  Nhân sâm

Hoàng kỳ                 Ngũ vị tử                Cam thảo

Toan táo nhân.

Ý nghĩa: Đương quy, Thục địa để bổ huyết, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo để bổ khí. Toan táo nhân để sinh tân liễm hãn. Ngũ vị tử để liễm tinh chỉ hãn.

Phế khí hư: Đổ mồ hôi nhiều, thở gấp, ngắn hơi.

Phép điều trị: Bổ phế khí, chỉ hãn.

Phương thuốc: (Trích từ Hành giản trân nhu).

Hoàrig kỳ, Ma hoàng căn lượng bằng nhau, tán mịn luyện hoàn hồ, mỗi lần uống 200 viên (12g) với nước sắc Phù tiểu mạch.

Phương thuốc: Ngọc bình phong tán (Đan khê tâm pháp).

Hoàng kỳ         2 đồng cân             Phòng phong          2 đồng cân

Bạch truật        4 đồng cân

Phương thuốc: Mẫu lệ tán (cục phương) Hoàng kỳ 2 đồng cân Ma hoàng căn 2 đồng cân Mẫu lệ nung 2 đồng cân 100 hạt gạo (Tiểu mạch)

Phương thuốc: Hoàng kỳ lục nhất thang (Cục phương)

Hoàng kỳ         6 đồng cân             Cam thảo               1 đồng cân.

Sắc uống.

Ý nghĩa: Hoàng kỳ đại bổ tỳ, phế khí, Cam thảo Bạch truật Tiểu mạch để kiện tỳ, Ma hoàng căn để chỉ hãn, Mâu lệ để ích âm tiềm dương liễm hãn.

Ra mồ hôi do tỳ hư: ăn vào thì vã mồ hôi.

Phép điều trị: Bổ trung ích khí

Phương thuốc: Bổ trung ích khí thang (Tỳ vị luận)

Hoàng kỳ 15-2Ọg Cam thảo 5g
Nhân sâm 10g Đương quy 10g
Trần bì 6g Thăng ma. 3g
Sài hồ 3g Bạch truật 10g

Ý nghĩa: Hoàng kỳ để ích khí, Sâm, Truật, Thảo để kiện tỳ ích khí. Trần bì để lý khí, Đương quy để bổ huyết. Thăng ma, Sài hồ để thăng dương.

Phương thuốc: (Trích từ Nam dược thần hiệu – đổ mồ hôi)

Gan lợn 1 miếng, thái mỏng để trên ngói, đốt lửa ở dưới cho khô ròn, tán mịn nấu nước cháo làm viên bằng hạt ngô đồng mỗi lẫn 20 viên (3 đồng cân) với nước chè, ngày uống 3 lần.

Phương thuốc: Thập toàn đại bổ: (Cục phương) bỏ Xuyên khung thêm Ngũ vị tử để bổ ích khí huyết, chỉ hãn.

Nhân sâm 8g Nhục quế 8g
Ngũ vị tử 5g Địa hoàng 15g
Phục linh 8g Bạch truật 10g
Cam thảo 5g Hoàng kỳ 15g
Đương quy 10g Bạch- thược 8g

Liều lượng đều nhau, sắc với Gừng sống 2 lát, Táo 2 quả.

Ra mồ hôi do can hư: mồ hôi nhiều ở người huyết hư, do sơ tiết rối loạn.

Phép điều trị: Liễm can chỉ hãn.

Phương thuốc: Bạch thược thang (Chính trị chuẩn thằng) Bạch thược, Táo nhân, Ô mai lượng bằng nhau.

Sắc uống.

Sau khi ốm nặng: khí huyết đều hư, ra nhiều mồ hôi.

Phép điều trị: Bổ ích khí huyết.

Phương thuốc: (Trích từ Nam dược thần hiệu – đổ mồ hôi)

Mẫu lệ, Đỗ trọng lượng bằng nhau tán mịn, trước khi đi ngủ uống một muỗng. Nếu chưa khỏi thì uống lần nữa.

Phương thuốc: Thập toàn đại bể (Hòa tễ cục phương) (Xem ỗ: Ra mồ hôi do tỳ hư)

Nếu sau đẻ mất máu mồ hôi ra không dứt.

Đó là do huyết thoát làm nguyên khí không có chỗ ở.

Phép điều trị: đại bổ nguyên khí.

Phương thuốc: Độc sâm thang, sắc uống.

Nếu mồ hôi ra nhiều gây thoát tân dịch.

Phương thuốc: Đại bổ nguyên tiễn bỏ Đỗ trọng (Nghiệm phương)

Nhân sâm    3 đồng cân  Thục địa    5 đồng cân

Sơn dược 2 đồng cân   Kỷ tử 2 đồng cân

Sơn thù 1 đồng cân       Đương quy 2 đồng cân

Chích thảo 2 đồng cân

Dương hư thêm Nhục quế 2 đồng cân. Phụ tử 1 đồng cân, Phá cố chỉ 2 đồng cân;

Khí hư thêm Bạch truật 3 đồng cân.

Ý nghĩa: Nhân sâm, Cam thảo để bổ nguyên khí, Thục, Sơn dược, Thù, Quy, Kỷ tử để bổ âm huyết.

Ra mồ hôi ở đầu:

Đầu là nơi tụ tập của 6 đường kinh dương. Khi tà khí tác động vào dương, tân dịch lên đầu, nên chỉ có mồ hôi ở đầu, nơi khác, không có mồ hôi.

  • Mồ hôi trán, nước tiểu ít (biểu hiện sớm của chứng vàng da) do thấp nhiệt uất ở trường vị, chưng ở trên gây ra.

Phép điều trị: thanh nhiệt trừ thấp.

Phương thuốc: Nhân trần ngũ linh tán (Kim quỹ yếu lược)

Nhân trần 10 phân      Ngũ linh 5 phân (5g)

(Ngũ linh tán: Trư linh 9g, Trạch tả 15g, Bạch truật 9g, Phục linh 9g, Quế chi 6g tán mịn làm tán).

Gia Thương truật, Sơn chi, Thần khúc, Hoạt thạch.

Ý nghĩa: Nhân trần để thanh nhiệt lợi thủy đạo. Trạch tả để lợi thủy thảm thấp, Phục linh để trợ lực cho Trạch tả Bạch truật để kiện tỳ vận hóa thủy thấp. Quế chi để giải biểu của thái dương, trợ giúp quá trình khí hóa của bàng quang.

  • Ra mồ hôi ở đầu, đái dễ, khát không muốn uống, bụng dưới đau cấp, do ứ huyết ở bàng quang gây nên.

Phép điều trị: Trục ứ, phá huyết.

Phương thuốc: Đào nhân thừa khí thang (Thương hàn luận).

Đào nhân 12g             Đại hoàng               12g

Quế chi 6g            Cam thảo                   6g

Mang tiêu 6g

Ý nghĩa: Đào nhân để phá huyết khứ ứ, Đại hoàng để hạ huyết ứ, tiết nhiệt. Quế chi để thông huyết mạch, Mang tiêu để tiết nhiệt nhuyễn kiên. Cam thảo để ích khí hòa trung.

  • Ra mồ hôi ở đầu khó thở (suyễn), đại tiện không ra phân được, tiểu tiện khó, tứ chi nóng và nói sảng. Đó là do tà khí vào dương minh phủ làm phân bị táo kết gây nên. Phép điều trị: Công hạ, nhiệt kết, phải dùng ngay:

Đại hoàng                 12g              Hậu phác                    6g

Chỉ thực                    9g

Sắc uống.

Ỷ nghĩa: Đại hoàng để tả nhiệt thông tiện. Chỉ thực, Hậu phác để hành khí tán kết, tiêu bĩ trừ mãn.

Ra mồ hôi ở chân tay.

– Chân tay là gốc của các kinh dương, tỳ chủ tứ chi. Thấp tà bị chưng, thì tỳ dương bị rối loạn, tân dịch sẽ đi ra chân tay, nên có mồ hôi chân tay.

  • Nếu da nóng, mồ hôi nóng.

Phép điều trị: thanh trừ thấp nhiệt.

Phương thuốc: Nhị trần thang thêm Hoàng liên, Bạch thược.

Ý nghĩa: Trần bì, Bán hạ, Phục linh, Cam thảo để hóa đờm trừ thấp, Hoàng liên để thanh nhiệt, Bạch thược để liễm âm.

  • Nếu da cơ lạnh, mồ hôi lạnh, dương muốn mất.

Phép điều trị: Hồi dương cứu nghịch.

Phương thuốc: Sâm phụ thang (Chính thể loại yếu)

  • Nếu da cơ lạnh, mồ hôi ít do tỳ dương hư.

Phép điều trị: Ôn trung chỉ hãn.

Phương thuốc: Lý trung thang (Thương hàn luận)

Nhân sâm                     6g               Can khương              5g

Bạch truật              * 9g                  Cam thảo                   6g

Thêm ô mai                  6g

Ý nghĩa: Can khương để ôn trung khứ hàn, Nhân sâm để bổ nguyên khí. Bạch truật để kiện tỳ táo thấp. Cam thảo để ích khí hòa trung. ô mai để chỉ hãn.

Ra mồ hôi nửa người do khí huyết không đủ, ở lý lại có thủy ẩm, làm cho âm dương không hòa hợp được. (Tiền triệu của trúng phong)

Phép điều trị: Bổ khí huyết.

Phương thuốc: Thập toàn đại bổ thang, thêm thuốc thông kinh lạc để dưỡng huyết bổ khí thông kinh lạc.

Ra mồ hôi ở âm nang do thận hư có thấp. Phép điều trị: ôn thận, khu hàn trừ thấp.

Phương thuốc: An thận hoàn (Tam nhân cực nhất bệnh phương).

Hồ lô ba 1.5 lạng
Phá cố chi 1.5 lạng
Xuyên luyện tử 1.5 lạng
Hồi hương 1.5 lạng
Tục đoạn 1.5 lạng
Hạnh nhân 1 lạng
Phục linh 1 lạng
Đào nhân 1 lạng
Sơn dược 1 lạng

Ý nghĩa: Hồ lô ba để ôn thận dương trục hàn thấp. Phá cố chỉ để bổ mệnh môn hỏa. Tục đoạn để bổ can thận thông huyết mạch. Hồi hương để khu hàn ở hạ tiêu Xuyên luyện tử để trừ thấp nhiệt. Hạnh nhân để nhuận tràng. Đào nhân để hành huyết. Hoài sơn, Phục linh để ích khí.

Ra mồ hôi ở nách, ở lòng bàn chân do thấp nhiệt lưu trú ở 2 vùng này.

Phép điều trị: Thanh nhiệt, trừ thấp.

Phương thuốc dùng ngoài:

  1. Mẫu lệ, Hoàng đơn đều 2 lạng, tán mịn làm phấn xoa.
  2. Mâu lệ, Ma hoàng đều 2 lạng, tán mịn làm phấn xoa.
  3. Hồng phấn tán: Mâu lệ, Ma hoàng căn đều một lạng. Xích thạch chi, Long cốt đều 5 đồng cân. Tán mịn làm phấn dùng lụa bọc phấn, sát vào nơi có mồ hôi.
  4. Ra mổ hôi do phong tà vào kỉnh thái dương.

Triệu chứng: Sốt, ố phong, có mồ hôi, mạch phù hoãn.

Phép điều trị: giải cơ phát biểu, điều hòa dinh vệ.

Phương thuốc: Quế chi thang (Thương hàn luận)

Quế chi 9g

Bạch thược 9g

Cam thảo 6g

Sinh khương 9g

Đại táo 3 quả

Sắc uống.

Ý nghĩa: Quế chi để giải cơ, phát tán ngoại cảm phong tà. Bạch thược để ích âm liễm dinh. Sinh khương trợ lực cho Quế chi, ôn tán phong hàn, Đại táo để ích.khí hổ trung, tư tỳ sinh tân. Cam thảo để ích khí hoà trung, điều hòa các vị thuốc.

Ra mồ hôi do tà khí vào kinh thiếu dương.

Triệu chứng: Hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi thì hết sốt.

Phép điều trị: Hòa giải thiếu dương.

Phương thuốc: Tiểu sài hồ thang (Thương hàn luận)

Sài hồ 12g Hoàng cầm 9g
Nhân sâm 6g Bán hạ 9g
Cam thảo 5g Sinh khương 9g
Đại táo 4 quả

Ý nghĩa: Sài hồ để sơ tà thấu biểu. Hoàng cầm để thanh hỏa ở thiếu dương. Bán hạ để hoà vị giáng nghịch, tán kết tiêu bĩ. Nhân sâm, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo để ích vị khí, sinh tân dịch, hòa dinh vệ.

Phương thuốc: (Trích từ Nam dược thần hiệu)

Rễ dâu già tán nhỏ, mỗi lần uống vài đồng cân, thang với nước cơm, uống ba lần là lành.

Ra mồ hôi do tà khí vào kinh dương minh:

Triệu chứng:

Sốt cao, mồ hôi nhiều, khát nước, mạch hồng đại.

Phương thuốc: Bạch hổ thang (Thương hàn luận).

Thạch cao                   30g              Tri mẫu                      9g

Cam thảo                   3g                Ngạnh mễ                  9g

Ý nghĩa: Thạch cao để thanh nhiệt ở dương minh. Tri mẫu để thanh nhiệt ở phế vị, tư tỳ sinh tân; Ngạnh mễ Cam thảo để ích khí hòa trung, điều hoà các vị thuốc.

Bệnh chứng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận