Trẻ bị da xanh tái – Nguyên nhân, hướng xử lý

Chăm sóc bé

Một chút màu xanh nhạt trên da (chứng xanh tím) cho thấy rằng các mô bên dưới không có đủ khí oxy. Khi màu xanh xuất hiện chỉ ở một bộ phận của cơ thể, như tay hoặc chân, có thể dòng chảy của máu bị giảm xuống do quần áo chật hoặc quấn băng chặt. Tiếp xúc với thời tiết lạnh cũng có thể khiến môi, ngón tay hoặc ngón chân chuyển thành màu xanh. Da trở về màu bình thường khi được làm ấm.

Những trẻ rất nhỏ thường có một vòng tròn màu xanh-trắng quanh miệng khi ăn. Điều này hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất sau khi ăn. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đổi thành màu xanh tím một phần lớn trên cơ thể, nó có thể là dấu hiệu bé thiếu ô xy và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Một số trẻ bị bệnh tim bẩm sinh thì bình thường đã có mức bão hoà ô xy thấp và có thể thường xuyên xuất hiện chứng xanh tím. Hãy thảo luận về mức độ bão hoà ô xy có thể chấp nhận và các biện pháp để theo dõi bé với bác sĩ tim của bạn.

Methomoglobinemia là một bệnh hiếm, có thể di truyền trong gia đình. Trẻ bị bệnh có một lượng protein có tên methemoglobin bất thường trong các tế bào máu đỏ. Sự có mặt của nó làm hạn chế khả năng vận chuyển khí ô xy của các tế bào máu đỏ tới cơ thể. Da thiếu ô xy thường có màu xanh tím. Bởi vì da tím có thể có những nguyên nhân khác, nên hãy nói chuyện với bác sĩ nhi để có lời khuyên về chẩn đoán và cách kiểm soát.

Gọi ngay cho bác sĩ nhi nếu con bạn có hiện tượng chuyển thành màu xanh tím ở:

  • Toàn bộ cơ thể
  • Môi, lưỡi, đi kèm với thở lớn tiếng
  • Mặt, kèm theo sốt.

CẢNH BÁO!

Nếu da con bạn bị chuyển thành màu xanh tím hoặc không thở không nói hay không ho được, hãy gọi ngay cấp cứu, tuỳ thuộc vào lứa tuổi của con.

Đối phó với tình huống cố ý nhịn thở

Đó là một tình huống rất đáng sợ: đứa con bình thường rất đáng yêu của bạn la hét và gào khóc thảm thiết không đến nỗi làm bé hụt hơi không hít vào được thường là trong một trận hờn hay cũng có thể là bé sợ hãi hay đau.

Mặt bé có thể chuyển từ đỏ rực sang xanh xám; một số trẻ bị ngã xuống sàn và có vẻ như ngất đi hoặc bị co giật. Mặc dù cảnh tượng có vẻ đáng báo động, nhưng chắc nó không tệ như vẻ bề ngoài. Hầu hết các bậc cha mẹ hoảng hốt trước hiện tượng nín thở hơn là chính đứa trẻ. Vì thế không cần thiết kìm bé hay ép bé thở; về mặt cơ thể, thì việc nín thở đủ lâu không thể đến mức gây tác hại gì thậm chí cả những bé chập chững bướng bỉnh và tức giận nhất.

Tuy thế, nếu con bạn bị ngất hoặc co giật khi diễn ra hiện tượng nín thở, hãy gọi cho bác sĩ nhi. Bác sĩ nhi có thể sẽ khám cho bé để đảm bảo không có nguyên nhân thực thể gây hiện tượng bất tỉnh hay co giật. Nếu bác sĩ nhi nghi ngờ có vấn đề về cảm xúc, họ có thể chuyển con bạn tới chuyên gia về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, dù hầu hết các triệu chứng là vô hại, đừng hành động quá khích với nín thở. Hãy giữ bình tĩnh, đảm bảo rằng con mình được an toàn, nhưng không nên cường điệu hóa sự việc hay chiểu theo đòi hỏi của trẻ. Những phản ứng như thế chỉ tạo điều kiện cho những vụ việc khác trong tương lai.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn đã ở ngoài trời lạnh hoặc bơi hay chơi trong nước. Bé run rẩy và sờ vào người thấy lạnh. Phản ứng với nhiệt độ thấp (giảm thân nhiệt). Lau khô cho bé và bọc bé vào chăn hoặc chuyển bé vào phòng ấm. Nếu bé rất lạnh, hãy đặt bé vào nước âm ấm. Ngăn chặn hiện tượng giảm thân nhiệt bằng cách mặc đó cho bé phù hợp với nhiệt độ.
Con bạn bị ho khàn giọng, hơi thở của bé nặng nhọc. Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp. Gọi cấp cứu hoặc tới cơ sở cấp cứu gần nhất.
Con bạn bị tím môi và thở khò khè. Vấn đé về hô hấp, có thể là hen suyễn. Gọi cấp cứu ngay lập tức.
Da con bạn nhìn có màu xanh. Bé bị cảm và ho ngày càng nặng trong một hoặc hơi ngày qua. Hơi thở của bé gấp và khó. Bé không chịu ăn, khó chịu, nhìn chung không khỏe. Viêm tiểu phế quản. Gọi cấp cứu hoặc bác sĩ nhi ngay lập tức. Con bạn cần được đánh giá và điều trị ngay.
Con bạn khóc, nín thở, ngất, rồi nhanh chóng hổi tỉnh. Cơn nín thở ngắn. Xin ý kiến với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé vào loại bỏ những vấn đề về thực thể và khuyến nghị các cách đối phó với sự bực bội và hờn dỗi.
Con bạn nhìn có màu xanh nhạt, nhất là quanh môi. Bé bị sốt, cảm thấy không khỏe và thở gấp. Gần đây có có các triệu chứng của cảm hoặc bệnh do virus khác. Viêm tiểu phế quản. Viêm phế quản phổi. (Viêm phổi). Hãy gọi ngay cho bác sĩ nhi. Bác sĩ nhi sẽ khárh cho con bạn và có thể đưa ra cách điểu trị hoặc khuyên nên nhập viện.
Con bạn chuyển thành màu xanh khi đang ăn, chơi hoặc tập thể dục. Móng tay, môi, lưỡi và các niêm mạc của bé có màu xanh. Rối loạn tim, phổi hoặc tuần hoàn máu. Gọi cho bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho con bạn và có thể chuyển bé cho một chuyên gia khác để đánh giá.
Con bạn bị ngất hoặc mất kiểm soát bàng quan. Bé đã từng bị co giật. Rối loạn co giật. Hãy nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ yêu cầu xét nghiệm và có thể kê một đơn thuốc chống co giật.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận