Cách khí dung thuốc trong mũi họng

Bệnh tai mũi họng

1. Nguyên tắc:

Khí dung là một phương pháp để đưa thuốc vào cơ thể dưới hình thức một dung dịch thuốc trong không khí. Thuốc được phân tán thành những hạt vi thể (micelle) từ 1mm đến 8mm, hoà tan trong không khí.

Thuốc đưa vào cơ thể bằng cách khí dung sẽ có tác dụng mạnh gấp 5 lần so với những cách khác như uống hoặc tiêm. Nhờ vậy nên liều thuốc dùng có thể giảm bớt xuống. Khối lượng trung bình là 5 ml dùng trong khoảng 10 phút, ngày làm 2 hoặc 3 lần.

Khí dung có thể so sánh với xông hơi và có những điểm khác sau đây:

  • Không làm mờ gương.
  • Có thể đi qua vải mà không làm ướt vải.
  • Phân tán rất nhanh trong không khí và lơ lửng trong không khí rất lâu.

Lưu ý:

  • Không nên nhầm khí dung với xông hơi nước nóng hoặc hơi nước những loại này đều gồm những hạt nước to và làm mờ gương.
  • Khí dung dùng trong tai mũi họng khác với khí dung dùng ở nội khoa. Khí dung trong tai mũi họng là những hạt vi thể cỡ trên 5 mm và lưu lượng lớn. Áp lực trong loại máy này thường là 1 kilô/cm2 lưu lượng là 10 lít trong một phút, mỗi hạt vi thể kích thức khoảng 8 m

2. Chỉ định và cách khí dung.

2.1. Khí dung đường mũi:

  • Cho vòi vào 2 bên mũi và mồm kêu “kê” dài hơi và nhiều lần. Trước khi khí dung mũi phải xì mũi sạch và nhỏ Êphêđrin vào mũi.
  • Sử dụng trong trường hợp viêm mũi, xoang: nên dùng một trong những công thức sau đây:

1 lọ Gentamicin 80 mg + 2- 3 giọt Êphêdrin 3% + 0,5 ml Hydrocortison + 2 ml nước muối đẳng trương.

1 lọ Lincomycin 600 mg + 2- 3 giọt Êphêdrin 3% + 0,5 ml Hydrocortison + 2 ml nước muối đẳng trương.

  • Viêm mũi, xoang dị ứng: 0,5 ml Hydrocortison + 1 lọ Vitamin C + 2 ml nước muối đẳng trương.

2.2. Khí dung đường họng:

  • Cho vòi vào họng, trước hết phải súc miệng cho sạch lớp tiết nhầy sau đó há mồm rộng kêu “a” dài và đặt cái vòi phun họng lên 2/3 trước của lưỡi. Cần phải kêu “a” cho màn hầu vén lên thì thuốc mới vào được.
  • Sử dụng trong trường hợp viêm họng, thanh quản: nên dùng một trong những công thức sau đây:

1 lọ Gentamicin 80 mg  + 0,5 ml Hydrocortison + 0,5 ml Bicarbonat + 2ml nước muối đẳng trương.

1 lọ Lincomycin 600mg + 0,5 ml Hydrocortison + 0,5 ml Bicarbonat + 2 ml nước muối đẳng trương.

Lưu ý:

  • Muốn cho khí dung vào xoang hàm, người bệnh ngậm vòi thuỷ tinh ở mồm và hít khí dung bằng mồm xong rồi thở ra đường mũi mạnh. Động tác này căn cứ vào hiện tượng sau đây: khi chúng ta hít vào thì không khí ở xoang đổ ra ngoài, khi ta thở ra mạnh đằng mũi thì không khí chạy vào xoang.
  • Muốn cho khí dung vào thanh quản, khí quản, người bệnh úp cái mặt nạ lên mũi và mồm rồi hít sâu và thở ra.
  • Muốn cho khí dung vào phế quản bệnh nhân phải để cả mũi và mồm vào mặt nạ và phải thở vừa sâu vưà chậm. Ngoài ra lưu lượng của khí dung phải được tăng lên 30 lít trong một phút và các micelle không to quá 5m Đối với những người bệnh bị giãn phế quản, trước khi hít khí dung phải giải phóng các phế quản bằng cách nằm đầu thấp hoặc hút sạch phế quản.

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận