Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản cấp tính ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi thường do

virus hợp bào hô hấp gây ra (Respiratory Syncytial Virus – RSV).

Trẻ đẻ non, bệnh tim bẩm sinh, thiểu sản phổi suy dinh dưdng có nguy cơ bị bệnh cao.

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào lâm sàng và Xquang

Lâm sàng

Bệnh cấp tính:

  • Khởi đầu bằng viêm long đường hô hấp trên.
  • Toàn phát với dấu hiệu suy thở, thở nhanh, rít, thông khí kém.
  • Biểu hiện thiếu oxy: vật vã, tím tái.
  • Rút lõm lồng ngực, phổi ứ khí, tắc nghẽn, bít tắc.
  • Các bộ phận khác: tim mạch ảnh hưởng, thần kinh kích thích hoặc li bì.

Xét nghiệm

  • Công thức máu

Không đặc hiệu, có thể có tăng bạch cầu lympho.

  • Xquang phổi

+ Phổi ứ khí, cơ hoành hạ thấp.

+ Biểu hiện mờ các tiểu phế quản.

+ Đôi khi có biểu hiện xếp cục bộ các phân thuỳ. Có khi xẹp cả phân thuỳ phổi do bít tắc.

  • Phân tích khí máu, chỉ cần làm với thể nặng.

+ Sa02 giảm < 92%.

+ Pa02 giảm < 60mmHg.

+ PaC02 tăng.

ĐIỀU TRỊ

Thể nhẹ

  • Bệnh nhân tỉnh, môi hồng, bú được, Sa02 > 95%, khó thở nhẹ.
  • Điều trị tại nhà:

+ Ăn uống đầy đủ.

+ Hướng dẫn bố mẹ phát hiện những dấu hiệu nặng.

  • Thể trung bình
  • Ăn kém
  • Mất nước
  • Ngủ lịm
  • Khó thở rõ
  • Sa02 92 – 95%.

Điều trị: Tại bệnh viện

  • Thở oxy, duy trì Sa02 > 95%.
  • Ăn qua ống thông dạ dày.
  • Truyền dịch:

+ Dung dịch ringer glucose 5%: 20-50ml/kg, tốc độ 5-10 giọt/phút.

+ Khi có gan to, tĩnh mạch cổ nổi, đái ít, mạch nhanh: không được truyền. + Khí dung: Ventolin 0,2mg/kg/lần

Thể nặng

  • Sa02 < 92%
  • Mệt lả
  • Dấu hiệu tăng C02: vã mồ hôi, kích thích hay ngừng thở.

Điều trị: (chuyển điều trị tích cực)

  • Theo dõi chặt chẽ: mạch, nhịp thở Sp02.
  • Kiểm tra khí máu.
  • Thở CPAP hay thở máy.
  • Truyền dịch ringer glucose 5% 20ml/kg/24 giờ, 7-8 giọt /phút.
  • Khí dung:

+ Ventolin 0,2mg/kg/lần              X 3-4 lần/24 giờ

+ Natri clorua 9%0 X 5ml          X 3-4 lần/24 giờ

  • Khi bệnh nhân ngừng thả, hoặc Pa02 < 50mmHg và PaC02 > 70mmHg đặt nội khí quản thở máy với PEEP > 2cm H2

Kháng sinh

  • Chỉ dùng khi có biểu hiện bội nhiễm:

+ Bạch cầu trung tính tăng.

+ Xquang phổi có đám mò.

+ Phổi nghe có ran ẩm.

  • Khi bệnh nhân đặt nội khí quản hay chạy máy thở cũng cần cho kháng sinh chống bội nhiễm.
  • Cần cấy dịch để tìm vi khuẩn và kháng sinh đồ.
  • Thường dùng 2 loại:

+ p lactamin hoặc cephalosponin kết hợp với:

+ Aminosid

CHĂM SÓC

  • Để bệnh nhân nằm đầu cao.
  • Hút đờm dãi.
  • Cho ăn sữa, cháo. Nếu bệnh nhân nặng đặt sonde để cho ăn.
  • Vỗ rung, dẫn lưu tư thế.
  • Theo dõi: mạch, nhiệt độ, nhịp thở và độ bão hoà oxy.

XUẤT VIỆN

  • Bệnh nhân tỉnh táo, hết sốt, ăn tốt.
  • Nhịp thở trẻ về bình thường.
  • Chỉ số khí trong máu trở về bình thường.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận