Bệnh này phần nhiều do vi khuẩn xâm nhập hệ thống tiết niệu gây nên, bao gồm viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận, viêm cầu thận. Biểu hiện chủ yếu của lâm sàng là nóng sốt, sợ rét, đau lưng, đái nhiều, đái gấp, niệu đạo bị đau, nước tiểu có mủ, có vi khuẩn. Do đặc điểm sinh lý của nữ giới (niệu đạo ngắn và rộng) vì vậy bệnh này thường thấy ở phụ nữ và trẻ em gái. Nếu thời kỳ cấp tính không chữa triệt để, dễ chuyển thành mạn tính và tái phát liên tục.
Nội dung chữa bệnh viêm đường tiết niệu tại nhà
Thời kỳ phát bệnh cấp tính, nhất là người bị viêm thận, viêm cầu thận cấp tính, phải nằm nghỉ trên giường vài ngày, tránh lao động nặng, phụ nữ ở nông thôn thì không được làm việc ở dưới nước.
Phải uống nước nhiều, lượng nước uống trong một ngày không ít hơn 2 lít.
Phải giữ bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ, ngày nào cũng phải rửa ráy.
Không được mặc quần chật, đặc biệt là người viêm bàng quang và niệu đạo, mặc quần chật sẽ làm bộ phận sinh dục ngoài cơ máu, bệnh tình càng thêm trầm trọng.
Nên ăn các loại hoa quả tươi và rau xanh như dưa hấu, lê táo, rau xanh, củ cải, bí đao, hồng.v.v.
Người bị bệnh viêm niệu đạo cấp tính, cấm không được giao hợp, người bị viêm niệu đạo mạn tính cũng phải kiềm chế việc quan hệ vợ chồng.
Người bị viêm niệu đạo nhiều lần thì vợ (hoặc chồng) của họ cũng phải đi kiểm tra nước tiểu xem có bị bệnh hoặc có vi khuẩn không, nếu có phải kịp thời chữa bệnh.
Người viêm bàng quang mạn tính hoặc viêm niệu đạo mạn tính, không nên đi xe đạp thường xuyên để tránh cho niệu đạo, bàng quang, cổ bàng quang ứ máu, ảnh hưởng tới bệnh tình.
Kiên trì luyện tập thể dục với mức độ vừa phải, không nên vận động quá nặng.
Chữa bệnh sớm, hợp lý và triệt để là điều quan trọng nhất để chữa khỏi bệnh này.
Nếu có bệnh mạn tính khác như bệnh phụ khoa, bệnh viêm kết tràng mạn tính, đái tháo đường thì phải tích cực chữa bệnh những bệnh đó. Vì những bệnh đó đều có thể gây ra bệnh viêm đường niệu đạo.
Phương pháp chữa bệnh viêm đường tiết niệu tại nhà
Phương thuốc hiệu nghiệm
- Hoa cúc dại, bồ công anh mỗi thứ 30 gam, sắc uống ngày 2 lần.
- Rễ cỏ tranh tươi 60 gam, rễ lau tươi 30 gam, sắc uống, ngày 2 lần.
- Ruột hoa hướng dương 15 gam, râu ngô 30 gam, sắc uống, ngày 2 lần.
Phương pháp ăn uống
- Gạo tẻ 50 gam, ý dĩ nhân 30 gam, cỏ chân vịt 15 gam, cho cỏ chân vịt vào nồi nấu lấy nước, sau đó cho gạo tẻ và ý dĩ nhân vào nấu cháo ăn, ngày 2 lần.
- Gạo tẻ 60 gam, đậu xanh 15 gam, ý dĩ nhân 20 gam cho vào nấu cháo, khi ăn cho thêm đường phèn.
- Ốc nhồi 20 gam, ý dĩ nhân 30 gam. Rửa sạch ốc nhồi, cho thêm gia vị nấu chín để ăn.
Chữa bệnh bên ngoài
Nhiễu đào 10 gam, cây xa tiền tươi 30 gam, giã nhỏ cho thêm ít muối quấy đều đắp vào huyệt quan nguyên (thẳng dưới rốn 3cm) cố định bằng vải màn, ngày 1 lần, là một quá trình chữa bệnh thay từ 3-5 lần
Hành sống, một nắm, giã nhỏ, đắp vào rốn, lấy vải màn và băng dính cố định lại, mỗi ngày một lần.
Những việc cần lưu ý
Không nên dừng thuốc quá sớm, sau khi triệu chứng lâm sàng đã qua rồi, vẫn tiếp tục uống thuốc từ 3-5 ngày nữa. Sau khi ngừng thuốc trong ba tuần mỗi tuần phải đi kiểm tra nước tiểu một lần xem có bị tái phát không.
Người viêm thận hoặc cầu thận mạn tính, dù đã chữa khỏi thì trong một năm cũng không nên có thai để bệnh lại tái phát.
Phụ nữ mắc bệnh nên tắm vòi hoa sen, không nên tắm trong bồn tắm để tránh nước bẩn chảy vào niệu đạo làm nhiễm càng nặng thêm.
Nếu dùng xà phòng kiềm tính để rửa phần ngoài bộ phận sinh dục, có thể thay đổi độ a xít và kiềm trong niệu đạo, nhưng cũng giúp cho vi khuẩn sản sinh và viêm nhiễm càng thêm nặng.