Trang chủChăm sóc béPhòng và chữa bệnh viêm phế quản trẻ em

Phòng và chữa bệnh viêm phế quản trẻ em

Viêm phế quản chia làm 2 loại: loại viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Còn có một loại viêm phế quản thở gấp cũng thuộc loại viêm cấp tính. Viêm phế quản thuộc bệnh cảm nhiễm đường hô hấp, là một trong những bệnh thường thấy của trẻ con. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu từng loại.

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP TÍNH Ở TRẺ EM

  1. Nguyên nhân xảy ra viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp tính, tức là phế quản và phế quản xảy ra viêm đồng thời, là một loại bệnh cảm nhiễm đường hô hấp thường thấy ở trẻ sơ sinh, trong cả năm 12 tháng đều có thể xảy ra, nhưng về mùa đông giá lạnh tỉ lệ nhiễm tương đối cao. Viêm phế quản cấp tính có thể do virut gây ra, cũng có thể là do vi khuẩn như là trực khuẩn của bệnh cảm cúm song cầu khuẩn và liên cầu khuẩn viêm phổi gây ra. Nhưng thường là bị nhiễm đồng thời vi khuẩn và virut. Đa số trẻ em bị bệnh là do sau khi cảm cúm, vi khuẩn từ yết hầu xâm nhập vào phế quản mà gây nên. Thường bị nhiễm từ đường hô hấp trên, cũng có thể là một loại biểu hiện thời kì đầu của các bệnh truyền nhiễm như sởi, bệnh ho gà, bệnh thương hàn. Ấu trùng của giun móc câu, giun đũa thông qua phổi hoặc là hít vào những thể khí có tính kích thích cũng có khả năng gây ra viêm phế quản.

  1. Biểu hiện lâm sàng

Bệnh này khởi đầu thường có thể là sốt, ho, nhiệt độ thân thể 39°c trở xuống, thông thường 3 – 4 ngày mới có thể hạ nhiệt. Đại bộ phận trẻ bị bệnh thường là trước đã có triệu chứng bị nhiễm đường hô hấp trên, như ngạt mũi, chảy mũi, hắt hơi, đau cổ họng, toàn thân có thể tỏa nhiệt, sốt nhẹ, sợ lạnh, đau đầu, toàn thân đau nhức mệt mỏi, hụt hơi. Khi phế quản bị nhiễm, xuất hiện ho có tính kích thích, phần nhiều ho khan, ít đờm, về sau dần dần có chất tiết ra từ nhánh phế quản, lượng đờm tăng nhiều, thỉnh thoảng trong đờm có nhiều dây máu; lúc nghiêm trọng có thể kèm theo nôn mửa, và đau ngực. Thường thường ho buổi sáng, tối, ban đêm và khi hít phải không khí lạnh thì ho càng nặng. Ho kéo dài khoảng 7- 10 ngày. Thời gian ho khi dài khi ngắn khác nhau. Ngắn có khi khoảng độ 1 tuần, dài thì có khi 2 đến 3 tuần. Bắt đầu là ho khan, về sau có đờm, có lúc còn có thể chán ăn uống, xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, đau bụng tháo dạ.

Viêm phế quản co giật có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, thường xuất hiện các triệu chứng khó thở, thở dốc, xung quanh môi miệng tím xanh, thậm chí bị chuột rút. Những triệu chứng này xảy ra từng cơn (lên cơn), lúc nặng lúc nhẹ, ban đêm nghiêm trọng hơn.

Trẻ sơ sinh chưa biết khạc đờm, phần lớn đờm vẫn nằm ở phía dưới yết hầu. Nặng thì nhiệt độ cơ thể có thể đạt đến 39 – 40°C, sau khi qua điều trị thì 2 – 3 ngày mới giảm nhiệt.

Kiểm tra nghe ở ngực: phần lớn nghe âm thanh bọt nước trung bình, chủ yếu phân tán phần dưới của ngực, vị trí có âm thanh khò khè không cố định, sau khi ho ra được chất phân tiết thì tiếng khò khè giảm bớt hoặc tiêu mất.

Máu thường quy: tổng số bạch cầu bình thường hoặc có chiều thấp; nếu hơi cao, có nghĩa là bị nhiễm vi khuẩn. Vì kí sinh trùng di chuyển vào phổi gây ra viêm phế quản cấp tính, có thể có hạt tế bào ưa acid tăng nhiều.

Kiểm tra bằng X quang: phổi tăng nếp nhăn.

Trẻ con bị viêm phế quản cấp tính, nếu điều trị không kịp thời, hoặc khi hơi đỡ một chút mà không tiếp tục kiên trì điều trị nữa, bệnh tình thường phát trở lại. Có một số người mê tín, lạm dụng thuốc kháng khuẩn, mỗi khi trẻ bị cảm ho là lập tức cho uống thuốc kháng khuẩn mấy ngày liền, lâu ngày, vi khuẩn gây bệnh sẽ sản sinh tính kháng thuốc đối với số thuốc kháng khuẩn này, như vậy dùng thuốc sẽ kém hiệu quả, và sẽ không chữa được khỏi bệnh, do đó rất dễ tái phát, dần dần biến thành viêm phế quản mãn tính. Trẻ sơ sinh còn có thể dẫn tới viêm phổi.

  1. Phân biệt viêm phế quản cấp tính với viêm phổi phế quản

Phân biệt viêm phế quản cấp tính với viêm phổi phế quản dựa trên vị trí bộ phận, biến đổi bệnh tình, phạm vi và mức độ nghiêm trọng của chứng viêm để việc điều trị đúng chỗ và chính xác. Phần mũi, yết hầu của cơ thể con người là đường hô hấp trên. Bị nhiễm những chỗ này ta gọi là bị nhiễm đường hô hấp trên, rất dễ thấy ngạt mũi, hắt hơi chảy mũi. Đặc trưng lâm sàng của viêm phế quản cấp tính là: đột nhiên xuất hiện ho khan, về sau có chất dịch tiết, khi ho có thể kèm theo nôn, nhiệt độ cơ thể có thể cao, có thể thấp, điều trị 2 – 3 ngày nhiệt độ có thể giảm, kèm theo đau đầu, có thể nghe tiếng đờm rít ở hai lá phổi, tiếng khò khè, hoặc âm thanh của nước bọt, sau khi ho khạc chất tiết ra, âm khò khè, hoặc biến mất. Đó là đặc trưng quan trọng điển hình của âm thanh phát ra khi viêm phế quản. Cũng là điểm phân biệt âm thanh giữa viêm phế quản với viêm phế quản phổi. Nếu như sốt kéo dài không giảm, ho nặng thêm, thở gấp, bệnh tình có xu thế tăng, lúc này ở phổi nhất là ở đáy phổi có thể nghe được âm thanh của bọt nước sủi lăn tăn tương đối sâu, cho dù là âm thanh rất ít, nhưng cũng biểu thị bệnh đã diễn biến lan đến phế nang, tức là đã viêm phổi.

Ngoài ra, viêm phế quản cấp tính xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, phần lớn bệnh trạng tương đối nặng. Cũng có nghĩa là, đặc trưng toàn thân và triệu chứng lâm sàng tương tự như viêm phế quản phổi, lúc này xử lí theo viêm phổi thật khẩn trương, để đạt mục đích rút ngắn quá trình mắc bệnh, giảm được bệnh bội nhiễm, sớm chữa khỏi bệnh.

Tóm lại, cần phải nắm vững đặc trưng của bệnh tật, quan sát tỉ mỉ, kịp thời chu đáo tình hình diễn biến bệnh của trẻ, để kịp thời điều trị và điều trị chuẩn xác.

  1. Những bệnh tật tương tự như triệu chứng bệnh viêm phế quản cấp tính

Trên lâm sàng rất nhiều bệnh tật có điểm tương tự viêm phế quản cấp tính, dễ gây nên nhầm lẫn, những bệnh tật đó gồm có:

  • Bị nhiễm đường hô hấp trên: triệu chứng rõ ràng như ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, triệu chứng ho hoặc có, hoặc không, mặc dù ho nhưng cũng tương đối nhẹ, triệu chứng toàn thân cũng nhẹ. Viêm phế quản nặng, phát sốt, toàn thân đau mỏi.
  • Cảm cúm, dịch cúm: có trường hợp lan tràn nhanh, rộng rãi, khởi bệnh tương đối gấp, triệu chứng toàn thân như sốt, đau đầu rất rõ rệt.
  • Ho gà, sỏi, thương hàn: thời kì đầu phát bệnh thường kèm theo viêm phế quản cấp tính, chú ý quan sát sự biến đổi của bệnh tình, có thể dần dần thấy xuất hiện đặc trưng tật bệnh nói ở trên.

Do những bệnh tật nói trên rất dễ nhầm lẫn với viêm phế quản, mong thầy thuốc và các bậc cha mẹ phải phân tích tỉ mỉ, hết sức chú ý bệnh tình của trẻ, dùng thuốc hợp lí, để cho trẻ được chữa sớm khỏi bệnh, sớm phục hồi sức khỏe.

  1. Dùng kính kiểm tra phế quản

Dùng kính kiểm tra phế quản là đem kính qua khoang mũi hoặc miệng, yết hầu đi vào trong phế quản và nhánh phế quản, trực tiếp kiểm tra tình hình biến đổi bệnh của phế quản và nhánh phế quản, là một trong những phương pháp quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh tật của hệ thống hô hấp. Kính phế quản thường dùng có 2 loại, tức là loại kính phế quản chất cứng và kính phế quản chùm sáng sợi Cellulose.

Những chứng bệnh thích hợp kiểm tra bằng kính phế quản chất cứng là: lấy bỏ những dị vật trong phế quản và nhánh phế quản; hút và trừ bỏ những vật làm tắc nghẹt trong đường hô hấp. Dùng để chẩn đoán thuộc bệnh phổi, phế quản mà nguyên nhân và vị trí bộ phận biến đổi bệnh tình chưa được rõ.

Kiểm tra bằng kính phế quản chùm sáng Cellulose, vì thân kính là loại dạng sợi mịn, mềm, nhũn có thể uốn cong. Trong công tác chẩn đoán và điều trị ưu việt hơn nhiều so với kính phế quản kiểu cứng, nó đã trở thành một trong những biện pháp quan trọng để kiểm tra bệnh tật thuộc hệ thống hô hấp. Vì phương diện chẩn đoán chủ yếu dùng cho những bệnh về phổi, phế quản và phế quản. Phạm vi ứng dụng thích hợp gồm các trường hợp: khạc ra máu, hoặc trong đờm có máu mà chưa rõ nguyên nhân, những bệnh tật có tính mơ hồ, phổi không trương lên được, không rõ nguyên nhân, hít thở chậm hoặc viêm phổi cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Ho khan, hoặc ho khò khè, kéo còi từng trận mà chưa giải thích được thì phải dùng kim chọc hút tổ chức ở trong phổi ra để kiểm tra tế bào học hoặc cắt lớp bệnh lí. Kiểm tra kính phế quản bằng chùm sợi quang, chủ yếu điều trị cho những bệnh nhân sưng phôi có mủ, phế quản mở to, kèm theo hiện tượng có một lượng lớn đờm, mủ bị tắc không thoát ra được, phải nhờ kính hút đờm ra, làm cho đường khí lưu thông; còn có thể tiêm thuốc kháng sinh vào chỗ đau, giải quyết điều trị cục bộ.

  1. Tây y điều trị viêm phế quản cấp tính
  • Cách điều trị thông thường: chú ý nghỉ ngơi, ăn uống thanh đạm, nhiệt độ trong phòng nằm không được cao quá, cũng không được khô quá, phải thường xuyên thay đổi chiều nằm cho trẻ (không nằm một bề), hoặc ôm lên vỗ nhẹ sau lưng, để cho những chất tiết của đường hô hấp dễ tiết ra ngoài.
  • Đối với bệnh nhân sốt thì phải cho uống nhiều nước lã đun sôi, dùng phương pháp hạ nhiệt bằng chườm túi nước đá.
  • Đối với bệnh nhân ho, có thể cho dùng thuốc ho nước trẻ em hoặc xi rô Megace, mỗi lần 2 – 5ml, mỗi ngày 3 lần, người đờm nhiều thì cho uống Amonium Chloride 0,5 – 1 viên/lần, ngày 3 lần hoặc hợp chất màu lá cọ: 1ml/ tuổi/ lần, ngày 3 lần.
  • Khống chế viêm nhiễm: sơ đồ cấu tạo máu không cao, bệnh nhân bị nhiễm virut thì cho dùng thuốc kháng virut như: uống viêm Thiazole hoặc tiêm bắp, truyền tĩnh mạch; bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn thì dùng loại thuốc Penicilline hoặc Macrolide, nếu dùng thuốc uống thì có Amoxicillin Amoxil, Cephradine, Erythromycin…
  1. Phương thuốc ăn để chữa bệnh viêm phế quản cấp tính
  • Lê 1 quả, mấy hột hồ tiêu trắng, bổ đôi quả táo bỏ hột ra cho hột hồ tiêu vào, sắc lên uống, nhuận phổi, cắt ho, hóa đờm. Dùng chữa bệnh viêm phế quản.
  • 3 cây hẹ rửa sạch, táo đỏ 50g, sắc nước uống. Bổ gan thận, kiện vị.
  • Rễ hành 7 cái, Lê 1 quả, đường trắng 15g, sắc lên uống nước ăn canh lê. Thanh nhiệt trừ thấp, nhuận phổi, cắt ho hóa đờm.
  • Lá cải trắng, lá gừng khô, lá lê – số lượng vừa phải, sắc lên uống tùy ý. Tác dụng kiện tỳ, tiêu hóa, ôn trung tán hàn, nhuận phổi, cắt suyễn, cắt ho.
  • Tỏi 20 củ, thịt lợn nạc 100g, muối, xì dầu lượng vừa phải. Đem tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thịt nạc thái mỏng, cho vào chảo lửa đỏ, đảo qua với dầu, cho tỏi đã bóc vào, đảo chín, cho gia vị vào, đảo qua là được, dùng ăn hằng ngày. Tác dụng giảm ho, long đờm.
  • Bánh quất 30g, tỏi l,5g cắt mỏng vụn, sắc lên uống, kiện tì long đờm, ôn phế tán hàn, cầm ho, tiêu đờm.
  • Chè xanh 15g, trứng gà 2 quả. Đem trứng gà rửa lau sạch vỏ, cho cùng với lá chè vào ấm đất, đổ vào 2 bát nước đun, khi trứng chín rồi, bóc vỏ bỏ đi, lại tiếp tục đun. Khi nào cạn hết nước thì lấy trứng ra ăn: tác dụng cầm ho cắt suyễn.
  • Lá chè, vỏ quýt khô mỗi thứ 2g, đường đỏ 39g, đun sôi 6 phút, sau cơm trưa uống 1 lần. Tác dụng cắt ho long đờm, kiện tỳ khai vị.
  • Dầu vừng 20ml, giấm 50ml, trứng gà 1 quả. Xào trứng với dầu vừng cho giấm vào, hầm cách thủy. ăn trứng, uống canh, ngày 2 lần sáng 1 lần, chiều 1 lần. Tác dụng bổ phổi, cắt ho, long đờm, nhuận trường, thông tiện, tiêu tích giải độc.
  • Quả trám 100g, củ cải 500 – 1000g, nấu canh uống thang nước tùy ý. Tác dụng kiện tỳ, tiêu hóa, cắt ho long đờm, thuận khí, lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc.
  • Đậu phụ 500g, đường mạch nha 60g, nước củ cải sống, 1 chén rượu, hỗn hợp đun sôi, mỗi tễ chia làm 2 lần uống. Tác dụng tươi mát bổ dưỡng, kiện tỳ tiêu thực, hóa đờm cắt suyễn.
  1. Những bài thuốc bốc sẵn, kinh nghiệm chữa viêm phế quản cấp tính
  • Tang bạch bì, Hoàng liên (lá) mỗi thứ 12g, sắc lên uống, mỗi ngày 1 tễ. Tác dụng thanh phế hạ khí, giảm ho cắt suyễn. Dùng chữa bệnh viêm phế quản cấp tính kiểu phong nhiệt.
  • Hoàng cầm 10g, Uất kim 8g, sắc nước uống. Mỗi ngày 1 tễ, tác dụng thanh nhiệt nhuận phổi, hành khí giải uất.
  • Trần bì 20g, Hải tảo 15g, đun sôi uống 2 lần. Cách 3 giờ uống 1 lần, mỗi tễ chia làm 4 lần uống hết, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phổi, hóa đờm.
  • Ma hoàng 4,5g, Hạnh nhân 9g, Sinh cam thảo 3g, sắc nước uống, mỗi ngày 1 tễ, tác dụng thanh nhiệt hóa đờm, khử đờm cắt ho, nhuận phổi tán kết.
  • Lá chè 6g, Đông hoa 3g, Tử uyển 3g. Pha nước sôi, uống thay chè hằng ngày. Tác dụng cắt ho, hóa đờm, cắt suyễn.
  • Trần bì 5g, Pháp hạ 20g, Bạch phàn l,5g, Xuyên bối 10g, Bạc hà lg, các thứ nghiền vụn trộn đều, mỗi lần uống 5 – 10g, uống với nước sôi, mỗi ngày uống hai lần.
  • Lá hoàng liên (khử lông – nhào mật) 15 – 25g, sắc lên – uống như uống nước, ngày 1 tễ, tác dụng cắt ho hóa đờm.
  • Thiên trúc tử 10g, hoặc nam thiên trúc tử 10g, sắc nước, mỗi ngày 1 tễ. Tác dụng thanh nhiệt, cắt ho (dùng cho trẻ con).
  • Hạt cải trắng 10g, sắc nước uống – ngày 2 tễ – tác dụng khạc đờm, lợi khí, tán kết.
  • Kim tiền thảo tươi 50g, rửa sạch bằng nước sôi để nguội, ép lấy nước thuốc. Uống với nước sôi; hoặc dùng Kim tiền thảo khô 50g, sắc lên uống. Tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu.
  • Bài thuốc nước của cây trúc: lấy cây trúc tươi loại cây to, lấy từ đốt thứ 3 cách mặt đất trở lên. Cứ mỗi đốt khoan một lỗ, lấy nước ở trong đốt trúc, qua xử lí tiệt trùng để dành uống, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20ml, 3 ngày là một liệu trình.
  • Rau diếp cá 30g, đun nước uống, mỗi ngày 1 tễ. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, khử ung nhọt làm mủ. Dùng chữa viêm phế quản cấp tính loại phong nhiệt.
  1. Bài thuốc ăn hằng ngày chữa viêm phế quản cấp tính
  • Bách hợp 100g, đường đỏ 50g, sắc nước uống, mỗi ngày 1 tễ. tác dụng tán hàn, khử phong, nhuận phổi, cắt ho.
  • Khoản đông hoa (hoa vông vang) 25g, Bách hợp, đường phèn, mỗi thứ 100g, sắc nước uống khi đói bụng. Tác dụng bổ phổi, nhuận phổi, cắt ho, hóa đờm, hạ khí.
  • Hạnh nhân, đường phèn số lượng vừa phải, nghiền thành bột trộn đều, hàng ngày uống 2 lần sớm và tối mỗi lần 10g. Tác dụng bổ phổi, nhuận phổi, cắt ho hóa đờm, cắt suyễn.
  • Hạnh nhân 200g, Hồ đào 8g (bỏ vỏ). Nghiền nát trộn đều, trộn mật ong vò thành viên (mỗi viên l,5g). Hàng ngày uống 2 lần, sáng 1 viên, chiều 1 viên, uống với canh gừng. Tác dụng cắt ho khử đờm, cắt suyễn, nhuận trường, thông tiện.
  • Cáp mô (cóc nhái), trứng gà (mỗi thứ 1 cái). Cho trứng gà vào trong bụng cóc nhái, bọc đất bùn lại, đốt đến khi trứng chín, lấy trứng ra ăn. Tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, thông khí huyết, chữa bệnh ho dai dẳng lâu ngày.
  • Cóc 2 – 3 con. Lột da, bỏ đầu, chân, toàn bộ ruột, nấu cháo ăn, ăn liền 5 ngày. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận phổi, kiện tì.
  • Táo đỏ 10 quả. Khổ trà lượng không hạn (thái vụn) đun cô đặc thành cao. Mỗi ngày dùng 2 thìa, uống với nước sôi. Tác dụng kiện tỳ, thanh nhiệt, long đờm.
  • Hạt ngũ vị 250g, cho vào ấm sành sứ, cho nước vào đun sôi 30 phút. Chờ cho nước thuốc lắng trong, bỏ vào 10 quả trứng gà, để ở chỗ râm mát ngâm 7 ngày. Hàng ngày mỗi sáng ăn 1 quả trứng, tác dụng bổ thận liễm phế, bổ hư tổn, thông khí huyết, trị chứng ho lâu ngày. Bài thuốc này có thể chữa bệnh viêm phế quản khi bị cảm lạnh về mùa đông, uống khi chưa phát bệnh càng tốt.
  • Lá chè 6g, Khoản đông hoa 3g, pha bằng nước sôi, uống thay nước hàng ngày, tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, nhuận phổi, cắt ho, hạ khí. Dùng chữa bệnh viêm phế quản, ho suyễn.
  • Lê 1 quả, bổ ra bỏ hạt, đem Xuyên bối mẫu 3g, đường phèn 9g bỏ vào trong quả lê, hấp chín ăn. Tác dụng nhuận phổi, tiêu đờm, cắt ho, thanh nhiệt, tán huyết. Dùng chữa viêm phế quản cấp tính loại khô nóng.
  • Hạt bí đao, Mạch đông – mỗi thứ 15g, sắc nước uống, ngày 2 lần, tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, trừ phiền muộn, cắt ho.
  • Thạch cao sống 15g, vỏ quýt 9g, hành 10 củ, sắc nước uống. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, hành khí kiện tì, khử thấp hóa đờm. Dùng chữa viêm phế quản cấp tính kiểu ngoài hàn trong nhiệt.
  1. Bôi dán để chữa bệnh viêm phế quản
  • Vị thuốc: bột Lưu huỳnh 50g, Cam thảo 50g, Bạch thược 20g, Bạch truật 20g, Bạch phàn 10g, tổng cộng 150g.

Pha chế: đem Cam thảo, Bạch thược, Bạch truật sắc hai lần, trộn lại nhau – gia nhiệt cô đặc thành dạng cao, sau đó Lưu huỳnh và Bạch phàn sấy khô nghiền bột trộn vào là được.

Cách dùng: rửa sạch rốn bằng nước ấm, lau khô, lấy 200mg nước đắp lên rốn. Lấy giấy mềm che lên, trên dùng bông thuốc đè xuống, lấy băng dính cố định lại, 5 – 7 ngày thay thuốc một lần, dùng chữa ho viêm phế quản mãn tính.

  • Vị thuốc: Nhị sửu 15g, Đại hoàng 30g, Tân lang (cau) 8g, Mộc hương 5g, một ít bột nhẹ.

Pha chế: bột nhẹ nghiền riêng, tất cả các vị khác sấy khô, nghiền thành bột, qua sàng, cho bột nhẹ vào trộn đều, nghiền lại một lần nữa, trộn mật chế thành cao.

Cách dùng: đắp lên huyệt Thần khuyết, dùng cho người vì nhiệt viêm phế quản.

  • Các vị thuốc: Hạt cải trắng 3g, Bán hạ 3g, Công đinh hương 0,5g, Ma hoàng 5g, Tế tân 2g, Xạ hương một ít.

Pha chế: Xạ hương nghiền riêng, còn các thứ nghiền chung thành bột, bỏ vào trong lọ để dùng.

Cách dùng: trước tiên bỏ Xạ hương vào lỗ rốn, bỏ bột thuốc còn lại lên trên. Cứu cách gừng, mỗi ngày 3 – 5 mồi, 10 ngày một liệu trình.

  1. Liệu pháp châm cứu chữa bệnh viêm phế quản
  • Châm cứu: lấy phương pháp tuyên phế, lợi khí, hóa đờm làm chính, lấy thái âm kinh, bối du huyệt là chủ yếu.

Kê đơn: Phế du, Phong môn, Liệt khuyết, Thiên đột.

Căn cứ chứng bệnh mà kèm thêm các huyệt: Ho ngoại cảm và sốt thì dùng thêm Hợp cốc, Đại chùy. Ho nội thương nhiều đờm, thì dùng thêm: Phong long, Túc tam lí; thở dốc, suyễn, khạc ra máu thì dùng thêm huyệt Xích trạch, Khổng tối.

Châm huyệt Thiên đột là châm vào chỗ trước phế quản, sau xương mỏ ác, rồi vê vê cái kim tăng cảm giác, có tác dụng giáng khí, dịu cơn suyễn, các huyệt Phế du, Phong môn, Liệt khuyết đều có thể tuyên phế hạ khí, tùy theo từng chứng cụ thể mà chọn huyệt. Châm huyệt Phế du và huyệt lân cận của nó có thể làm giảm trở lực đường khí, chức năng thông khí được cải thiện tốt. Ho ngoại cảm kèm theo sốt thì dùng huyệt Hợp cốc, Đại chùy để thanh nhiệt. Những người kèm theo chứng sợ lạnh, đau sau lưng, thì có thể giác một huyệt sau lưng phía trên. Huyệt Phong long trị đờm rất hiệu quả, kèm theo dùng huyệt túc tam lí kiện tỳ vị mà trị đờm thấp. Theo tổng kết, sau khi châm huyệt Túc tam lí, lượng thông khí tăng hơn so với trước khi chưa châm. Thở dốc hen suyễn thì lấy lợi khí để cắt suyễn, nhiệt thương phế lạc thì lấy Xích trạch, Khổng tối để thanh tiết phế nhiệt mà trị chứng khạc ra huyết.

  • Huyệt để tiêm: chọn huyệt: xương cột sống trên cổ, xương mỏ ác 7. Tiêm vitamin hoặc Filatop rau. Mỗi huyệt tiêm 0,5ml, mỗi lần tiêm 1 cặp huyệt, tiêm từ trên xuống dưới, tiêm thay đổi nhau, mỗi ngày hoặc cách một ngày tiêm một lần. Tiêm 20 lần là một liệu trình.
  • Chôn kim hoặc chỉ chọn huyệt: Đại chùy, Phê du, Tâm du, Cách du. Trừ Đại chùy ra, còn tất cả đều là hai bên. Căn cứ từng chứng bệnh mà lấy huyệt: thở dốc thì thêm Đinh suyễn, ho nhiều thì thêm trung phủ thấu vân môn. Thông thường cách một tháng chôn một lần, tổng số bao nhiêu lần thì căn cứ bệnh tình mà quyết định.

DỰ PHÒNG VIÊM PHẾ QUẢN CẤP TÍNH

Căn cứ vào nguyên nhân xảy ra viêm phế quản cấp tính, cha mẹ phải làm tốt công tác dự phòng.

  1. Dự phòng bị nhiễm đường hô hấp trên

Làm tốt công tác chăm sóc trẻ ốm yếu, ngăn chặn sự xâm nhập bụi bặm, khói mù, khí thở có hại đối với trẻ, là biện pháp hữu hiệu dự phòng viêm phế quản.

  1. Ứng dụng vacxin dich cúm trước khi bị bệnh

Phương pháp phun vacxin dịch cúm qua khoang mũi cũng có hiệu quả hạ thấp tỉ lệ mắc bệnh. Xét đến virut dịch cúm thường biến dị, tốt nhất là nghiên cứu loại virut dịch ở tại chỗ đó để chế ra loại vacxin đó, mới có hiệu quả miễn dịch tốt.

  1. ứng dụng thuốc chống virut

Morpholin mỗi lần 3 – 4mg/kg. mỗi ngày 3 lần, hiệu quả dự phòng cảm cúm loại A tương đối tốt; Amantadine 2 – 3mg/kg/lần, ngày 2 lần, uống liên tục 6-10 ngày, rất có hiệu quả đối với người dễ cảm, Triazo nuclesoid là một hợp chất kháng virut, có đặc điểm tác dụng mạnh, ít độc, chống virut phạm vi rộng, có thể dùng dự phòng theo lời dặn của thầy thuốc, Interferon có tác dụng kháng virut rộng rãi, có hiệu quả nhất định đối với dự phòng và chữa trị bị nhiễm virut ở thời kì đầu.

  1. Uống vitamin c dự phòng

Mỗi lần 100rng, mỗi ngày 3 lần, có tác dụng dự phòng bệnh cảm mạo thông thường.

Thường ngày nên bê trẻ ra ngoài phòng hoạt động, tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể của trẻ, khi thời tiết thay đổi phải tăng hoặc giảm áo quần cho trẻ kịp thời thích hợp để tránh cảm lạnh. Khi trẻ bị cúm, ho viêm họng phải tích cực điều trị. Tích cực phòng ngừa các loại cảm cúm, ho gà, bệnh sởi và các bệnh truyền nhiễm cấp tính.

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN MÃN TÍNH CHO TRẺ

Viêm phế quản mãn tính gay go hơn so với viêm phế quản cấp tính, nguy hại lớn đối VỚI thân thể của trẻ, các bậc cha mẹ phải hết sức coi trọng vấn đề này.

Viêm phế quản mãn tính là chỉ người bị nhiễm đường hô hấp lặp đi lặp lại nhiều lần, quá trình mắc bệnh vượt quá 2 năm, thời gian phát bệnh mỗi năm vượt qua 2 tháng, đặc điểm lâm sàng là ho, ho đờm hoặc kèm theo nghẹt thở và cứ lặp đi lặp lại.

Trẻ em viêm phế quản mãn tính đơn thuần rất ít thấy, nguyên nhân dẫn đến có quan hệ với rất nhiều phương diện sau đây:

  • Viêm phế quản mãn tính thường có liên quan với viêm hốc mũi mãn tính, viêm amidan, và chức năng khác thường của đường hô hấp bẩm sinh hoặc bội nhiễm.
  • Cảm nhiễm: cảm nhiễm là một nhân tố quan trọng phát sinh và phát triển của bệnh viêm phế quản mãn tính. Trẻ em sức đề kháng của cơ thể còn yếu. dễ bị sự xâm nhập của virut, nên thường bị tổn thương đường hô hấp dẫn đến cảm nhiễm, lặp đi lặp lại và ngày càng nặng thêm.
  • Sự kích thích có tính chất vật lí hóa học, sương mù, khói thuốc, bụi bặm và không khí ô nhiễm đều có thể làm tổn hại đến niêm mạc của đường hô hấp, giảm yêu chức năng phòng ngự của niêm mạc đường hô hấp mà dẫn đến chứng viêm.
  • Có thể xảy ra sau những chứng viêm phế quản mao mạch, viêm phổi bệnh sởi, viêm phổi virut tuyến.

Ngoài ra, khí hậu quá rét, dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản mãn tính.

Bệnh này phát bệnh muộn, thường có khoảng 1/2 số trẻ bị bệnh sau tuổi nhi đồng, chậm lớn, chậm dậy thì, thể trạng suy yếu, thường phát bệnh về mùa đông và khi thời tiết lạnh. Sau khi cảm lạnh, sinh ra ho, kéo dài nhiều ngày không khỏi. Sáng và tối ho càng nặng, nhất là về đêm càng rõ, có lúc ho nặng nghẹt thở, đờm nhiều, đặc, trắng hoặc đờm nhiều bọt, sau khi ho khạc ra được mới cảm thấy dễ chịu. Khi xảy ra cấp tính bị nhiễm vi khuẩn thì đờm biến thành loại niêm dịch có mủ. Nếu không tích cực chữa trị, quá trình bệnh kéo dài, thể chất càng sa sút, mùa hè cũng có thể phát bệnh, cuối cùng phế quản hoặc cả phổi bị tổn hại, bị dãn phế quản, phế quản mở rộng, biến dạng mất tính đàn hồi.

Thời kì đầu của viêm phế quản mãn tính, phổi có thể không thấy có đặc trưng gì khác thường. Thời kì xảy ra cấp tính, mới nghe âm thanh khan hoặc ẩm ướt.

Xét nghiệm về máu: khi xảy ra cấp tính tổng số bạch cầu và tế bào hạt trung tính có thể tăng cao.

Kiểm tra X quang vùng ngực: cho thấy nếp nhăn của phôi nở thô, tăng nhiều. .

Lâm sàng viêm phế quản mãn tính nói chung chia làm 3 thời kỳ:

  • Thời kì xảy ra cấp tính: trẻ bị bệnh khi gặp mùa đông hoặc là khi nhiệt độ thời tiết giảm đột ngột, bệnh tình nặng thêm, quá trình mắc bệnh trong 1 tháng trở lại thì gọi là viêm phế quản mãn tính xảy ra cấp tính. Nguyên nhân dẫn đến xảy ra cấp tính chủ yếu là bị nhiễm ở đường hô hấp trên, trẻ bị ho nặng thêm, khạc ra nhiều đờm và có lúc ngạt thỏ, thở dốc.
  • Thời kì kéo dài mãn tính: sau khi xảy ra cấp tính, tình hình bệnh nặng thêm, kéo dài quá 1 tháng rồi vẫn không thấy thuyên giảm.
  • Thời kì tạm ổn định: chủ yếu gồm 2 thời kỳ, một là viêm phế quản chỉ phát ra theo thời tiết, thời kì bệnh tình tạm thời ổn định; hai là những người bị viêm phế quản mãn tính mà không phát ra theo thời tiết, bình thường vẫn ho nhưng triệu chứng không rõ rệt. vẫn trong thời kì tạm ổn định.
  1. Bội nhiễm bệnh dễ dàng dẫn đến của viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính, do đường hô hấp-bị nhiễm lặp đi lặp lại nhiều lần, cuối cùng phế quản và cả buồng phổi bị tổn thương, dẫn đến bội nhiễm các chứng bệnh sau:

  • Dãn phế quản: viêm phế quản mãn tính lặp đi lặp lại, làm cho niêm mạc phế quản sung huyết, phù thũng, tế bào viêm ứ nước, các chất phân tiết tăng lên, phế quản bị co giật, làm co thắt hẹp đường hô hấp, gây ra trở ngại khí lưu thông, làm cho phê nang bành trướng quá lớn và ứ khí, lâu ngày lại có thể dẫn đến đàn tính của phổi suy giảm không co lại được nữa, dung tích tăng lớn, hình thành dãn phế quản có tính tắc nghẽn.
  • Phổi không trương: phần lớn thùy giữa lá phổi bên phải không trương, chủ yếu là viêm phế quản mãn tính lâu ngày mà dẫn đến. Do phế quản ở giữa của lá phổi bên phải mảnh và dài, mà xung quanh lại có rất nhiều tuyến hạch, cho nên sau khi phổi bị viêm, dễ làm cho tuyến hạch sưng to lên chèn ép vào nhánh phế quản, làm cho phổi không trương lên được ở mức độ khác nhau.
  • Chứng phế quản mở to ra: khi viêm phế quản mãn tính, do sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa phổi và phế quản bị viêm nhiễm với phế quản bị tắc nghẹt, mà dẫn đến triệu chứng phế quản mở to ra.
  1. Vì sao bệnh nhân viêm phế quản mãn tính thường khạc đờm lầy nhầy hoăc đờm lầy nhầy có mủ

Khi bị viêm phế quản mãn tính, vì chứng viêm kích thích thường xuyên, lâu dài, làm cho tế bào dạng chén tăng sinh, niêm dịch tiết ra nhiều thêm, có lợi cho việc thải các dị vật ra ngoài. Nếu niêm dịch phân tiết quá nhiều, thì ngược lại tăng thêm gánh nặng của lớp da tiêm mao. Ở trường hợp bình thường, sự tăng sinh của tế bào viêm mao đã chiếm mất vị trí lớp da của tiêm mao, cộng thêm lớp da này lại bị bệnh viêm kích thích phá hoại, như vậy sẽ gây ra bất lợi cho việc thải niêm dịch, làm cho một bộ phận niêm dịch ứ đọng lại, hình thành đờm. Ngoài đó, niêm dịch lại còn một nguồn tiết ra từ thế tuyến niêm mạc, chứng viêm mãn tính kích thích lâu dài, cũng làm cho niêm dịch tuyên tiết ra tăng nhiều, niêm dịch đi vào và tụ lại trong khoang, phế quản, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng, sinh sôi, lại tiếp tục gây nặng thêm viêm phê quán.

Căn cứ những điều nếu ở trên, nguồn gốc của niêm dịch là ở chỗ tế bào dạng chén niêm mạc và tuyến niêm dịch dưới niêm mạc tăng sinh và tiết tăng nhiều, làm cho trẻ ho khạc ra nhiều đờm. Lại thêm sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn trong niêm dịch, phế quản viêm đồng thời kèm theo sự thấm ra của bạch cầu, phần lớn bạch cầu trong quá trình “chiến đấu” với vi khuẩn đã chết trở thành tế bào mủ, tức là mủ, mủ này cũng đồng thời được khạc ra với niêm dịch, biến thành dịch đờm có mủ. Do đó khi viêm phế quản mãn tính mà bị cảm nhiễm nữa thì trẻ sẽ khạc ra đờm có lẫn mủ.

  1. Kiểm tra trong thực nghiệm và kiểm tra đặc thù đối với trẻ em bị ho

Khi trẻ bị ho, để hỗ .trợ cho việc chẩn đoán và điều trị cần làm một số kiểm tra thực nghiệm sau đây:

  • Kiểm tra sơ đồ cấu tạo máu xung quanh: Bị nhiễm vi khuẩn, phần lớn có kèm theo sự tăng lên của tổng bạch cầu và tế bào hạt trung tính. Nếu bị nhiễm virut thì lại kèm theo sự giảm xuống. Đối với trẻ em mà số lượng bạch cầu và tế bào lâm ba tăng lên rõ rệt, thì phải nghĩ đến bệnh ho gà. Những trẻ mà tế bào hạt ưa axit tăng rõ rệt, thì phải nghĩ đến bị nhiễm kí sinh trùng hoặc bệnh dị ứng.
  • Trẻ bị ho mãn tính, thì phải kiểm tra phân theo quy định thông thường hoặc dùng phương pháp cô đặc để tìm trứng giun.
  • Kiểm tra dịch đờm.

+ Tính chất: đờm trong suốt mà có niêm dịch thấy nhiều ở chứng viêm cấp tính; đờm có mủ, lầy nhầy thấy nhiều ở chứng viêm hóa mủ; đờm nhiều bọt có lẫn máu thấy nhiều ở phổi phù thũng.

+ Màu sắc: đờm màu rỉ sắt thấy nhiều ở chứng viêm phổi ở thùy phổi hoặc viêm phổi các nếp nhàn; đờm màu xanh thấy nhiều ở cảm nhiễm trực khuẩn mủ xanh, đờm màu hồng nâu thấy nhiều khi bị nhiễm amíp. Đờm có mủ màu vàng thấy nhiều bệnh nhiễm cầu khuẩn chùm nho.

+ Mùi: đờm có mùi thối, thấy nhiều ở phổi làm mủ và phế quản mở to.

+ Lượng: trong 24 giờ ho ra một lượng đờm lớn là phổi bị phù thũng, phế quản phổi sưng tấy làm mủ, mủ ứ đọng trong lồng ngực.

+ Kiểm tra bằng kính hiển vi: có thể kiểm tra xem có các loại tế bào mủ, tế bào suy tim, tế bào tính ưa acid, giun hoặc trứng giun, trực khuẩn lao, sợi chân khuẩn hoặc nha bào. Nếu trong đờm tìm thấy dạng sợi đàn hồi, chứng tỏ rằng sự biến đổi bệnh tình có tính phá hoại tổ chức phổi (sưng tấy làm mủ, hoại tử hoặc chuyển sang bệnh lao nghiêm trọng) đang tồn tại.

  • Kiểm tra nguyên nhân bệnh: kiểm tra tai, mũi, yết hầu hoặc nuôi cấy các chất phân tiết hoặc phân li virut, có điều kiện có thể làm kiểm tra huỳnh quang miễn dịch. Trẻ sơ sinh nghi là bị nhiễm lao, thì có thể hút dịch ở dạ- dày để tìm trực khuẩn lao hoặc cho tiêm chủng.
  • Kiểm tra huyết thanh: khi cần thiết có thể làm thí nghiệm ngưng lạnh, thí nghiệm bổ thể kết hợp hoặc là thí nghiệm trung hợp.
  • Kiểm tra đặc thù:

+ Thí nghiệm vi trùng lao.

+ Kiểm tra X quang: bệnh ho tồn tại đã lâu mà theo dõi. kiểm tra bề ngoài vẫn chưa giải thích được bệnh gì, thì có thể cho kiểm tra bằng X quang bộ phận ngực, kiêm tra hốc mũi, và cần thiết thì cho chụp phổi.

+ Kiểm tra phổi: trường hợp nghi là nuốt dị vật vào hoặc đã nhiều lần khạc ra máu mà không rõ nguyên nhân, thì có thể tiến hành kiểm tra phế quản. Những trẻ ho nhiều mà không rõ nguyên nhân, khi cần thiết còn có thể chọc ;thẳng kim vào phối để thí nghiệm hoặc kiểm tra lượng hô hấp của phổi

  1. Điều trị bằng Tây y đối với viêm phế quản
  • Điều trị nguyên nhân gây bệnh: theo điều trị, gây ra cấp tính của viêm phế qụản mãn tính phần lớn đều do bị nhiễm vi khuẩn gây nện. Vì vậy, ở thời kỳ xảy ra cấp tính, cần phải tích cực khống chế cảm nhiễm là chính, phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, đề phòng; ngừa bệnh tình phát triển, giảm bớt bệnh bội nhiễm. Nói chung thựờng dùng thuốc kháng sinh Amocilline; 1 – 2 viên/lần, mỗi ngày 3 lần, hoặc Erythromycin 1 – 2 viên/, lần, mỗi ngày 3 lần. Người bị nhiễm tương đối nặng có thể tiêm bắp hoặc truyền nhỏ giọt Penicilline vào tĩnh mạch, đồng thời có thể căn cứ vào kết quả nuôi cấy đờm và thực nghiệm dị ứng thuốc dùng kết hợp cả hai loại kháng sinh trên để tăng cường sức đề kháng khuẩn.
  • Điều trị đối chứng: biện pháp chủ yếu là cắt ho, tiêu đờm, cắt cơn suyễn. Trẻ viêm phế quản mãn tính vì ho khan, không có đờm làm cho không ngủ được và không được nghỉ ngơi, thì trước khi ngủ nên cho uống thuốc an thần để trấn ho. Trường hợp thông thường phần lớn cho uống thuốc cắt ho, tiêu đờm, để đề phòng vì sử dụng thuốc an thần trấn ho, khiến cho thải dịch đờm ra ngoài khó khăn từ đó mà đường hô hấp bị nhiễm nặng thêm. Thuốc tiêu đờm gồm có Amonii Chloride, viên cam thảo, hợp chất màu gụ, trúc lịch tươi, hoặc Gentamicine 40000μ – 80.000μ, Dexamethasone 2 – 4mg cho vào 50ml nước muối đẳng trương mù hóa hít vào, ngày 1 lần có tác dụng tiêu đờm cắt cơn suyễn.

Thuốc chống hen suyễn co giật có thể chọn loại thuốc mở rộng phế quản để giải trừ phế quản, không chỉ cải thiện được chức năng thông khí, mà còn lợi cho việc thải dịch đờm ra dễ dàng; Aminophylline 4 – 6mg/ kg/lần, một ngàv uống 3 lần, khi cần thiết thì cho vào trong 100ml đường glucose 10% truyền tĩnh mạch; nhi đồng 5 tuổi trở lên có thể uống Thư suyễn linh 1 – 2mg/lần, ngày uống 3 lần; hoặc dùng các loại thuốc hít khác.

  1. Các liệu pháp rốn đối với viêm phế quản mãn tính

Liệu pháp rốn là vận dụng nhiều loại thuốc (viên, tán, cao, đơn, hồ, v.v…) để bôi, dán, đắp, rắc, nạp, bốc hơi, tô xoa, giác, xông, cứu để tiến hành chữa trị đối với rốn. Rốn của người ta cũng là một huyệt vị, tên là Thần

khuyết. Liệu pháp này là lợi dụng đặc điểm giải phẫu bộ phận rốn có tính nhạy cảm cao, sức thẩm thấu mạnh, thẩm thấu nhanh, thuốc dễ xuyên thấu tỏa lan dễ được cơ thể hấp thụ, và đặc điểm sinh lí của Thần khuyết là đứng đầu nối liền với hàng trăm mạch lạc của cơ thể con người, liên hệ với lục phủ ngũ tạng, tứ chi bách hài, ngũ cung cửu khiếu, da thịt gân mô, làm cho hiệu lực của vị thuốc qua rốn nhanh chóng thẩm thấu đến từng bộ máy tổ chức, để điều tiết khí huyết âm dương, phù chính khử tà, từ đó mà đạt được mục đích chữa bệnh. Qua điều trị lâu dài, thực tiễn chứng minh, phương pháp chữa trị bằng bôi thuốc đơn giản dễ làm, giá thuốc rẻ, lượng thuốc dùng ít, rất kinh tế, hiệu quả tin cậy, thích ứng rộng rãi, không có phản ứng phụ, đã không phiền phức như sắc thuốc uống thuốc, lại không có cảm giác sợ đau buốt như tiêm chích, không sợ gây – ra áp xe nhiễm trùng, không hề phải lo lắng. Nếu bị viêm phế quản mãn tính có thể áp dụng bài thuốc chữa trị như sau:

  • Lấy Ma hoàng, Công đinh hương, Nhục quế, Thương nhĩ các thứ với lượng vừa phải, đem trộn đều nghiền thành bột qua sàng, cho vào bình nút kín để dùng. Khi dùng: lấy ra 6g bột dùng nước sôi trộn nhào thành dạng cao, bôi vào trong lỗ rốn, bên ngoài lấy vải màn che lên, và dùng băng dính cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc một lần, 10 ngày là một liệu trình.
  • Lấy thương nhĩ tử, Thương truật, Bạch giới tử (hạt cải trắng), Tế tân mỗi thứ 5 phần, Công đinh hương, Nhục quế, Bán hạ mỗi thứ 3 phần, Ma hoàng 10 phần, Xa hương 1 phần. Trừ Xạ hương ra, các thứ thuốc còn lại cho sấy khô, nghiền thành bột, cho Xạ hương vào trộn thật đồng đều, cho vào lọ đậy kín để dùng, Khi dùng, lấy bột hỗn hợp ấy ra với lượng vừa phải, dùng bông đã khử hết dầu mỡ (chất béo) bọc lại như viên bi con, nhét vào trong lỗ rốn của bệnh nhân, bên ngoài dùng vải nhựa dán kín lại. Hai ngày thay thuốc 1 lần, 10 ngày là một liệu trình.
  • Lấy Bạch truật 6g, Đảng sâm, Can khương, Chích cam thảo mỗi thứ 3g, đem chúng sấy khô trộn đều, nghiền thành bột mịn, trực tiếp đáp vào trên lỗ rốn bệnh nhân, ngoài che bằng vải màn sau đó dùng băng dính bố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần, 3 ngày 1 liệu trình.
  1. Vấn đề kiêng kỵ ăn uống đối với trẻ viêm phế quản mãn tính

Trẻ viêm phế quản mãn tính, quá trình mắc bệnh tương đối dài, dai dẳng, tố chất cơ thể phần lớn là kém, cho nên đồng thời với việc sử dụng thuốc Đông Tây y, ăn uống điều dưỡng cũng là một khâu quan trọng, về ăn uống cần phải chú ý mấy vấn đề sau:

– Thức ăn phải thanh đạm: rau tươi như cải trắng, rau chân vịt, rau cải dầu. củ cải, củ cà rốt, cà chua, dưa chuột, bí đao, những thứ đó không chỉ cung cấp bổ sung nhiều loại vitamin và muối vô cơ mà còn có chức năng thanh đởm, khử hỏa và thông tiện. Đậu nành và các chế phẩm của đậu có chứa nhiều albumin, ưu chất mà cơ thể con người cần thiết, có thể bổ sung dinh dưỡng tổn thất do viêm phế quản mãn tính gây nên, lại còn tránh được tai hại tích tụ đờm hóa nhiệt.

– Trẻ bị ho lâu ngày không khỏi, tổn hao chính khí, tỳ phế hư nhược. Vì vậy thường ngày nên ăn nhiều các thức ăn kiện tỳ, ích phế, bổ thận lí khí và tiêu đờm, như phối lợn, bò, dê và quả sơn tra, quýt, lê, bách hợp, đại táo, hạt sen; hạnh nhân, hạch đào. mật ong, có tác dụng tăng cường thể chất, cải thiện được chứng bệnh của trẻ,

– Kiêng ăn những hải sản tanh, béo lầy nhầy. Vì “Cá sinh hỏa, thịt sinh đàm”, cho nên trẻ bị viêm phế quản mãn tính, cần ít ăn cá hoa vàng, cá hố, tôm, cua, thịt mỡ; để tránh trợ hỏa sinh đờm.

– Không ăn thức ăn có tính kích thích: ớt cay. hồ tiêu, hành, tỏi, hẹ vì những thức ăn ấy đều có thể kích thích đường hô hấp làm cho bệnh trạng nặng thêm. Các thứ gia vị cũng không nên mặn quá, ngọt quá; cần nóng lạnh vừa phải.

  1. Đề phòng bệnh viêm phế quản mạn tính

Trẻ bị viêm phế quản mãn tính, phần lớn thể trạng tương đối kém, do vậy cần phải tăng cường dinh dưỡng, tích cực tham gia các loại hoạt động thể dục, rèn luyện thân thể, đề phòng cảm mạo.

Việc cắt đứt bệnh ho viêm phổi của trẻ thì tương đối nhanh hơn so với phục hồi tổ chức biến đôi bệnh lí. Do vậy các ông bố bà mẹ không nên cho rằng triệu chứng viêm phổi mất rồi tức là bệnh đã khỏi mà tự quyết định thôi không điều trị nữa, dẫn đến bệnh tái phát.

Đối với trẻ bị viêm hốc mũi, viêm amidan cũng phải tiến hành chữa tận gốc.

Đối với sự thay đổi khí hậu theo mùa, cần thêm bớt áo quần cho thích hợp. Bệnh viêm phế quản thường xảy ra trong thời gian từ “lập đông” đến “lập xuân”, về mùa Đông và mùa thu nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau tương đối lớn, trong ngoài phòng sự nóng lạnh biến đổi bất thường, mà hệ thống hô hấp lại rất nhạy cảm đối với sự kích thích của giá lạnh. Giá lạnh dẫn đến huyết quản co lại, không chỉ hạ thấp chức năng che chắn của mặt da ngoài mà còn làm cho niêm mạc đường hô hấp chịu sự kích thích của khí lạnh dẫn đến các triệu chứng chảy mũi, ho, ngứa cổ họng, từ đó mà phát ra cấp tính bệnh viêm phế quản mãn tính, về công tác dự phòng cần chú ý 3 mặt như sau:

  • Trẻ bị viêm phế quản mãn tính, ngoài việc áp dụng những biện pháp thích đáng ra, trước thu đông hoặc là ở thời kì chưa đến mùa phát bệnh, có thể căn cứ tình hình sử dụng biện pháp ngăn chặn đón đầu.
  • Đã mắc bệnh cần đề phòng biến đổi bệnh lí: Những người bị viêm phế quản mãn tính mà đã xảy ra cấp tính, phải nhanh chóng đến bệnh viện, để chẩn đoán và điều trị, đề phòng bệnh dẫn đến nghiêm trọng. Cần chú ý, bất luận chữa trị bằng Đông y hay Tây y, nhất thiết phải tuân theo bác sĩ điều trị đúng thời gian quy định, quyết không bỏ dở nửa chừng.
  • Cảm mạo là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xảy ra cấp tính của bệnh viêm phế quản mãn tính, do đó những người bị viêm mãn tính phải luôn đề phòng cảm mạo. đó là điều vô cùng quan trọng. Để đề phòng cảm mạo. đối với những người phế tỳ khí hư, thường ngày có thể uống thuốc “ngọc bình phong tấn” hoặc là “Hoàng kì chế”, để tăng cường thể chất. Những người đã cảm mạo, đầu tiên chưa nên vội vàng dùng thuốc Tây. Vì cảm mạo biểu trưng bề ngoài, lại chia ra phong hàn, phong nhiệt, dùng thuốc Tây nếu không đúng, dễ dẫn tà nhập lí, rất bất lợi cho việc điều trị tiếp. Nếu là người cảm mạo phong nhiệt kiểu nhẹ có thể dùng ngọ thời trà (trà giờ ngọ), viên cảm tang cúc; cảm mạo phong nhiệt kiểu vừa có thể dùng viên ngân kiều giải độc, bảo quang tiêu viêm thoái nhiệt, viên ngân kiều vitamin C; Người bị nặng có thể uống viên cảm mạo linh dương, ngân hoàng khẩu phục dịch, song hoàng liên khẩu phục dịch. Những người nghi là có dị ứng với cá, lòng trắng trứng thì ăn ít đi.

Ngoài ra, viêm phế quản mãn tính phần lớn phát bệnh mùa đông khí hậu giá lạnh, mùa hè tương đối ít, nên có thể áp dụng phương pháp của đông y “Đông bệnh hạ trị”, lấy nguyên tắc chữa bệnh “phù chính cơ bản” tức là giúp đỡ chính khí để tăng cường năng lực kháng bệnh cho cơ thể con người, đạt đến tác dụng khử bệnh trừ tà, từ đó mà xúc tiến khôi phục cơ năng sinh lí.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây