Điều trị Viêm phế quản cấp

Bệnh hô hấp

ĐẠI CƯƠNG

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc của phế quản lớn và phế quản trung bình.

Viêm phế quản cấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhất là ở trẻ em và người già.

Bệnh hay xảy ra về mùa lạnh hoặc đông xuân.

Yếu tố thuận lợi cho viêm phế quản cấp hay xảy ra ở cơ thể mệt mỏi, làm việc căng thẳng, môi trường ô nhiễm có nhiều bụi bẩn ẩm thấp.

Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thường do liên cầu nhóm A, c và G, phế cầu khuẩn, tụ cầu Meti s, Hemophilus influenzae.

Lâm sàng:

Triệu chứng chính là ho và khạc đờm, bệnh bắt đầu bằng viêm long đường hô hấp trên rồi xuống đường hô hấp dưới.

Biểu hiện triệu chứng của viêm đường hô hấp trên:

Thể nhẹ:          Viêm họng đỏ, có thể chảy nước mũi, có khi có sốt.

Thể nặng:        Viêm mũi có mủ, viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa.

Biểu hiện triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới:

Thể nhẹ:          Ho khản tiếng, thở khò khè, nghe phổi có ran rít.

Thể nặng:        Ngoài các triệu chứng kể ở trên bệnh nhân có thể khó thở, có khi có dấu hiệu co kéo lồng ngực, nhịp thở nhanh, môi tím tái nghe phổi có ran rít, ran bọt ở vùng đáy phổi hoặc vùng sau lưng.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị nguyên nhân gây bệnh là chủ yếu (kháng sinh diệt khuẩn) đồng thời cũng phải điều trị triệu chứng nữa, cả hai vấn đề này liên quan rất mật thiết với nhau.

Muốn diệt khuẩn tốt cần phải làm kháng sinh đồ để tìm loại kháng sinh nào thích hợp nhất.

Điều trị triệu chứng: Phải làm thông thoáng đường hô hấp, bằng cách làm giảm tiết dịch, chống phù nề, cho các thuốc long đờm, cho corticoid.

Tùy theo các thể nặng nhẹ mà có phương pháp điều trị thích hợp.

  1. Thể nhẹ

  • Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi.

Cho thuốc sát khuẩn trực tiếp đường hô hấp.

Locabiotal (khí dung) ngày xịt 4 lần vào họng, khi xịt phải hít sâu.

Exomuc (Nacetyl Stein) người lớn và trẻ em trên 7 tuổi ngày uống 3 gói chia làm

  • lần hoặc Mucitux ngày uống từ 3 đến 4 viên.

Sưepsie (Mỹ – Pháp): Người lớn ngày ngậm 4 viên chia làm 4 lần.

Ampicillin 500 mg ngày uống từ 2 – 4 viên.

  1. Thể nặng: (cần có kháng sinh đồ)

  • Phải điều trị phối hợp kháng sinh giữa các nhóm (thường từ hai nhóm trở lên).
  • Cho thuốc kháng hislamin như dimedron, histalong kết hợp với nhóm corticoid loại uống hoặc khí dung.

Erythromycin ( 500mg):  Ngày uống 3 viên chia ba lần giữa các bừa ăn tốt nhất là trước các bữa ăn 45 phút uông với nửa li nước.

Cephalexin: Loại uống viên 500 mg ngày uông từ 2 đến 4 viên.

  • Loại tiêm 1 g ngày có thể dùng lừ 2 g chia 2 lần (tiêm bắp), nên thử test trước khi tiêm (theo các chuycn gia y tế Việt Nam).

Prednisolon ngày cần 20 mg là được tức là ngày uống 4 viên chia 2 lần (uống sau khi ăn).

Dimedron 10 mg ngày uống từ 2 – 4 viên, mỗi lần uống 1 viên.

Salbutamol 2 mg: ngày uống 2 viên chia 2 lần.

Mucitux: ngày uống từ 3 đến 4 viên chia làm 3 đến 4 lần.

Ho long đờm: Ngày uống từ 4 – 6 viên, mỗi lần 2 viên.

Theophyllin 0,10 ngày uống 4 viên chia làm 2 lần (khi khó thở mới dùng).

PHÒNG BỆNH

  • Loại bỏ các yếu tố kích thích như thuốc lá, thuốc lào, các loại bụi của ô nhiễm môi trường xung quanh.
  • Giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh.
  • Tiêm vaccin chống virus và vi khuẩn.

Điều trị tốt bệnh nhân khỏi hoàn toàn.

Bệnh hô hấp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận