Trang chủBệnh chứng Đông yTiêu khát Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Tiêu khát Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Tiêu khát là bệnh có đặc điểm uống nhiều, ăn nhiều, đái nhiều hoặc người gầy do nhiệt đốt âm của ba tạng phế, vị, thận và chuyển vận của thủy cốc bị thất thường.

Các y gia cho rằng “uống nhiều là bệnh ở thượng tiêu, ăn nhiều mau đói là bệnh ở trung tiêu, miệng khát đái như cao là bệnh ở hạ tiêu” Tuệ Tĩnh cho Tiêu khát là “chứng trên thì muốn uống nước dưới thì ngày đêm đi đái rất nhiều… Bệnh ở thượng tiêu là phổi uống nhiều ăn ít, đại tiểu tiện như thường, đó là tâm hỏa nung nấu phế kim mà sinh ra khát; bệnh ở trung tiêu là dạ dày ăn nhiều uống nhiều mà tiểu tiện vàng đỏ đó là dạ dày huyết nhiệt đồ ăn mau tiêu chóng đói, trong huyết có hoả nung thì chất nước khô ráo mà sinh ra khát, bệnh ở hạ tiêu là thận, tiểu tiện thì đặc như cao, uống nhiều nước vành tai đen sạm, tiểu tiện đi luôn” Nguyên nhân thường do tình chí không thoải mái, suy nghĩ quá độ, ăn uống không điều độ, nhiều chất cay béo, làm quá độ nghỉ ngơi không đủ. Lãn ông cho là phần nhiều do hỏa làm tiêu hao chân âm là chất dịch bị khô kiệt sinh ra. Tình chí không thoải mái, suy nghĩ quá độ làm khí uất, lâu sẽ hóa nhiệt, nhiệt làm tổn thương âm của vị của phế làm cho vị nhiệt, phế táo, làm chức năng trị tiết của phế bị rối loạn, không phân bố được tinh vi của thức ăn đi toàn thân mà đi thẳng xuống bàng quang, làm cho miệng khát, đái nhiều nước đái ngọt.

Ăn uống không điều độ, nhiều chất cay nóng dễ dẫn đến nhiệt tích ở vị. Nhiệt nhiều làm đói nhiều thèm ăn, thức ăn tiêu nhanh. Nhiệt ở vị bốc lên làm khô phế âm, phế táo, làm chức năng trị tiết bị rối loạn, không phân bố được tinh vi của thức ăn đi toàn thân làm cho người gầy. Nhiệt ở vị tích lại cũng làm tổn thương thận âm, làm rối loạn chức năng cố nhiếp gây tiêu khát. Làm lụng, phòng dục quá độ, nghỉ ngơi không đủ dễ làm tinh kiệt, tân dịch hao, dẫn đến tổn thương thận âm, làm phế bị táo, vị bị nhiệt gây nên tiêu khát.

Các bệnh đái đường, đái tháo nhạt, tăng năng tuyến giáp nằm trong phạm vi bệnh tiêu khát.

Chứng tiêu khát tuy chia làm thượng tiêu (phế) trung tiêu (vị) hạ tiêu (thận) ba loại song gốc là một, đó là âm hư. Âm hư gây dương cang. Trong 3 tạng, âm hư ở thận là chủ yếu.

Thường chia ra như sau:

Thể thượng tiêu (phế)

Triệu chứng: Khát, uống nhiều, mồm khô họng khô, lưỡi khô, đái nhiều lần lượng nước đái nhiều, đầu lưỡi, rìa lưỡi hồng rêu lưỡi mỏng vàng, mạch hồng sác.

Phép điều trị: Thanh nhuận phế nhiệt, sinh tân chỉ khát (Dùng thuốc cam hàn để nhu nhuận phế)

Phương thuốc: Tiêu khát phương hợp Nhân sâm bạch hổ thang

Tiêu khát phương (Ngoại đài bí yếu)

Thiên hoa phấn 9g Mạch môn lõg
Ô mai 5 quả Tiểu mạch 9g
Bạch mao căn 9g Trúc nhự tươi 9g
Vị thuốc Thiên hoa phấn trong điều trị đái tháo đường
Vị thuốc Thiên hoa phấn trong điều trị đái tháo đường

Tiêu khát phương (Đan khê tâm pháp)

Thiên hoa phấn                             Hoàng liên

Sinh địa chấp                                Ngẫu tiết chấp

Sữa bò

Nhân sâm bạch hổ thang (Trương Trọng cảnh)

Tri mẫu                         9g             Thạch cao                30g

Cam thảo                     3g             Ngạnh mễ               9g

Ý nghĩa: Thạch cao Tri mẫu Nhân sâm để thanh nhiệt ở phế vị, ích khí sinh tân, Thiên hoa phấn, Mạch môn, Ô mai, Sinh địa Ngẫu tiết để dưổng âm thanh nhiệt, sanh tân chỉ khát. Hoàng liên để trị hỏa, Mao căn để lợi tiểu.

Phương thuốc: Trị tiêu chỉ khát phương (Thiên gia diệu phương)

Sinh địa 30g Hoài sơn 30g
Thiên hoa phấn 20g Thạch bộc 20g
Sa sâm 15g Mạch môn 15g
Trạch tả 12g Ngũ vị tử 6g

Sắc uống.

Nếu rất đói và khát thêm Thạch cao sống, Hoàng liên. Nếu khí hư nặng thêm Sâm Kỳ. Nếu âm tổn đến dương thêm Phụ phiến, Nhục quế. Bài này nhằm tư âm thanh nhiệt, sinh tân chống khát để bổ tỳ âm.

Một số phương thuốc: của Nam dược thần hiệu trị chứng tiêu khát uống nhiều nước.

  • Bèo ván tía rửa sạch giã vỏ vắt lấy nước cốt uống đến khỏi thì thôi.
  • Cháo ý dĩ gạo tẻ ăn hàng ngày là khỏi
  • Đậu đen tán nhỏ dồn vào túi mật bò, phơi trong mát 100 ngày làm viên mỗi sáng uống 1 viên đến hết thuốc là- khỏi.
  • Cá diếc 1 con bồ ruột lấy lá chè tươi nhét đầy vào bụng cá, bọc vài lổp giấy đem nướng cá chín mà ăn, độ 3, 4 lần là khỏi.

Phương thuốc: Cố phao phương (Thiên gia diệu phương)

Hoàng kỳ 30g Thăng ma 6g
Cát căn 20g Thiên hoa phấn 15g
Tăng phiêu tiêu 15g Mâu lệ nung 30g
Ngũ vị tử 12g Bạch truật sao 10g
Trần bì 6g Cam thảo 6g

Sắc uống ngày 1 thang uống 30 thang trở lên, mục đích để ích khí cố sáp (dùng trong đái tháo nhạt).

Thể trung tiêu (vị)

Triệu chứng: Ăn nhiều chóng đói, người gầy nóng, phân bón kết, rêu lưỡi vàng khô, tiểu tiện nhiều tự hãn, mạch hoạt thực.

Phép điều trị: Thanh vị tăng dịch

Phương thuốc: Ngọc nữ tiễn (Cảnh Nhạc toàn thư)

Thạch cao 3-5 đồng cân Sinh địa 3-5 đồng cân
Mạch đông 2 đồng cân Tri mẫu 1.5 đồng cân
Ngưu tất 1.5 đồng cân Gia Hoàng cầm 2 đồng cân
Sơn chi 2 đồng cân

Nếu táo bón thêm Chỉ thực 8g Hậu phác 8g Đại hoàng 8-12g để công hạ

Ý nghĩa: Thạch cao, Tri mẫu để thanh nhiệt ở phế vị, Sinh địa Mạch đông để ích âm ở phế vị, Hoàng cầm, Chi tử để thanh hỏa, Ngưu tất để dẫn hỏa đi xuống.

Phương thuốc: Sinh tân, nhuận táo ẩm (Thiên gia diệu phương)

Thạch cao sống 60g                       Đại sinh địa 30g

Mỗi ngày 1 thang sắc uống thay trà, có thể thêm Thiên hoa phấn, Thạch hộc để dưỡng vị âm.

Thể hạ tiêu (thận)

Triệu chứng: Đái nhiều lần, lượng nhiều, nước đái. như cao hoặc ngọt không cặn, hoặc khát uống nhiều, ngũ tâm phiền nhiệt, đầu váng mệt mỏi lưng đau gối yếu, mạch trầm trì sác.

Phép điều trị: Tư bổ thận âm, sinh tân thanh nhiệt.

Phương thuốc: Lấy lục vị địa hoàng làm gốc và gia vị (Tiểu nhi dược chứng trực quyết).

Thục địa 8 đồng cân Sơn thù 4 đồng cân
Sơn dược 4 đồng cân Trạch tả 3 đồng cân
Đan bì 3 đồng cân Phục linh 3 đồng cân

Để tư bổ thận âm sinh tân thanh nhiệt.

Nếu nhiệt rõ thêm Tri mẫu, Hoàng bá (Tri bá địa hoàng hoàn).

Nếu sắc dục quá độ gọi là thận tiêu, thêm Mạch môn Ngũ vị tử.

Nếu khí âm đều hư thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ.

Nếu dương hư uống vào đái ngay thêm Quế Phụ (Kim quỹ thận khí hoàn).

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – tiêu khát)

Đậu đen, Thiên hoa phấn, lượng đều nhau,tán nhỏ mỗi lần uống 2 đồng cân với nước sắc vỏ trắng rễ dâu, ngày uống 3 lần. Phương thuốc này chữa tiêu khát do thận hư.

Phương thuốc trị chung cho tiêu khát.

Tiêu khát thông trị phường (Lục Trọng An kinh nghiệm phương)

Sinh hoàng kỳ 4 lạng Đảng sâm 3 lạng
Bạch truật sao 6 đồng cân Bạch thược 3 đồng cân
Sơn thù 6 đồng cân Ngưu tất 3 đồng cân
Bán hạ 3 đồng cân Hoàng cầm sao rượu 3 đồng cân
Phục linh 3 đồng cân Trạch tả 3 đồng cân
Mộc qua 3 đồng cân Sinh khương 2 lát
Chích thảo 2 đồng cân

Sắc uống.

Tiêu khát có thể gây ung nhọt. Để phòng và chữa có thể dùng:

Ngân hoa (hoặc rễ, cành lá) bỏ vào ấm, đổ cơm ủ men rượu um lửa trấu 1 đêm, lấy ra phơi khô, thêm ít Cam thảo tán nhỏ, lấy rượu tẩm ướt khuấy hồ làm viên bằng hạt ngô đồng, uống 50 viên thuốc tăng dần lên 100 viên với rượu nhạt.

Phương thuốc: (Giản minh Trung y nội khoa học).

Nhẫn đông, Cam thảo cô thành cao uống thường xuyên có thể phòng ung nhọt do tiêu khát.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây