Gãy xương đòn ở trẻ em

Bệnh ngoại khoa

I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy xương đòn gặp nhiều nhất ở vùng vai và chi trên (chiếm 8% đến 15% các loại gãy xương ở trẻ em).

Nguyên nhân thường gặp do té ngã, tai nạn lưu thông, sang chấn trong sản khoa. Đây là loại gãy xương lành tính vì rất dễ liền xương.

II. CÁC THỂ LÂM SÀNG

Trẻ em thường gãy cành tươi

Gãy đầu trong gần xương ức: hiếm gặp, ít di lệch (chiếm khoảng 3% đến 5%).

Gãy đầu ngoài gần mỏm cùng: ít di lệch nếu không đứt dây chằng quạ đòn (chiếm khoảng 10% đến 21%).

Gãy 1/3 giữa: thường gặp nhất (chiếm khoảng 76% đến 85%).

III. CHẨN ĐOÁN

Thường chẩn đoán dễ, dựa vào:

  • Cơ chế chấn thương, sang chấn sản khoa
  • Triệu chứng lâm sàng:

+  Sưng đau, mất cơ năng khớp vai (không giơ tay lên đầu được).

+  Vai xệ, tay lành đỡ tay đau.

+  Sờ thấy xương gãy gồ lên dưới da (biến dạng kiểu bậc thang).

+  Ấn đau chói và có tiếng lạo xạo vùng xương đòn.

– X-quang: xác định loại gãy và đường gãy.

IV. ĐIỀU TRỊ

Phần lớn là điều trị bảo tồn với mang đai số 8 trong 3-4 tuần.

V. BIẾN CHỨNG VÀ DỰ HẬU

  • Cal lệch: đối với trẻ con cal lệch không đáng ngại vì còn tự điều chỉnh
  • Khớp giả: hiếm gặp, cần điều trị bằng kết hợp xương, ghép xương

Bệnh ngoại khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận