Viêm mũi xoang mạn tính

Bệnh tai mũi họng

I.  ĐẠI CƯƠNG:

  • Là tình trạng viêm niêm mạc mũi xoang kéo dài > 12 tuần tái đi tái lại nhiều lần làm phù nề, bít tắc lỗ thông xoang.
  • Vi khuẩn thường gặp Pneumococci, Hemophilus influenza, Streptococci tan huyết nhóm A , Staphylococci, Moraxella catarrhalis, yếm khí….

II.  CHẨN ĐOÁN:

Lâm sàng:

Các triệu chứng chính

  • Đau, căng, nặng mặt.
  • Nghẹt, tắc mũi.
  • Chảy dịch, mủ ở mũi trước hay mũi sau
  • Giảm hoặc mất mùi.

Các triệu chứng phụ

  • Hơi thở hôi
  • Ho dai dẳng
  • Nhức đầu cảm giác nặng ở đỉnh , hai thái dương , đau vùng chẫm mỏi gáy
  • Đau tai hoặc cảm giác đầy trong tai
  • Nhức răng
  • Mỏi mệt uể oải

Chẩn đoán Viêm mũi xoang mạn khi bệnh nhân có 2 triệu chứng chính hoặc 1 triệu chứng chính và 2 triệu chứng phụ.

  • Khám các điểm đau: hố nanh, góc mắt thường không rõ rệt
  • Soi mũi trước: ở ngách giữa có nhầy, mủ, cuốn mũi giữa to hoặc thoái hóa.
  • Soi mũi sau: thấy nhầy đổ xuống thành sau họng.

Cận lâm sàng:

  • Chụp Xquang kinh điển: tư thế Blondeau, Hirtz
  • Nội soi mũi xoang
  • Chụp CT Scan mũi xoang

III. ĐIỀU TRỊ:

1. Nội khoa:

  • Tại chỗ: xông mũi (kháng sinh và corticoid), rửa mũi.

Thuốc xịt mũi: Otrivin 0,1% ngày 2 lần, lần 1 nhát.

Fluticasone ngày 2 lần, lần 2 nhát.

Nước biển sâu (Xisat, Sterima) xit rửa mũi.

  • Toàn thân :

Kháng sinh (dùng 1 trong các loại sau), thời gian điều trị 2 – 4 tuần

+ Amoxicillin + Acid Clavulanic (Augmentin, Curam) 1v x 3 – 2 lần / ngày

+ Nhóm Cephalosporine  – Cephadroxil 0,5g 2v x 2 uống/ ngày

Cefuroxim ( Zinnat, ceroxim ) 5g 1v x 2 uống/ ngày

Cefetamet 0,5g, Cefpodoxim 0,2g 1v x 2 uống/ ngày

+ Nhóm Macrolide: Rovamycine, Clarithromycine, Azithromycine

+ Nhóm Quinolon: Ciprofloxacin 0,5g 1v x 2 uống/ ngày

+ Metronidazole 250mg 2v x 2 uống/ ngày (khi có kị khí)

Kháng viêm: – Steroid (Medrol, prednisolon ), thốc xịt mũi

Kháng viêm men (Alpha chymotripsin)

Kháng histamine: Ebastin 10mg 1v x 2 uống/ ngày

Fexofenadin 60mg 1v x 2 uống/ ngày Levocetirizin  1v uống/ ngày

Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol

Chống sung huyết, nghẹt mũi

2. Phẫu thuật:

  • Khi điều trị nội thất bại.
  • Viêm xoang polype mũi
  • Phương pháp phẫu thuật:

.Viêm xoang hàm và sàng trước : Mở khe giữa và bóng sàng

. Viêm xoang sàng trước và sau : Nạo sàng

. Viêm xoang trán                        : Mở nghách trán

. Viêm xoang bướm                     : Mở thông xoang bướm

. Phẫu thuật vách ngăn và cắt bán phần cuốn giữa nếu có

3. Chăm sóc phẫu thuật

  • Theo dõi sát tình trạng chảy máu

Nếu mất máu Hct < 25% : Truyền máu

  • Hậu phẫu : Truyền dịch , kháng sinh , kháng viêm , giảm đau , kháng dị ứng
  • Kháng sinh : Dùng một trong các loại sau : -Cefotaxim 1g x 2-3 lần / ngày

Cefuroxim ( Biloxim , Zinacef) : 0,75g x 3 lần/ ngày

Ceftriazone : 1g x3 lần / ngày

  • Kháng viêm : Chọn 1 khi không có chống chỉ định dùng 3 – 5 ngày

. Depersolon 30mg 1-2 ống /sáng

.Methylprednisolone :  1-2 lọ / sáng

  • Giảm đau :

Paracetamol

Acupan

Perfangan

  • Kháng dị ứng

Ebastin 10mg 1v x2 uống

Fexofenedine  60mg 1v x2 uống Levocetirizine 5mg 1v uống

  • Nâng đỡ tổng trạng bằng dịch truyền

Rút  mèche mũi vào ngày thứ 2 sau phẫu thuật

  • Nội soi kiểm tra hút nhầy hố mổ

Theo dõi cho bệnh nhân tái khám 2 tuần 1 lần trong tháng đầu , 1 tháng 1 lần trong 2 tháng sau và 3 tháng 1 lần cho những tháng sau

Tài liệu tham khảo:

1. Thực hành TMH – Võ Tấn – NXB Y Học 1982.

  1. Phác đồ điều trị bệnh tai mũi họng 2013 – Bệnh viện tai mũi họng

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận