Trang chủBệnh ngoại khoaGãy xương tay POUTEAU - COLLES

Gãy xương tay POUTEAU – COLLES

ĐỊNH NGHĨA

Gãy POUTEAU- COLLES là một loại gãy ngang ở đầu dưới xương quay, trên khớp chừng 3cm và ngoài khớp.

Đầu dưới xương quay di lệch điển hình: ra sau, lên trên và ra ngoài

Tư thế ngã và gãy COLLES
Tư thế ngã và gãy COLLES

DỊCH TỄ HỌC

  • Gãy đầu dưới xương quay nói chung chiếm tỷ lệ cao nhất của gãy chi trên, 50% của tất cả gãy xương và 2/3 của gãy cẳng tay.
  • Gãy Colles chiếm 20% của gãy đầu dưới xương quay. 80% gãy đầu dưới xương quay không phải là Colles.
  • Gặp nhiều ở người lớn tuổi

NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ

  • Do ngã chống tay => cơ chế chấn thương gián tiếp.
  • Do tay quay xe ôtô (maniven) quật ngược lại=> cơ chế chấn thương trực tiếp.

GIẢI PHẪU BỆNH

  • Gãy trên khớp khoảng 3cm, đầu dưới di lệch ra sau, lên trên và ra ngoài.
  • Gãy lún, 2 đầu xương cài nhau.
  • Gãy vào khớp hình V, T (loại này rất dễ gây di chứng: hạn chế cơ năng cổ tay).

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng : Vùng cổ tay sưng nề:

  • Nhìn nghiêng: Đầu dưới xương quay và bàn tay di lệch ra sau, ghồ lên, hình lưng đĩa (dấu hiệu Velpeau).
  • Nhìn thẳng: Đầu dưới xương quay và bàn tay di lệch ra ngoài làm cho trục cẳng- bàn tay nhìn như hình lưỡi lê.
  • Mỏm trâm trụ lồi ra, mỏm trâm quay lên cao hơn hoặc bằng mỏm trâm trụ (dấu hiệu Laugier).

Xquang

  • Đầu dưới xương quay gãy ngoài khớp, di lệch lên trên, ra sau, ra ngoài.
Góc tạo trâm quay và trâm trụ bình thường
Góc tạo trâm quay và trâm trụ bình thường
  • Góc tạo bởi : đường kẻ nối mỏm trâm trụ, trâm quay với đường chân trời bằng 0° (bình thường 23-26°)

ĐIỀU TRỊ: Chủ yếu điều trị bảo tồn.

  • Vô cảm: Gây mê (vối trẻ em) hoặc gây tê tại chỗ( với người lớn).
  • Cách nắn – bó bột
  • Bệnh nhân nằm ngửa, cánh tay dạng, khuỷu gấp 90°, băng vải kéo 1/3 dưới cánh tay.
  • Cẳng tay bệnh nhân sấp, kê vùng ổ gãy lên giá gỗ có độn bông.
  • Người phụ: 1 tay nắm ngón cái kéo thẳng theo trục cẳng tay, 1 tay nắm các ngón còn lại kéo về phía trụ.
  • Người nắn: Dùng lòng bàn tay phải ấn mạnh xuông đầu dưới xương quay bệnh nhân, ấn xuống gan tay, về phía trụ.
  • Người phụ dần dần kéo cổ tay gấp dần về phía gan tay và nghiêng trụ.
  • Bột cẳng- bàn tay rạch dọc: gấp cổ tay 30 -ỉ- 40°, nghiêng trụ 40 -ỉ- 50°. Để bột 3^-4 tuần, sau đó thay bột cẳng- bàn tay khác ở tư thế sinh lý, sau 6 4- 8 tuần tháo bột.
  • Sau bó bột;: Chụp kiểm tra, treo tay cao và tập vận động các ngón tay ngav.

CÁC BIẾN CHỨNG

  • Rối loạn dinh dưõng

Có thể gây nên hội chứng SUDECK. Điều trị bằng các sinh tô” D, E, cocticoid, tập vận động cổ- bàn tay bằng vật lý trị liệu.

  • Hội chứng ống cổ tay
  • Do gãy đầu dưới xương quay di lệch, chèn ép thần kinh giữa.
  • Bệnh nhân tê đầu ngón 2, 3, teo ô mô cái, mất đốì chiếu ngón 1.
  • Điều trị bằng cách mổ rạch dây chằng vòng trước cổ tay, giải phóng thần kinh khỏi chèn ép.
    • Thoái hoá khớp
  • Gây nên đau, thường do gãy nội khớp.
  • Điều trị bằng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu.
    • Can lệch
Phẫu thuật kết hợp xương gãy đầu dưới xương
Phẫu thuật kết hợp xương gãy đầu dưới xương

Nếu di lệch ít: tập vận động cổ tay.

Nếu di lệch nhiều: phải phẫu thuật đặt lại xương.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây