Trang chủBệnh mắtViêm kết mạc

Viêm kết mạc

VIÊM KẾT MẠC DO VI KHUẨN

Căn nguyên: dị nguyên (nhất là phấn hoa), ô nhiễm (khói, bụi), ánh sáng quá mạnh (hàn, lên núi cao, ra biển), vi khuẩn, virus, nấm (,leptothrix lây từ mèo)

Triệu chứng

  • Kết mạc mi và kết mạc nhãn cầu bị đỏ, nhất là các túi cùng mi (“mắt đỏ”).
  • Đa tiết dịch làm các mi mắt bị dính; thể nặng do liên cầu, do vi khuẩn sinh mủ hoặc do vi khuẩn bạch hầu: có mủ hoặc giả mạc.
  • Thị lực không bị giảm.

Xét nghiệm cận lâm sàng: làm phiến đồ, cấy dịch kết mạc, làm kháng sinh đồ.

Xét nghiệm bổ sung: nhỏ fluorescein hoặc Rose Bengal để làm rõ các vết loét kết mạc(nếu có thì các chỗ này có màu vàng hoặc đỏ tươi). Giác mạc vẫn nguyên vẹn (không bắt fluorescein).

Chẩn đoán phân biệt: nếu nhãn cầu bị đỏ, cần loại trừ viêm mống mắt, glô côm cấp, loét hoặc sang chấn giác mạc.

Biến chứng

  • Viêm giác mạc: lành tính trong các trường hợp viêm kết mạc do adenovirus, nặng trong viêm kết mạc mủ ở người bị suy nhược.
  • Thủng giác mạc và viêm toàn bộ nhãn cầu nếu bị loét giác mạc.

Căn nguyên: các dị nguyên hay gặp nhất là phấn hoa, nấm mốc, bụi, da và lông súc vật.

Triệu chứng: viêm kết mạc dị ứng bao giờ cũng ở cả hai bên. Có thể chỉ khu trú ở măt hoặc có các biểu hiện dị ứng khác kèm theo (viêm mũi dụ ứng, hen, v.v…). Có cảm giác bỏng rát ở mắt, chảy nước mắt (đôi khi có nhiều bạch cầu ưa acid), sợ ánh sáng, mi mắt bị phù ít hoặc nhiều. Viêm kết mạc thường kết hợp với viêm mũi dị ứng (viêm mũi – kết mạc) và có xu hướng tái phát vào mùa xuân.

Chẩn đoán: tìm dị nguyên dựa vào tiền sử, test da, có thể bằng test RAST. Có một vài chất dùng để gây viêm kết mạc chỉ do bác sĩ chuyên khoa dùng, cần phân biệt viêm kết mạc dị ứng với viêm kết mạc do virus (mi mắt không bị phù hoặc bị phù rất nhẹ, thường có sổ mũi kèm theo), với viêm kết mạc do vi khuẩn (có  mủ, bạch cầu đa nhân trong dịch viêm).

Điều trị: loại bỏ dị nguyên. Dùng một thuốc kháng histamin HI theo đường uống, kết hợp với một thuốc nhỏ mắt trung tính hoặc thuốc nhỏ mắt chống dị ứng (—> xem từ này). Các trường hợp nặng: dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid trong vài ngày, phải kiểm tra nhãn áp; không dùng kéo dài vì có nguy cơ bị glô côm do cortison. Không được đeo kính áp tròng, ít nhất là trong thời gian có triệu chứng. Nếu có thể được, loại trừ dị nguyên hoặc giải mẫn cảm.

Vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu, tụ cầu vàng, Heamophilus conjunctivitidis (trực khuẩn Koch – Weeks), Moraxella lacutana (trực khuẩn Morax – Axenfeld). Dịch viêm thường có mủ nhưng không đau. Nếu không được điều trị, bệnh kéo dài 10 – 15 ngày.

Điều trị: nhỏ mắt hoặc nhỏ thuốc mỡ có chứa kháng sinh tuỳ theo loại vi khuẩn gây bệnh. Không bao giờ được kết hợp với corticoid.

VIÊM KẾT MẠC DO VIRUS

VIÊM KẾT MẠC NANG CẤP TÍNH: do một adenovirus (typ 3), có sốt, viêm họng và nổi hạch trước hoặc sau tai. Dịch kết mạc lỏng, nhiều. Kết mạc mi bị đỏ. Thường khỏi sau 2 tuần. Bệnh có thể lây ở bể bơi (viêm kết mạc – giác mạc bể bơi do adenovirus typ 8).

VIÊM KẾT MẠC XUẤT HUYẾT THÀNH DỊCH: do bị nhiễm một picornavirus (typ huyết thanh hay gặp nhất là enterovirus 70), kết mạc bị viêm, xuất huyết. Nguồn chứa virus là người và virus được truyền do tiếp xúc với dịch tiết của mắt, của mũi bệnh nhân. Dịch đã được thấy đầu tiên ở Gana, rồi sau đó ở các nước khác ở châu Phi, châu Á và châu Âu. Thường bị cả hai bên, có xuất huyết dưới kết mạc, đôi khi có chấm xuất huyết quanh mắt và sưng hạch sau tai. Chẩn đoán xác định bằng phát hiện virus trong dịch viêm của mắt.

Điều trị: điều trị triệu chứng (rửa mắt bằng dung dịch muối đẳng trương với nước mắt), chú ý giữ vệ sinh để tránh lây sang mắt kia (rửa tay, dùng giấy lau một lần).

VIÊM KẾT MẠC THỂ VÙI

Tên khác: viêm kết mạc bể bơi, giả mắt hột.

Căn nguyên và triệu chứng: do nhiễm Chlamydia trachomatis (typ huyết thanh D – K). Gây bệnh mắt hột ở các vùng có dịch (xem bệnh này).

  • Người lớn: mắt có thể bị nhiễm do tiếp xúc với các chất tiết đường niệu – dục của người bị bệnh niệu – dục do Chlamydia qua quan hệ tình dục. Bệnh cũng có thể lây qua nước bê bơi bị nhiễm. Bệnh tản phát ở mọi nơi trên thế giới.
  • Trẻ sơ sinh: nếu đường niệu – dục của người mẹ bị nhiễm khuẩn thì vi khuẩn có thể lây sang trẻ sơ sinh và gây viêm kết mạc giống như bệnh mắt do lậu ở sơ sinh. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh dài hơn (5 – 12 ngày).

Xét nghiệm cận lâm sàng: phát hiện các thể vùi trong bào tương (ở các tế bào biểu mô trên tiêu bản chất tiết kết mạc được nhuộm Giemsa). Có thể xác định được vi khuẩn bằng nuôi cấy tế bào hoặc test PCR.

Điều trị: tetracyclin hoặc erythromycin (người lớn: uống 0,5 g, 6 giờ một lần; trẻ em: 50 mh/kg/24 giờ) trong 3 tuần. Dùng thuốc tại chỗ không có tác dụng đối với thể viêm kết mạc ở người lớn.

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh

Tên khác: ophthalmia neonatorum.

Căn nguyên: trẻ bị nhiễm khuẩn đi qua đường sinhdục của người mẹ bị bênh, có thể do các loại vi khuẩn sau:

  • Vi khuẩn lậu: viêm kết mạc có mủ, xuất hiện 2 – 5 ngày sau khi sinh.
  • Chlamydia trachomatis: xuất hiện 5 – 15 ngày sau khi sinh.
  • Herpes virus hoministyp 2 (gây herpes sinh dục): viêm kết mạc có viêm giác mạc hình cành cây

Phòng bệnh: nhỏ dung dịch nitrat bạc 1% vào lúc sinh có tác dụng ngăn ngừa viêm kết mạc do lậu nhưgn không có tác dụng đôì với virus herpes và Chlamydia. Thuốc mỡ tetracyclin có tác dụng đối với Chlamydia.

Điều trị: viêm kết mạc do lậu ở trẻ sơ sinh: tiêm một liều duy nhất 125 mg ceftriaxon. Điều trị tại chỗ không đủ. Rửa thường xuyên bằng dung dịch đẳng trương để phòng ngừa dính. Viêm kết mạc do Chlamydia: nhỏ thuốc có erythromycin hoặc chlortetracyclin; kết hợp với tetracyclin uống trong 2 tuần vì thường có nhiễm cả ở đường hô hấp. Viêm kết mạc do herpes: nên do bác sĩ chuyên khoa điều trị; thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ có idoxuridin hoặc trifluridin; dùng aciclovir theo đường toàn thân đối với các thể khó chữa. Tuyệt đối không dùng corticoid.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây