Cách chữa viêm phế quản mạn tính nhanh khỏi tại nhà

Chữa bệnh tại nhà

Bệnh này phần lớn là do viêm phế quản cấp tính nhưng không kịp thời điều trị nên biến thành mạn tính. Triệu chứng chủ yếu của bệnh này là ho, khạc đờm, có khi kèm theo thở suyễn. Nếu trong một năm có ba tháng bị ho, liên tục trong hai năm, thì ngoài tim phổi và các bệnh khác ra thì đúng là bệnh viêm phế quản mạn tính. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút, viêm nhiễm, dị ứng và kích thích lí hoá (như giá lạnh, bụi công nghiệp.v.) thường có quan hệ mật thiết với nguyên nhân gây ra bệnh này. Bệnh khí thũng phổi và bệnh đau tim là chứng bệnh cùng phát sinh với bệnh viêm phế quản mạn tính thường gặp nhất.

Đông y cho rằng bệnh này có quan hệ với thể chất và công năng tạng phủ. Y học cổ cho rằng: “lục phủ ngũ tạng đều gây nên bệnh ho, chứ không phải chỉ riêng có phổi” vì vậy khi điều trị cần chú ý điều trị công năng của tỳ và thận.

Nội dung điều trị

Ăn cơm đúng giờ, mỗi bữa nên ăn nhiều loại thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hoá như các loại đậu, các loại rau như củ cải, cà rốt, rau cải.v…

Nên ăn nhiều loại thực phẩm chống ho, dễ thở, khử đờm, ấm phổi, bổ tỳ như: bạch quả (ginkgo biloda) hổ đào, bưởi, bí đỏ, củ từ, hạt dẻ, bách hợp, rong biển, táo đỏ .v.v.

Kiêng những thứ kích thích như những đồ ăn sống, lạnh, mặn, cay, đắng, chất nhờn, rượu và thuốc lá để bệnh tình khỏi trầm trọng thêm.

Tập luyện thể dục một cách thích đáng, lựa chọn các hạng mục vừa với sức lực của mình, thí dụ như khí công, thái cực quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện cơ năng của hệ thống hô hấp, tăng cường khả năng đề kháng đối với giá lạnh và bệnh tật.

Tích cực tiêu diệt những nhân tố dễ gây bệnh viêm phế quản mạn tính, như nguyên nhân dị ứng, hoặc các loại kích thích không tốt; tích cực phòng trị các bệnh tật ở đường hô hấp khác.

Không hút thuốc lá, uống nhiều nước chè đặc để cải thiện hô hấp và thải đờm ra ngoài.

Bệnh này điều trị vào mùa hạ có hiệu quả tốt hơn.

Cây Bách bộ trị viêm phế quản mạn tính
Cây Bách bộ trị viêm phế quản mạn tính

Phương thuốc hiệu nghiệm

  1. Cây đỗ quyên, địa du, kim ngân hoa mỗi thứ 30 gam, sắc uống mỗi ngày hai lần.
  2. Rễ bách bộ 250 gam, sấy khô nghiền nhỏ, trộn với một ít mật ong, sau mỗi bữa cơm ăn nửa thìa canh.
  3. Mộc nhĩ xanh 100 gam, dùng lửa nhỏ sao vàng, nghiền thành bột, trộn đều với mật ong, mỗi buổi sáng buổi tối uống 5 g
  4. Ma hoàng 1,5 gam, lê một quả bỏ hạt đi cho ma hoàng vào, đem chưng cách thuỷ, ăn lê và uống nước. Mỗi buổi tối một lần, dùng cho bệnh nhân ho khan nhiều, khó khạc đờm.
  5. Bổ cốt chỉ 10 gam, hạch đào nhân 60 gam, sắc uống, mỗi ngày hai lần. Dùng cho người yếu thận, ho lâu.

Phương pháp ăn uống

  1. Gạo tẻ 50 gam, bách hợp 20 gam, nấu cháo để ăn; hoặc gạo tẻ, hạt hoa súng mỗi thứ 50 gam nấu cháo để ăn.
  2. Gạo tẻ 50 gam, bối mẫu 30 gam, lá sơn tra 30 gam, đường phèn 10 gam, bỏ ruột bối mẫu, nghiền nhỏ với lá sơn tra, mỗi lần lấy 15 gam trộn với đường phèn rồi cho vào cháo quấy đều để ăn.
  3. Cá diếc sống 250 gam, bột trần bì 30 gam, đường đỏ 20 gam, rửa sạch cá, nhét trần bì và đường đỏ vào bụng cá đem hấp cách thuỷ, ăn cả nước và cái, mỗi ngày một lần, ăn ba ngày liền.

    Vỏ quýt  - Trần bì chữa viêm phế quản mãn tính
    Vỏ quýt – Trần bì chữa viêm phế quản mãn tính

Phương pháp điều trị bên ngoài

  1. Phương pháp đắp huyệt: bạch hổ tiêu, đào nhân, hạnh nhân, gạo mỗi thứ 7 hạt, hạt dành dành 6 gam, nghiền thành bột, trộn đều với lòng trắng trứng gà, trước khi đi ngủ đắp vào gan bàn chân. Hoặc phèn chua 30 gam hoà với dấm, đắp vào gan bàn chân.
  2. Phương pháp xoa bóp: Dùng ngón tay trỏ, ngón tay giữa và ngón đeo nhẫn xoa huyệt đại chuỳ (nằm ở sau cổ, phía dưới đốt cột sống lồi cao nhất khi cúi đầu xuống) 1 đến 2 phút; hoặc dùng hai bàn tay ấn nhiều lần vào huyệt thiện trung (huyệt này nằm ngay dưới đầu vú) 1 – 2 phút.
  3. Phương pháp xông đơn giản để khử đờm: Lấy một chiếc cốc to, đổ vào một nửa cốc nước sôi, người bệnh ghé mũi vào cốc, mồm ở bên ngoài cốc, dùng khăn mặt trùm đầu và cốc. Hít khí nóng vào mũi, thở khí đục bằng mồm, mỗi lần làm 20 phút trở lên, luôn giữ cho nước nóng, người ngứa họng hay ho có thể cho thêm loại thuốc có hàm lượng bạc hà vào nước nóng như dầu thanh hương, bán hạ lộ.v.v.

Phương pháp điều trị khác

Phương pháp nhỏ mũi: lấy nước địa long đề (1:10), nước hành sống (1:1) mỗi loại 8cc, trộn với nhau nhỏ vào mũi, mỗi lần từ 1-3 giọt chữa trong 10 ngày liền.

Phương pháp rửa chân: tía tô 60 gam, đun sôi lấy nước, bỏ trứng gà vào luộc, ăn trứng, lấy nước ngâm chân, mỗi lần ngâm một tiếng, thích hợp với loại ho phong hàn.

Phương pháp tắm ánh nắng: Cởi trần tắm ánh nắng mặt trời, thời gian khoảng 30 phút. Bụng đói hoặc có bệnh khác cần thận trọng.

Phương pháp mặc áo thuốc. Lấy ma hoàng, củ cải sào, gừng khô, quế chi, tế tân, hạnh nhân, hạch tiềm, tiền hồ, mỗi loại 15 gam, tía tô, trừ thạch, đông hoa mỗi loại 30 gam, hậu phác, trần bì, bán hạ, mỗi loại 20 gam, tất cả đem nghiền thành bột, để bột thuốc vào giữa áo bông, làm thành áo lót mặc trên người.

Phương pháp hun khói: Lấy cánh hoa hướng di ơng phơi khô, nghiền thành bột, cuộn làm thuốc hút, mỗi lần một điếu, mỗi ngày một lần.

Dấm trộn trứng gà: Lấy 100 cc mật, đập vào hai quả trứng gà, cho thêm 15 cc dấm, một ít nước lã, quấy đều đun sôi, uống làm ba lần.

Phương pháp khí công: Mỗi ngày nội dương công hoặc hồi xuân công 1-2 lần (phương pháp xem phụ học).

Những việc không nên làm

Thuốc kháng sinh không thể trị tận gốc bệnh này, vì vậy chỉ được dùng khi bị bệnh cấp tính quá nặng. Nếu dùng thuốc kháng sinh kéo dài sẽ gây phản ứng phụ độc hại hoặc bị nhờn thuốc.

Nếu chưa lâu không khỏi phải đi bệnh viện kiểm tra, để đề phòng sinh bệnh khí thủng phổi, bệnh lao, ung thư phổi.v.

Có người vội vã tăng chất bổ, cho uống nhiều sâm, nhung, nhưng có biết đâu, khi bệnh tình đang hoành hành, hoặc nhiều đờm, nấm lưỡi khó chịu thì không được dùng sâm, nhung, nếu không càng khó thở, bệnh tình càng nặng thêm.

Không được hoạt động ngoài trời (nhất là mùa thu và mùa đông) nếu không thể chất sẽ giảm sút nhanh, bệnh tình nặng thêm hoặc kéo dài không khỏi.

Chữa bệnh tại nhà
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận