Kể từ khi đứa trẻ bắt đầu tập tễnh tập đi ở trong nhà hoặc ở bên ngoài, trên đường đi của Bé đầy rẫy những vật chướng ngại có thể gây cho Bé nhiều tai nạn. Khi tổng kết số tai nạn của trẻ em, người ta đã sửng sốt nhận thấy rằng các tai nạn xảy ra ở khắp nơi trong nhà, ngoài phố, ở thành thị hay ở thôn quê và đã cướp đi một số mạng sống nhiều hơn số trẻ bị chết vì bệnh truyền nhiễm. Trung bình, cứ 3 trường hợp tử vong của trẻ em thì có 1 trường hợp vì tai nạn. Bởi vậy, người lớn cần phải có ý thức đề phòng tai nạn cho các cháu bé.
Ngôi nhà nguy hiểm
Người ta thường chỉ nghĩ ngôi nhà là “mái ấm gia đình” mà ít khi ngờ rằng trong “mái ấm” đó có rất nhiều cái có thể gây ra những tai nạn chết người, nhất là đối với các cháu nhỏ. Sau đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tai nạn :
- Cái xoong nước đặt trên bếp gaz, đuôi xoong hướng ra ngoài : vì vướng, hoặc nước sôi tràn làm tắt ngọn lửa bếp, trong khi hơi gaz vẫn thoát ra, có thể gây ngạt thở.
- Gối và chăn mền trên giường Bé : có thể làm Bé ngạt (nếu nằm sấp). Bé có thể bị nóng quá vì bị chăn, mền phủ kín.
- Cửa sổ không có chấn song.
- Những hóa chất để bừa bãi hoặc đựng trong những đồ đựng không đúng loại; thí dụ đựng chất tẩy rửa trong chai bia hay nước ngọt cũ.
- Những dụng cụ cắm điện không được che chắn.
- Lò sưởi điện không có che chắn.
- Dây điện nối với dụng cụ cạo râu, để ở bờ bồn tắm; trẻ em có thể đánh rơi xuống nước gây nguy hiểm chết người.
- Bộ phận nối dài cái cắm điện, để dưới đất. Trẻ có thể cho vào miệng, ngậm và bị giật.
- Đặt Bé trên mặt bàn hay mặt tủ để thay tã, rồi bỏ đấy đi lấy một vật gì đó, như cái kim băng chẳng hạn. Chỉ trong tích tắc, Bé lăn người và bị rơi xuống đất !
- Bàn là (ủi), cắm điện rồi để quên.
- Những trang bị dùng để sưởi bằng than, củi, gaz đã cũ thường tạo ra nhiều khí ôxýt cacbon độc. Khí này nguy hiểm vì không mầu và không có mùi làm trẻ hít phải bị yếu, lả dần cho tới chết.
Dù trẻ mới 4 tháng hay đã 4 tuổi, không bao giờ được để các cháu ở nhà một mình ! Những tai nạn sau rất có thể xảy ra như : bị ngạt thở, cháy, ngá, nuốt phải vật lạ (nhiều trẻ em tưởng viên thuốc là kẹo), nghịch súng của người lớn, nuốt khuy, hạt đậu, hạt lạc V.V….
Những điều kiện làm trẻ dễ gặp tai nạn là : đói (vì đói nên vớ được cái gì cũng cho vào miệng); sợ hãi, ganh tị, xúc động. Có đứa trẻ chạy vụt ra khỏi nhà, không nhìn trước sau, vì cha mẹ to tiếng với nhau.
Khi đang tắm cho trẻ, không bao giờ được bỏ đây để trả lời điện thoại. Không được trao Bé cho anh nó, chưa tới 10 tuổi, trông nom, dù chỉ một lát.
Không để các vật dễ cháy gần bếp lửa như cồn, rượu, quần áo bằng nilon v.v…
- Trẻ sơ sinh – Không nên đeo dây cổ cho Bé vì dễ bị nghẹt cổ. Không được để các đồ khâu vá, kim gài, khuy… gần Bé. Bé có thể vơ những vật đó và cho vào miệng. Cần chú ý tới con mèo trong nhà. Nó có thể nhảy vào nôi và nằm ủ ngay trên mặt Bé khiến Bé bị ngạt.
Giường Bé cần có những thanh chắn đủ khít để Bé không bị lọt đầu ra ngoài.
Nếu đặt Bé trong vòng có quây lưới, hoặc buộc dây lưng vào Bé, thì phải luôn theo dõi.
- Đối với trẻ em đã chập chững biết đi, vật gì đối với các cháu cũng lạ và cháu muốn được sờ mó, rồi đưa lên miệng nếm thử.
Cần để xa các cháu tất cả các loại thuốc, kể cả các loại thuốc tưởng là vô hại. Ngay cả thuốc aspirine cũng có thể gây ra nhiều tai nạn. Các bà mẹ nên chú ý không để cho con lục ví (bóp) cầm tay. Các loại thuốc đau đầu, thuốc ngủ các bà hay để trong xắc để tiện lấy khi cần dùng có thể gây ra tai nạn cho Bé, vì Bé sẽ bắt chước mẹ và lấy ra, cho vào miệng.
NHỮNG TAI NẠN CÓ THỂ XẢY RA TRONG NHÀ
- Không được để xoong trên bếp gaz, cán hướng ra ngoài. Bé có thể với tay lên cán.
- Chai thuốc tẩy rửa rất nguy hiểm vì Bé có thể với để uống.
- Không để bao diêm roi xuống duới dất. Bé sẽ cho diêm vào miệng.
- Những dụng cụ lao động, bàn là (bàn ủi) dao, kéo đều phải để xa Bé và dùng xong phải cất đi.
TAI NẠN CÓ THỂ XẢY RA TRONG PHÒNG
- Trẻ có thể cúi người qua cửa sổ và bị ngã.
- Mèo có thể nhảy vào nôi Bé.
- Khi thay tã lót bao giờ cũng chặn một bàn tay lên Bé để phòng ngã.
- Chú ý để Bé không với tới những ổ cắm điện.
- Cầu thang cần có cái chắn.
- Hộp khâu vá phải để xa Bé.
TAI NẠN CÓ THỂ XẢY RA TRONG BUỒNG TẮM
- Những bình xịt các loại đều phải để xa Bé.
- Bé có thể cho cái nối Ổ cắm điện vào nước hoặc vào miệng.
- Cái sấy tóc cũng làm Bé bỏng.
- Không để dao cạo ở nơi Bé có thể với tới.
- Thuốc nào cũng độc ! Không được để trong tầm tay Bé.
- Lò sưởi có thể làm Bé bỏng.
- Chìa khóa treo ở cửa làm Bé có thể tự nhốt mình trong phòng.
- Với nước nóng làm Bé bỏng.
Nhiều cuộc điều tra cho biết :
- 85% trường hợp trẻ em bị ngộ độc do người lớn để các hóa chất trong tầm tay của các cháu (thuốc chứa bệnh, thuốc tây rửa, diệt côn trùng…).
- 25% trẻ em bị ngộ độc bởi các loại hóa chất tẩy rửa dùng trong gia đình.
- 60% bị ngộ độc do các thuốc chữa bệnh.
Sau đây là những việc KHÔNG NÊN :
- Không được để bát, chén đựng nước nóng ở dưới đất.
- Không để cán xoong hướng ra phía ngoài bếp.
- Không để các vật đựng có chiều sâu gần Bé. Bé có thể úp lên đầu và bị ngạt.
- Không để các dụng cụ chạy bằng điện như lò sây, dao điện v.v… gần Bé.
- Không để chìa khóa bên trong phòng Bé, Bé có thể khóa mà không mở được nên tự nhốt mình ở bên trong.
- Chú ý các bóng đèn, phải mắc chắc chắn, ở trên cao để Bé không làm rơi được.
- Trước lò sưởi và cửa sổ phải có lưới chắn.
- Nên chú ý dặn dò các cháu không nghịch, hái các lá cây trồng trang trí trong nhà. Một số cây trồng trong nhà cũng có chất độc, không được ăn lá của chúng.
- Các cánh cửa cần phải móc lại khi để mở cũng như khi đóng để tránh các cháu khỏi bị kẹp ngón tay.
- Sắp xếp, trông nom và giáo dục – Trẻ càng lớn, càng phải có những biện pháp riêng. Khi dạy trẻ, chủ yếu phải để chúng tự luyện tập, làm quen với việc sử dụng các đồ vật thông thường. Không nên cấm các cháu đụng chạm tới cái chén, cái hộp… mà nên dạy cho các cháu biết cách cầm và sử dụng thế nào cho khỏi rơi, khỏi vỡ. Người lớn phải làm mẫu và mỗi lần sử dụng xong, dạy cho các cháu thu và sắp xếp các thứ lại cho gọn gàng, để đúng chỗ quy định.
Người lớn khi vào trong phòng có trẻ con, không được đẩy mạnh cửa để mở bất chợt (vì có thể có trẻ đứng sau cửa). Khi đang mang vác vật nặng, không quay người lại đằng sau, đề phòng vật rơi xuống trẻ.
Những tai nạn ngoài đường
Phần lớn các tai nạn giao thông xảy ra khi trẻ em đi ngoài đường do :
- Đi qua đường không trông trước, trông sau xem có xe không;
- Đang đi cùng người lớn, bất chợt bỏ tay ra để nhặt bóng (lượm banh).;
- Mải chơi với các bạn và bất chợt chạy từ trên hè xuống đường.
Những tai nạn trên thường xảy ra trong mùa hè, tại những nơi nghỉ mát (bãi biển hoặc trên núi). Tại Pháp trung bình, có 135 trẻ em bị chết trong số 2.150 tai nạn.
Cần phải hướng dẫn cho các cháu biết cách qua đường. Đối với các cháu 4-5 tuổi, tốt nhất là người lớn cầm chặt tay cháu để dắt cháu đi qua. Qua nhiều lần thấy người lớn nhìn trái, nhìn phải để coi chừng xe cộ, cốc cháu sẽ nhận biết và bắt chước.
Tại những nơi nghỉ có chỗ tắm, các trẻ từ 1 tới 4 tuổi hay bị chết đuối. Bởi vậy, khi tắm sống hồ hay tắm biển, hãy để các cháu khua đập tay chân cho thỏa thích, nhưng người lớn không được rời mắt khỏi các cháu.
Những mối nguy hiểm ở đồng quê
- Những cây, cỏ độc – Có nhiều cây dại, cỏ hoang có hoa, quả nhỏ có màu sắc dễ thu hút trẻ em, nhưng lại rất độc. Cần dặn dò, ngăN cấm trẻ không được hái các quả dại và nhất là không được ăn. Kể cả các loại nấm nữa.
- Rắn – Trong những bụi cỏ, dù là cỏ khô có thể có rắn độc.
- Những cây có cành dễ gãy – Cần giảng cho các cháu biết ngoài trời có nhiều thú vui, nhưng cũng có nhiều tai nạn đang rình rập mình. Không nên vội leo cây, đu người lên cành vì có nhiều cây, cành rất dễ gãy.