Tầm quan trọng và nhu cầu Vitamin ở trẻ.
Ở mỗi người, nhu cầu về Vitamin Chỉ cần một lượng nhỏ. Thế nhưng, thiếu nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường của cơ thể. Nhất là đối với trẻ em, thiếu Vitamin sẽ gây ra ốm đau, chậm phát triển.
Nhu cầu về Vitamin thay đổi theo độ tuổi, theo bệnh và trạng thái họạt động của cơ thể. Thông thường, trẻ em, phụ nữ có thai, những người lao động vất vả, người mẹ cho con bú cần nhiều Vitamin hơn.
Dưới đây là bảng ghi nhu cầu Vitamin Cho trẻ từ 1- 6 tuổi.
Tuổi | Các Vitamin thường gặp | |||||
A
(mcg) |
B,
(mg) |
b2
(mg) |
pp
(mg) |
C(mg) | D (UI) | |
Dưới 1 tuổi | 350 | 0,4 | 0,5 | 5,4 | 20 | 10 |
1 – 3 tuổi | 400 | 0,8 | 0,8 | 9 | 20 | 10 |
4 – 6 tuổi | 400 | 1,1 | 1,1 | 12,1 | 20 | 10 |
Ghi chú:
- Milligam (mg)
- Microgam (mcg)
- Đơn vị quốc tế U.I
Những loại Vitamin Cần thiết cho cơ thể của trẻ.
* Vitamin A:
Vitamin A có vai trò rất quan trọng, trẻ được cung cấp đầy đủ Vitamin A sẽ chóng lớn, phòng chống được một số bệnh nhiễm khuẩn. Đặc biệt phòng chống khô mắt có thể dẫn đến mù loà.
Nhu cầu Vitamin A ở trẻ không cao lắm, tuỳ thuộc vào từng lứa tuổi.
Trẻ dưới 1 tuổi cần : 350mcg/ngày
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần : 400mcg/ngày
Trẻ từ 4 đến 6 tuổi cần : 400mcg/ngày
Vitamin A có thể dự trữ được trong cơ thể nếu ăn quá nhiều một lúc. Cho nên không bị lãng phí vì nó được lưu giữ lại ở gan với khoảng thời gian 5 – 6 tháng.
Chính vì vậy, trẻ em có thể uống một liều Vitamin A tối 200.000đ.v. Với liều lượng này, trẻ em dưới 3 tuổi không bị thiếu Vitamin A trong vòng 6 tháng, nhưng chỉ trong trường hợp trẻ không bị mắc bệnh viêm gan, viêm tuỵ, đái đường…
Tuy nhiên, việc cung cấp vitamm A thường xuyên qua ăn uống vẫn tốt hơn rất nhiều.
Phòng ngừa thiếu vitamm A có ý nghĩa rất lớn vì trẻ thiếu Vitamin A thường chậm lớn, còi cọc, dễ mắc bệnh ngoài da, khô mắt, quáng gà.
Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia, hàng năm có khoảng 7 vạn em có biểu hiện lâm sàng khô mắt, trong đó 4000 em bị mù do chứng khô mắt mà nguyên nhân chính là do thiếu Vitamin A ở mức độ trầm trọng.
Vitamin A còn có tác dụng rất lớn trong điều trị bệnh. Dùng Vitamin A để điều trị có thể làm giảm đi một nửa số ca chết do bệnh nhiễm trùng, làm giảm mức độ trầm trọng của các tổn thương trên mắt, mặc dù nó không phải là thứ thuốc bổ dùng cho tất cả các bệnh về mắt. Nó chỉ có tác dụng tham gia tạo các mô, da, niêm mạc, giúp tái tạo hồng tố đê võng mạc thực hiện chức năng, tăng cường sức đề kháng để có thể chống nhiễm khuẩn. Cho nên, dùng Vitamin A để điều trị các bệnh về mắt cần tuân thủ theo những quy định của thầy thuốc.
Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, ngoài việc uống viên nang Vitamin A theo liều quy định, cần tăng cường và đảm bảo đủ Vitamin A qua đường ăn uống. Các bà mẹ phải thực hiện biện pháp này một cách triệt để, lâu dài.
Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, gan cá, gan gà, gan lợn, bò… Nếu mỗi tuần cho trẻ ăn một bữa gan thì trẻ sẽ được cung cấp Vitamin A. Có thể cho trẻ ăn trứng gà, vịt tươi.
Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn nhiều rau, hoa quả tươi vì trong rau quả tươi có chứa betacaroten (tiền Vitamin A). Khi vào cơ thể sẽ tạo nên Vitamin A. Các loại rau có màu xanh đậm, các loại quả có màu vàng da cam hay màu đỏ chín như đu đủ, trứng gà, khoai lang nghệ, cà rốt… có chứa nhiều betacaroten. Tuy nhiên, cần kết hợp với chế độ ăn có lượng lipit nhất định để có thể hấp thụ betacaroten tốt hơn.
* Vitamin D.
– Vai trò: Vitamin D có rất nhiều tác dụng cho cơ thể con người. Đặc biệt, đối với trẻ em, Vitamin D được xem như là chất chống còi xương. Lý do chủ yếu là Vitamin D có tác dụng thúc đẩy việc hấp thụ và chuyển hoá chất canxi và chất photpho.
Thiếu Vitamin D gây trở ngại cho việc hình thành xương, dẫn đến còi xương.
Các dấu hiệu của còi xương.
+ Lâu liền thóp
+ Xương sọ mềm
+ Ngực lép
+ Chân có thể bị cong, vẹo, sinh ra chứng vòng kiềng
+ Chậm biết ngồi, biết đi vì xương không cứng cáp.
- Cung cấp Vitamin
Vitamin D có nhiều trong thức ăn động vật như thịt, cá, trứng… Ngoài ra còn có trong các loại ngũ cốc, rau quả, các loại khoai thì có: Ergostéroc (chất tiền Vitamin D), khi vào cơ thể sẽ chuyển thành Vitamin D.
Cung cấp đầy đủ Vitamin D bằng cách:
+ Cho trẻ ăn đủ dầu, mỡ để tạo điều kiện hấp thụ Vitamin D và Ergostéroc.
+ Cho trẻ tắm nắng hợp lý.
Tuy nhiên, nếu cơ thể trẻ có thừa Vitamin D sẽ có tác hại cho cơ thể: làm rối loạn sự hình thành xương. Vì vậy, ngoài chế độ ăn uống hợp lý, tắm nắng thích hợp, việc dùng Vitamin D ở dạng thuốc cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc.
* Vitamin C.
- Vai trò: Vitamin C có vai trò rất quan trọng. Nó tham gia vào nhiều chức năng sinh lý bảo đảm cho sự phát triển và hoạt động của trẻ nhỏ.
Tác dụng chủ yếu của Vitamin C là:
+ Tham gia vào sự liên kết vững bền các tế bào trong các tổ chức của cơ thể.
+ Tham gia tạo máu.
+ Cùng vối các men chuyển hoá.
+ Giúp cơ thể phòng chống bệnh tật, nhất là chống nhiễm khuẩn các vết thương và giúp vết thương chóng lành…
- Đặc điểm của Vitamin C:
+ Là chất không bền, dễ hoà tan trong nước và dễ bị phá huỷ ở nhiệt độ cao bởi ánh nắng, môi trường kiềm… Cho nên những thức ăn được chế biến sẵn hoặc được bình quân lâu ngày đều bị mất Vitamin C.
+ Vitamin C .không tích luỹ lâu dài trong cơ thể được, rất dễ bị thải ra qua nước tiểu. Vì vậy, vitamịn C phải được cung cấp hàng ngày.
+ Vitamin C có nhiều trong rau xanh, củ, quả tươi như: khoai lang tươi, cà chua, nước cam, chanh…
- Cung cấp và bổ sung Vitamin
+ Vì Vitamin C rất dễ bị mất khi để lâu ngày nên VỚI rau phải chọn rau non, tươi, chú ý đến cách nấu và cách rửa. Nấu nướng đúng kỹ thuật sẽ giữ được nguồn Vitamin C, có tác dụng giúp cho việc hấp thụ các Vitamin khác.
+ Càng cho trẻ ăn nhiều loại hoa quả càng cung cấp đầy đủ nhu cầu Vitamin C cho cơ thể của trẻ vì mỗi loại hoa quả có một số chất đặc trưng.
+ Khi cho trẻ uống Vitamin C dưới dạng thuốc cần tuân theo sự hướng dẫn của thầy thuốc để dùng đúng cách, dùng đúng liều lượng.
+ Đối với trẻ còn đang bú sữa mẹ, người mẹ cần phải ăn đủ quả và rau tươi, như thế trẻ mới nhận đủ Vitamin C.
+ Nếu người mẹ không có sữa, phải nuôi bộ’ bằng sữa ngoài, cần phải chú ý bổ sung Vitamin C bằng nguồn quả tươi hoặc dưới dạng tân dược để tránh một sô bệnh do thiếu Vitamin C gây ra. Bởi trong sữa bò, sữa tươi có chứa rất ít Vitamin C, hơn nữa, Vitamin C rất dễ bị giảm khi đun, hấp sữa.
* Vitamin B1.
– Vai trò: Vitamin B, có tác dụng thúc đẩy chuyển hoá gluxit và bảo vệ, tăng cường sự hoạt động của hệ thần kinh.
Thiếu Vitamin B1, trẻ thường biếng ăn, chậm lớn. Nếu thiêu lâu ngày có thê bị tê phù, đau nhức chân tay thậm chí còn bị suy tim nếu bị thiếu nặng.
– Cung cấp và bổ sung Vitamin B1.
Vitamin B1 có nhiều trong các loại thịt, trứng, ngũ cốc (gạo, mỳ, ngô) và các loại đậu đỗ. Nếu các bà mẹ có chế độ ăn phong phú sẽ cung cấp đủ Vitamin B,.
Tuy vậy, Vitamin B1 lại là chất dễ bị thiếu vì dễ hoà tan trong nước và dễ bị phá huỷ khi chế biến, nấu nướng. Hơn nữa, có thể con người lại không hấp thụ được nhiều Vitamin B1. Cho nên, nếu các bà mẹ cho trẻ ăn uống thiếu Vitamin B1 trong vòng 7 ngày rất có thể gây xấu cho sức khoẻ của trẻ.
Những bà mẹ đang cho con bú cần có chế độ ăn đủ chất. Tránh ăn gạo kém phẩm chất (ẩm, mốc) hoặc gao xay xát quá trắng, sẽ làm mất lượng Vitamin B1, kết hợp ăn nhiều các loại hoa quả để tránh thiếu Vitamin B1.
Tóm lại, Vitamin B1 là loại Vitamin Cần phải
chú ý cung cấp đều đặn hàng ngày.
* Các Vitamin khác.
Cơ thể phát triển bình thường được thì cần có rất nhiều loại Vitamin như: Vitamin K, Vitamin E, PP, B6, Vitamin H…
Tuy nhiên, không như các Vitamin đã nói ở phần trên, các loại Vitamin này, có thể cần nhưng ít. Dù ít nhưng nếu thiếu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cơ thể. Nếu thiếu trầm trọng thời gian dài sẽ gây ra một số bệnh.
Vì vậy, các bà mẹ nên tô chức bữa ăn hợp lý và phong phú thì sẽ không sợ bị thiếu Vitamin. Nhưng không nên quá lo lắng khi thấy nhu cầu có thể cần nhiều Vitamin.