Trang chủChăm sóc béBệnh Viêm phế quản cấp tính ở trẻ em

Bệnh Viêm phế quản cấp tính ở trẻ em

Viêm phế quản cấp tính là hiện tượng viêm nhiễm, kích thích cấp tính ở niêm mạc phế quản gây rối loạn, viêm long, xuất tiết ở niêm mạc phế quản làm rối loạn xuất tiết, tính thấm và phản ứng tại chỗ của phế quản.

Bệnh viêm phế quản cấp tính thường gặp trẻ em và lứa tuổi học đường

Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp tính do virút Myxovirus, Adenovirus và virút hợp bào hô hấp lây truyền bằng đường hô hấp. Những virút này xâm nhập vào các tế bào và nhân lên…

Vi khuẩn Hemophilus Influenzae, phế cầu, tụ cầu, liên cầu và một vi khuẩn đường ruột gram âm.

Viêm phế quản do nấm Candida albicans từ tưa miệng hay dùng nhiều kháng sinh, suy giảm miễn dịch, gặp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Viêm phế quản dị ứng là niêm mạc phế quản rất nhậy cảm với dị ứng nguyên, kích thích đường hô hấp trên, niêm mạc phế quản trẻ nhỏ, thường đáp ứng quá mức dễ gây viêm. Viêm phế quản dị ứng, biểu hiện ho, khò khè như hen và hay tái phát.

Viêm phế quản do hoá chất là trẻ em hàng ngày hít phải hơi các nhà máy, mang theo bụi, dầu… kích thích niêm mạc phế quản gây viêm.

Đặc biệt là bụi xi măng, hơi thuốc lá, từ các nhà máy này thải ra.

Biểu hiện lâm sàng thời kỳ khởi phát xuất hiện viêm long đường hô hấp trên. Bệnh nhi chảy nước mũi trong, hắt hơi, sốt, ho và đau họng.

Thời kỳ toàn phát, biểu hiện cơ năng: Bệnh nhi ho khan khản tiếng, rát họng, về sau ho từng cơn xuất hiện ban đêm, về sáng, lúc nằm. Ho có đờm nhầy.

Bệnh nhi đau ngực do co thắt các cơ vùng ngực, vùng bụng do ho nhiều.

Triệu chứng toàn thân là bệnh nhi sốt từ nhẹ đến nặng, nhiệt độ 39-40°C, người mệt mỏi, có co giật, ở trẻ ba tuôi, biếng ăn, ngủ kém, lười ăn.

Triệu chứng thực thể là nghe phổi phát hiện nhiều ran ngáy, ran rít ở hai lá phổi. Dấu hiệu co kéo xương đòn, lồng ngực lõm.

Chụp phim X-quang phổi phát hiện hình ảnh các nhánh phế quản tăng đậm, hai rón phôi đậm.

Xét nghiệm tìm vi khuẩn trong đờm dương tính có nhiều tế bào thoái hoá.

Trong máu, công thức bạch cầu tăng cao nhất là bạch cầu đa nhân trung tính. Máu lắng tăng.

Tiến triển của bệnh viêm phế quản cấp, sau một tuần lễ sẽ khỏi, riêng chứng ho còn kéo dài vài tuần. Một số trường hợp có thể tái phát hay biến chứng rối loạn không khí, viêm phổi, viêm tai giữa.

Phòng tránh là tránh lạnh, cho trẻ mặc ấm, ăn nóng, uống nóng, không ăn chất lạnh, không dầm mưa, gió.

Chữa khỏi viêm long đường hô hấp trên, không để tác nhân xuống đường hô hấp dưới gây bệnh.

Vệ sinh răng, miệng, súc họng hàng ngày, bằng nước muối.

Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ ăn nhiều dưỡng chất, nhiều vitamin, nhiều loại quả chín cam, chanh, xoài, nhãn, na, chôm chôm, măng cụt…

Điều trị trước tiên cho trẻ nằm nghỉ trong phòng sáng, thoáng, mát, tránh hít các hơi độc nhà máy hơi thuốc lá, bụi đường và cho trẻ ăn nhẹ khi đang sốt như sữa, cháo thịt, súp thịt, khi hết sốt cho ăn chế độ nhiều chất đạm, nhiều vitamin và quả chín.

Trẻ sốt cao cần chườm nước đá. Khi bớt sốt đưa trẻ đi khám bệnh và thực thi theo hướng dẫn của bệnh viện:

Chống sốt bằng paracetamol 0,05-0,25 mỗi lần uống, ngày uống hai lần.

Chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh theo bác sĩ chỉ định.

Nhỏ mũi bằng argyron 1%, sunfarin.

Viêm phế quản phổi là bệnh nặng gây tử vong sau tiêu chảy cấp, do suy hô hấp, phát hiện muộn, điều trị muộn. Bệnh gây một số biến chứng. Bệnh gặp trẻ em dưới ba tuổi đặc biệt trẻ dưới một tuổi.

Nguyên nhân do nhiễm các vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hemophilus influenza… những tụ cầu chiếm vai trò gây bệnh càng nhiều.

Ngoài ra, viêm phế quản phổi còn do virus, gặp nhiều.

Bệnh cảnh lâm sàng ở thời kỳ đầu, trẻ bị viêm long đường hô hấp trên; hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi trong một bên hay hai bên. Bệnh nhi ho khan từng tiếng và sốt nhẹ.

Thời kỳ toàn phát, bệnh nhiễm khuẩn gây cho trẻ sốt cao, nhiệt độ 39-40oC, người mệt nhọc, ăn kém hay bỏ ăn. Ở trường hợp nặng có triệu chứng nhiễm độc; sắc mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, trạng thái suy hô hấp. Bệnh nhi bị tím tái quanh môi và đầu các ngón tay, chân, khó thở nông và nhanh, hai cánh mũi phập phồng co kéo trên, dưới xương ức, suy hô hấp có. ba độ:

Suy hô hấp độ I: bệnh nhi khó thở khi gắng sức.

Suy hô hấp độ II: bệnh nhi khó thở, tím tái khi nằm yên.

Suy hô hấp độ III: bệnh nhi khó thở nhiều, tím tái nhiều, có triệu chứng thần kinh như vật vã hay hôn mê.

Bệnh xuất hiện hội chứng nhiễm khuẩn, suy hô hắp cùng hội chứng tim mạch: tim đập nhanh, mạch đều, huyết áp giảm, có thể truy tim mạch, mạch nhanh khó bắt. Ngoài ra bệnh nhi nôn, tiêu chảy.

Thăm khám, khi gõ phát hiện một vùng đục hay vàng hơn bình thường, dọc theo cột sống.

Nghe phổi có nhiều ẩm nhỏ hạt rải rác ở hai lá phôi.

Chụp phim X-quang phổi có nhiều hình ảnh đám mờ rải rác ở hai lá phổi. Trong thể giả thuỳ,hình ảnh vết mờ tập trung ở một thuỳ hay phân thuỳ, bờ không rõ.

Xét nghiệm máu: công thức bạch cầu tăng cao đặc biệt bạch cầu đa nhân trung tính.

Tiến triển, bệnh viêm phểi phé quản phổi là bệnh nặng gây tử vong trong suy hô hấp, không được điều trị khan trương và kịp thời. Bệnh gây nên biến chứng: viêm màng phôi mủ, viêm màng tim….

Phòng tránh là chống viêm long đường hô hấp trên bằng chữa khỏi các bệnh viêm mũi cấp, viêm V.A, viêm amidan, viêm họng…

Điều trị khỏi các bệnh đường hô hấp dưới: viêm phế quản, bạch hầu thanh quản…

Điều trị bệnh viêm phế quản phoi là phải đưa bệnh nhi đến bệnh viện. Tại bệnh viện:

Chế độ chăm sóc, ăn uống: cho bệnh nhi nằm phòng thoáng, yên tĩnh.

Cho bệnh nhi ăn cháo, sữa khi đang sốt cao, cho uống nhiều nước. Khi bệnh nhi hết sốt cần ăn nhiều sữa, nhiều chất đạm và vitamin.

Chống suy hô hấp: cho bệnh nhi thở oxy ở độ I,II. Độ III cho hô hấp viện trợ, đặt nội khí quản, bóp bóng, thở bằng máy.

Chống nhiễm khuẩn với virút, kháng sinh không tác dụng, chỉ chống bội nhiễm.với vi khuân dựa vào kháng sinh đồ và phối hợp các loại kháng sinh: Penicillin, Erythromycin, Getamycin, Methicilin…

Chống suy tim dùng Digitalis.

Nâng cao toàn thể trạng cho vitamin C, B1, và tăng cường dinh dưỡng.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây