Sai lầm: Người bị gãy xương cần ăn nhiều canh xương hầm

Sức khỏe đời sống

Trong dân gian Trung Quốc có một phương pháp điều trị bệnh bằng ăn uống truyền thông, gọi là “Ăn gì bổ nấy”, tức là người bị bệnh về thận thì cần ăn nhiều thận lợn; người có bệnh dạ dày thì cần ăn nhiều dạ dày lợn, mề gà; người bị bệnh viêm khớp thì ăn nhiều chân lợn v.v… Người ta cho rằng ăn như vậy có thể bổ dưỡng những cơ quan tương ứng của cơ thể, có lợi cho việc phục hồi các cơ quan có bệnh. Gốc của quan điểm này là ở chỗ rất nhiều người đều thường xuyên hầm món xương cho người bị gãy xương ăn, hy vọng có thể thúc đẩy miệng chỗ xương gãy mau liền miệng nhất. Song, qua nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh làm như vậy không những không thể tăng việc liền miệng chỗ xương gãy, mà trái lại sẽ càng làm chậm thêm quá trình liền miệng chỗ xương gãy.

Những nhà nghiên cứu y học đã từng làm một thực nghiệm: Chia 200 người bị gãy xương các loại thành 2 nhóm: Một nhóm cho ăn các món canh xương hầm, một nhóm thì cho ăn những món ăn thông thường; sau 1 tháng chụp X-quang chỗ xương bị gãy kết quả cho thấy: Nhóm người cho ăn món canh xương hầm thì phần lớn vẫn trông thấy rõ đường xương gãy, điều đó chứng tỏ xương ở chỗ xương gãy của người bệnh sinh trưởng không tốt, chậm liền miệng chỗ gãy; còn nhóm người cho ăn những món ăn thông thường thì phần lớn đường xương gãy trông rất mờ khó thấy, điều đó chứng tỏ chỗ xương gãy, xương sinh trưởng tương đối nhanh, miệng khép tốt. Vì sao lại như vậy ?

Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương nhất là ở cổ xương đùi và cột sống
Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương nhất là ở cổ xương đùi và cột sống

Nguyên là bộ xương người ta phát triển chủ yếu là do hai thành phần lớn tạo thành: Chất hữu cơ (Ossein v.v…) và chất vô cơ (canxi, phốtpho v.v…). Sau khi xương bị tổn thương, sự tu phục tái sinh của nó chủ yếu dựa vào tác dụng của màng xương và tủy xương. Mà màng xương và tủy xương chỉ có trong điều kiện được tăng thêm chất hữu cơ – ossein – mới phát huy tác dụng tốt hơn được. Còn các thành phần trong canh xương hầm chủ yếu là canxi và phôtpho; sau khi xương bị gãy nếu hấp thu lượng lớn canxi và phốtpho thì sẽ làm cho các thành phần của chất vô cơ trong chất xương tăng cao, làm cho tỉ lệ giữa chất hữu cơ và chất vô cơ mất điều hòa, làm trở ngại đến việc sớm lành miệng chỗ vết xương gãy.

Ngoài ra, từ quá trình phát dục của xương trong thời kỳ khác nhau để xét: Ở thời kỳ nhi đồng, trong xương hơi nhiều chất hữu cơ (ossein) cho nên chất xương mềm, tính dẻo dai tốt, khi bị va đập mạnh từ bên ngoài vào khó gãy xương, nếu có gãy xương thì cũng dễ khôi phục và nhanh lành miệng vết thương. Ở thời kỳ thanh thiếu niên, chất vô cơ đặc biệt là lượng lớn muối canxi tích tồn lại, cho nên chất xương rắn chắc và có tính dẻo dai. Đến tuổi về già, do rối loạn hệ thống nội tiết của cơ thể và quá trình tự nhiên của sự thay cũ đổi mới, chuyển hóa, chất muối canxi trong chất xương lắng đọng quá lượng, còn hàm lượng chất hữu cơ (ossein) lại hạ thấp, cho nên chất xương trở nên cứng, nhưng xốp, tính giòn tăng lên, dễ bị gãy.

Lại xét về quá trình thay thế chuyển hóa trong cơ thể, trong trường hợp bình thường, hệ thống thay thế chuyển hóa của con người có thể làm cho chất canxi trong cơ thể duy trì trên một mức độ ổn định và cân đối. Chất canxi mỗi ngày hấp thu từ đường ruột và thải ra từ trong nước tiểu đại thể tương đương nhau, hấp thu được nhiều thì thải ra nhiều, hấp thu ít thì cũng sẽ thải ra ít. Nhưng, đó chỉ là trong điều kiện bình thường. Ở thời kỳ nhi đồng, các cơ năng sinh lí của nhi đồng vẫn chưa kiện toàn, hoàn thiện, nếu bị gãy xương mà lại hấp thu quá nhiều chất canxi, cơ thể khó điều tiết để luôn ở trạng thái cân đối. Còn ở thời kỳ về già, chất canxi trong chất xương của bản thân họ tích đọng lại đã quá lượng rồi, lại cộng thêm vào đó công năng làm cân đối hệ thống thay thế chuyển hóa suy thoái, hạ thấp, khi bị gãy xương nếu chế độ ăn uống lại hấp thu vào nhiều chất canxi nữa, thì quá trình tích đọng canxi trong xương sẽ là sự kích thích mạnh, lượng lớn canxi tích đọng lại trong kết cấu tổ chức xương sẽ thúc đẩy tính thoái hóa xương của người già chuyển biến nhanh chóng, chất xương biến thành giòn càng dễ gãy. Chỉ có ở thời kỳ thanh niên, công năng thay thế chuyển hóa của cơ thể người đã kiện toàn, hoàn thiện, có thể không ngừng hấp thu và bài tiết, làm cho canxi trong cơ thể ở trạng thái cân bằng. Ngoài ra, qua sự hóa nghiệm kiểm đo của các nhà y học chứng tỏ, hàm lượng canxi trong huyết dịch của phần lớn những người bị gãy xương là bình thường, điều này chứng tỏ trong cơ thể thực ra không thiếu canxi. Mặc dù là công năng thay thế chuyển hóa của những thanh niên là bình thường, nhưng sau khi hấp thu lượng lớn chất canxi vào, cuối cùng sẽ có một bộ phận canxi tích đọng ở trong chất xương, điều này đối với sự sớm lành miệng chỗ xương gãy cũng bất lợi. Còn đối với những người bị gãy xương ở thời kỳ nhi đồng và ở người già, nếu bổ sung quá lượng canxi thì lại càng có hại.

Ăn lượng lớn canh xương hầm có một nguy hiểm không lường trước được là trong canh xương hầm thường có chứa lượng mỡ khá nhiều, đặc biệt là trong khoang xương có chứa lượng lớn chất tủy xương màu vàng, chất này đều là mỡ động vật. Người lớn mà ăn quá nhiều mỡ động vật rất dễ phát sinh chứng bệnh cao mỡ trong máu, do đó làm xơ cứng động mạch. Mà lượng vận động của người bị gãy xương tất nhiên sẽ giảm đi rõ rệt, làm cho nhiệt năng hao phí của cơ thể giảm thiểu rất nhiều, điều đó sẽ làm cho nguy cơ lượng lớn mỡ tích tụ ở thành huyết quản tăng lên nhiều.

Vì thế, xét về các mặt thì người bị gãy xương không nên ăn lượng lớn canh xương hầm. Đương nhiên, nói như vậy không có nghĩa là canh xương hầm ăn không tốt; đối với những người lượng tiêu hao canxi của cơ thể tương đối nhiều như những phụ nữ đang thời kỳ cho con bú thì canh xương hầm còn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Còn ăn uống của người bị gãy xương cần phải chọn những loại thức ăn có thể chuyển hóa thành chất hữu cơ ossein, như các loại rau xanh tươi, các loại trái cây, các chế phẩm của đỗ, đậu V. V…

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận