Gãy xương – những vết gãy trong cấu trúc thông thường của xương – là những chấn thương hay gặp ở các trẻ nhỏ hơn 12 tuổi. Chúng có thể rất nghiêm trọng, khi xương bị gãy ở nhiều chỗ hoặc xuyên qua da (gãy hở). Các ca gãy xương nhẹ hơn, thường gặp hơn ở trẻ nhỏ, liên quan đến vết nứt nhẹ ở xương hoặc ở mấu xương. Xương gãy thường gây ra ít vấn đề ở trẻ hơn so với người lớn vì xương của trẻ mềm dẻo và chịu chấn động tốt hơn. Chúng cũng lành nhanh hơn xương người lớn.
Hiện tượng gãy xương ở trẻ thường ở dạng gãy cành tươi hoặc gãy bánh bơ. Ở dạng gãy cành tươi, xương cong như cành cây tươi nhưng chỉ bị gãy một bên. Ở gãy bánh bơ, xương cong sang một bên nhưng không lìa ra.
Trẻ nhỏ cũng rất dễ bị gãy đĩa tăng trưởng. Những dạng gãy xương này có thể phá huỷ sụn tăng trưởng ở cuối các xương và khiến xương phát triển không đúng cách hoặc không phát triển. Đó là lý do tại sao con bạn, tuỳ thuộc vào tuổi và độ nghiêm trọng của chỗ gãy, nên đi khám theo dõi đều đặn trong ít nhất một năm sau đó, nhất là nếu bị gãy sụn tăng trưởng.
Hầu hết các ca gãy xương ở trẻ nhỏ chỉ cần giữ cố định đủ lâu để xương phát triển lành trở lại. Một khuôn bó bột bằng thạch cao hoặc sợi thủy tinh là phương pháp điều trị hay dùng; hiếm khi phải dùng đến điều chỉnh bằng phẫu thuật. Một cục u nhỏ ở xương, được gọi là sẹo xương (callus), hình thành phía trên chỗ gãy như một bộ phận bình thường của quá trình lành. Đôi khi có thể cảm nhận được nó bên dưới da. Không cần có biện pháp điều trị nào cho loại sẹo này và nó sẽ nhỏ dần rồi mất hẳn.
Gọi bác sĩ nhi hoặc bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình đang điều trị gãy xương cho con bạn nếu bạn lưu ý thấy bất cứ triệu chứng nào dưới đây:
- Tấy đỏ, sưng và viêm ở chi bị thương
- Nhiệt độ cao hơn 38°c
- Các ngón chân (với băng bó chân) hoặc tay (với băng bó tay) tím lại hoặc nhợt nhạt, đau hoặc tê, hoặc sưng
- Chỉ bị gãy ngày càng đau hoặc nhu cầu thuốc giảm đau ngày càng nhiều
- Không ngó ngoáy được các ngón chân hoặc ngón tay của chi bị thương
- Khuôn bó bột bị vỡ, lỏng hoặc thạch cao bị ướt hay nhão.
CẢNH BÁO!
Đừng cố di chuyển một trẻ bị gãy xương chân hay gặp một dạng gãy xương nghiêm trọng khác. Hãy gọi cấp cứu và làm cho bé được dễ chịu nhất có thể trong khi chờ đợi.
Ngăn ngừa gãy xương ở trẻ nhỏ
Nhiều xương bị gãy ở trẻ em có thể phòng ngừa được nếu cha mẹ làm theo những biện pháp an toàn đơn giản sau đây.
- Không bao giờ để con ngoài tầm chú ý trên bàn hay giường không chắc chắn.
- Khi lái xe, luôn luôn đặt bé trong ghế ngồi ô tô được chằng buộc kĩ ở ghế sau.
- Đừng khởi động xe cho tới khi đã thắt tất cả các dây an toàn.
- Đảm bảo rằng khi chơi thể thao, bé đeo thiết bị bảo vệ (như băng cổ tay, mũ bảo hiểm, miếng chắn đầu gối, dụng cụ bảo hộ răng) đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.
- Không bao giờ cho phép bé trượt pa tanh, đi xe đạp hay trượt ván mà không có mũ bảo hiểm. Bạn cũng nên ý thức được rủi ro liên quan tới việc dùng tấm bạt lò xo, các loại xe địa hình, máy cắt cỏ và xe mô tô.
MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN | NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ | HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN |
Con bạn bị va đập mạnh ở đâu hoặc mặt. Mũi bé sưng, vẹo và đau khi chạm vào. | Gãy xương trên mặt. Vỡ mũi. | Đặt miếng chườm lạnh lên mũi bé hoặc vùng xung quanh để giảm đau và sưng. Gọl bác sĩ nhi ngay để có hướng dẫn tiếp theo. |
Con bạn khó thở sau khi bị ngã hay một tai nạn khác. Bé bị đau ngực. | Gãy xương sườn. | Gọi cấp cứu hoặc đưa bé đến cơ sở cấp cứu gần nhất. |
Con bạn chập chứng đi và đi khập khiễng hoặc không chịu đi. Bé bảo vệ bên chân bị đâu. | Gãy xương. Bong gân. | Gọi bác sĩ nhi lập tức đế được khám, chụp X-quang và điều trị nếu cẩn. |
Con bạn ở tuổi thiếu niên, hiếu động và đi khập khiễng, cẳng chân bé mềm, dễ đau nhưng không bầm tím. | Đau xương cẳng chân.
Chấn thương do căng cơ. Trượt đầu trên xương đùi (hiện tượng lệch phần đầu của xương đùi). |
Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Bé có thể cẩn nghỉ ngơi. |
Con bạn bị sưng và đau tại chỗ vừa bị chấn thương ở bộ phận nhiều xương của cơ thể, bao gồm ngón tay và ngón chân. | Gãy xương. | Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé, yêu cầu chụp tia X nếu cần thiết, và khuyến nghị phương pháp chữa trị. |
Con bạn bị thương ở đâu. Có máu hoặc dịch trong rì rả từ mũi hoặc tai bé. | Nứt sọ não. | Gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc đưa bé đến cơ sở cấp cứu gần nhất. |