Cách Phát hiện điếc và nghễnh ngãng ở trẻ em

Bệnh tai mũi họng

Khái niệm :

  • Tầm quan trọng của việc phát hiện trẻ bị điếc và nghễnh ngãng .
  • Điếc và nghễnh ngãng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ em .
  • Nếu khôngđược phát hiện sớm và không có biện pháp giáo dục sớm thì điếc nặng sẽ trở thành câm , nghễnh ngãng sẽ chậm nói và nói ngọng .
  • Trí tuệ trẻ sẽ kém phát triển .
  • Tính nết trẻ thay đổi : Bướng bỉnh , cáu gắt ,dễ hờn dỗi .
  • Khoảng 1%0 trẻ em bị điếc nặng , 3% trẻ em bị nghễnh ngãng .
  • Nếu phát hiện sớm và phục hồi chức năng sớm thì kết quả tốt hơn nhiều : trẻ vẫn học tập và sinh sống bình thường được .

Nguyên nhân :

  • Điếc và nghễnh ngãng có thể xảy ra từ lúc mới sinh hoặc trong lứa tuổi nhỏ.
  • Điếc càng nặng , xảy ra ở lứa tuổi càng nhỏ thì hậuquả càng nghiêm trọng. Phát hiện càng sớm , giáo dục sớm thì kết quả càng tốt hơn .

Nguyên nhân chính :

  • Do di truyền và bẩm sinh .
  • Điếc từ lúc mới đẻ chiếm từ 30%- 40% do bố mẹ bị điếc , vợ chồng có họ hàng gần , lớn tuổi mới có con ,nhiễm độc , thiếu Iod, vợ hoặc chồng (nát rượu ), mang thai sau bữa rượu , bị nhiễm độc nặng trong mấy tháng đầu mang thai ..v.v..
  • Do đẻ non, đẻ khó , ngạt khi đẻ .
  • Do lúc nhỏ bị bệnh viêm màng não, viêm não .Tiêm thuốc Streptomycin, Gentamycin , kânmycin .v.v.. có thể gây điếc nặng .
  • Viêm ta giữa và viêm tai xương chũm xương chũm , sởi , quai bị , cảm cúm có thể gây ra điéc nặng hoặc nghễnh ngãng .

Cách phát hiện điếc và nghễnh ngãng đơn giản :

  • Theo bảng hướng dẫn theo dõi thính giác trẻ.
  • Theo dõi phản ứng của trẻ đối với lời nói và tiếng động quen thuộc hàng ngày .
  • Nếu phải nói to hoặc phải lặp đi, lặp lại nhiều lần trẻ mới nghe được ta nghĩ đến trẻ điếc hoặc nghễnh ngãng .
  • Khi đã nghi ngờ trẻ bị điếc hoặc nghễnh ngãng thì phải gửi đến chuyên khoa TMH đẻ khám và điều trị .
  • Khi phát hiện một trẻ bị điếc hoặc nghễnh ngãng . cần phải hỏi tiền sử của mẹ khi mang thai có mắc bệnh gì không ? có dùng thuốc gì không ? đẻ dễ hay khó ? trẻ có mắc bệnh gì và có dùng thuốc gì không ? .

Bảng hướng dẫn theo dõi thính giác trẻ . 

Tuổi Tiếng nói             trẻ bình thường Thính giác nghe-

hiểu    trẻ       bình

thường

Tình huống trẻ điếc nặng Các phát hiện đơn

giản

1 tháng Phản ứng với

tiếng động mạnh

Gây tiếng động mạnh

thử phản ứng

trẻ

(ề )-(à) Không có biểu hiện

2- 5 tháng Tiếng động quen thuộc Không có
6 tháng Tiếng động quen thuộc Dù điếc nặng trẻ  vẫn (ề)- (à) biẻu hiện bên ngoài  dễ nhầm lẫn
12-
tháng Hiểu một vài từ cụ thể Trẻ trở nên yên lặng

– Hiểu nhờ nhìn mặt – Không quan tâm đến thế giới âm

thanh

 

Không có phản ứng với tiếng động quen thuộc . thăm dò bằng các đồ chơi phát âm ( chuông , lục lạc,

còi) tiếng động quen

 

Nói một vài từ
18- tháng
24 tháng Hiểu nhiều từ  thông dụng Gây phản xạ quay  đầu , khi có tiếng  động .

 

Hướng xử trí và giáo dục phục hồi chức năng .

  • Đối với trẻ nghi bị điếc và nghễnh ngãng cần gửi đi khám chuyên khoa TMH. Để tìm ra cách xử trí phù hợp nhất .
  • Khi đã biết trẻ bi nghễnh ngãng bố mẹ cần biết rõ là bệnh có thể chữa khỏi và trẻ sẽ phát triển bình thường . Cần đi khám chuyên khoa TMH để có hướng giải quyết .
  • Nếu biết chắc trẻ bị điếc nặng bố mẹ có vai trò quan trọng bậc nhất trong giai đoạn đầu tiên của việc phục hồi chức năng cho trẻ .
  • Cần cho trẻ đeo máy trợ thính sớm nếu có điều kiện .
  • Duy trì và phát triển việc phát âm thanh cho trẻ .
  • Tập cho trẻ lưu ý , quan tâm đến thế giới âm thanh.
  • Khai thác các khả năng cảm thụ khác ( như thị giác , xúc giác ) thay thế phụ thêm cho thính giác .
  • Phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ.
  • Phát triển khả năng đọc hình miệng . Cần liên hệ với chuyên khoa TMH hoặc trường đặc biệt dạy trẻ điếc câm . Để có pháp phục hồi chức năng cho trẻ.

Phòng bệnh :

  • Giải thích cho các cặp vợ chồng đang độ tuổi sinh đẻ biết tránh các nguy cơ gây điếc cho trẻ (xem mục nguyên nhân ).
  • Lưu tâm thăm khám cho trẻ có nhiều nguy cơ và hướng dẫn cho các gia đình tự phát hiện điếc và nghễnh ngãng cho con em mình .

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận