Các bệnh tim mạch và máu biểu hiện ở mắt

Bệnh mắt

Soi đáy mắt cho phép thấy được tình trạng của các mạch máu đang hoạt động của cơ thể sống, vì vậy kỹ thuật này rất cần thiết đối với những trường hợp bị các bệnh tim mạch và máu.

  1. Cao huyết áp

Soi đáy mắt có thể thấy các động mạch của võng mạc – nhất là ở đoạn cuối bị co nhỏ, quăn queo. Dấu hiệu Salus gunn (+); khi bệnh nặng có thể thấy phù đĩa thị kèm theo xuất huyết và tiết tố trên võng mạc. Tiết tố có thể tập trung ở vùng hoàng điểm tạo thành dấu hiệu sao của vùng hoàng điểm. động mạch của võng mạc

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp

Người thầy thuốc nhãn khoa có thể đo được huyết áp động mạch mắt, từ đó tính ra chỉ số Baillart:

Chỉ số Baillart =  H.A đông mach mắt/H.A động mạch tay

Bình thường chỉ số này khoảng 0,45 – 0,50

Điều trị: điều trị cao huyết áp là chính. Nếu có xuất huyết võng mạc, nên tiêm 1 mg hyasa sau nhãn cầu. Uống Rutin 0,50g X 4 viên/1 ngày.

  1. Thiếu máu nặng:

Bệnh có thể gây phù và xuất huyết võng mạc. Đôi khi còn bị teo thị thần kinh. Hemoglobin thấp < 50%

Điều trị: Tiêm hyasa 1 mg sau nhãn cầu nếu có xuất huyết nội nhãn.

Điều trị thiếu máu.

  1. Bệnh bạch cầu cấp

Bệnh có thể biểu hiện ở mắt dưới hai hình thái:

  • Lồi mắt, thường là lồi cả hai bên, có kèm theo xuất huyết trong và quanh hốc mắt (màu xanh thẫm).
  • Xuất huyết võng mạc thành từng đám tròn hay hình móng ngựa có trung tâm màu trắng (tụ tập bạch cầu).

Điều trị: prednison và vincristin; prednison 40mg/ngày, liên tục tăng hàng tháng. Vincristin 1,5mg/m2, mỗi tuần 1 lần.

  1. Nhiễm độc thai nghén

Gặp ở phụ nữ có thai từ sau tháng thứ sáu.

Đáy mắt: co hẹp động mạch võng mạc, tăng huyết áp động mạch võng mạc; xuất huyết, xuất tiết, bong võng mạc, sao hoàng điểm, tăng huyết áp, albumin niệu, phù, co giật.

  1. Bệnh Vaquez (Đa hồng cầu)

Võng mạc màu tím sẫm (hình 23.4), tĩnh mạch giãn, ngoằn ngoèo; gai thị cương tụ,xuất huyết võng mạc, vi phình mạch; sau đó gai thị bị teo. Da đỏ sẫm, lách to, tăng hồng cầu; độ quánh máu tăng. Điều trị: uống hydroxycarbamid (Hydrea) liều tấn công 30mg/kg/ 24h. Liều duy trì: 15mg/kg/24 h.

Hầu hết gây ra bởi ngộ độc thuốc (sulfamid, pyramidon), đôi khi là bẩm sinh.

Biểu hiện ở mắt: võng mạc ngấm máu; phù gai thị. Sốt, mệt lả, viêm họng, hội chứng chảy máu

Bệnh mắt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận