Đề phòng các bệnh tim mạch và các biến chứng do nó gây ra

Bệnh tim mạch

Như chúng ta đã biết, các bệnh tim mạch có thể xảy ra ngay từ trong thời kỳ phát triển bào thai ở trong bụng mẹ (gọi là các bệnh tim mạch bẩm sinh) do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, mà chủ yếu là có sự biến đổi mang tính chất di truyền học (ảnh hưởng di truyền của thế hệ trước để lại, hậu quả của bệnh giang mai, hậu quả của sự nhiễm chất độc hóa học, sự lạm dụng dược phẩm, rượu, sinh đẻ quá nhiều hoặc quá muộn như phụ nữ sau 35 tuổi còn đẻ…) Ngoài ra, các bệnh tim mạch còn có thể xảy ra trong suốt quá trình phát triển của con người kể từ khi đứa trẻ mới sinh ra (gọi là các bệnh tim mắc phải) do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:

  • Do những yếu tố làm căng thẳng hệ thông thần kinh trung ương như cơn đau vùng trước tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp v.v…
  • Do bệnh thấp khớp cấp, liên cầu khuẩn xâm nhập vào lớp màng trong tim (lớp nội tâm mạc) dẫn đến sự hình thành các bệnh ở van tim như bệnh hẹp van hai lá, hở van hai lá, hẹp động mạch chủ, hở động mạch chủ, hẹp van ba lá, hở van ba lá v.v…
  • Do vi trùng lao, lậu, giang mai xâm nhập vào lớp màng ngoài tim và màng trên tim dẫn tới bệnh viêm màng ngoài tim thanh tơ, viêm mủ màng ngoài tim. Đôi khi áp xe gan do amib vỡ qua cơ hoành lên khoang màng ngoài tim gây ra viêm mủ màng ngoài tim…
  • Tính chất dị ứng của cơ thể đối với bệnh thấp cũng đóng một vai trò quan trọng trong nguyên nhân phát sinh ra các bệnh van tim mắc phải.

Dựa vào những nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch kể trên, không kể một số bệnh tim bẩm sinh là những bệnh xảy ra tự nhiên không thể tránh được, có thể đề phòng được các bệnh tim mạch mắc phải bằng các biện pháp tích cực, không để cho chúng xảy ra, và ngay cả khi chúng đã xảy ra, ta cũng có thể chặn lại được hoặc có thể điều trị khỏi được hoàn toàn.

Tuy vậy, nếu người thầy thuốc không làm tròn bổn phận của mình và người bệnh không nghe lời khuyên của thầy thuốc, không thực hiện đúng các mệnh lệnh điều trị, không chấp hành đúng các chế độ làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống, nhất là bảo đảm giấc ngủ hàng ngày một cách có điều độ thì bệnh tim mạch có thể phát sinh ra, và nếu đã có thì càng ngày sẽ càng nặng lên, càng trở nên rất khó chữa, thậm chí có thể nhanh chóng dẫn tới trạng thái suy tim nặng, gây thiệt thòi cho tính mạng của chính bản thân người bệnh.

Vậy phải làm gì để đề phòng được các bệnh tim mạch và các biến chứng do nó gây ra?

Trước hết ta phải nói rằng: tim là trung tâm hoạt động của toàn cơ thể, do đó bảo vệ quả tim tức là bảo vệ được sức khỏe và khả năng lao động của con người, đề phòng được một số bệnh tật có thể xảy ra, trong đó có các bệnh tim mạch.

Ta phải bảo vệ quả tim một cách tích cực, nghĩa là phải bồi dưỡng, luyện tập nó như thế nào để nó có thể dễ dàng thích ứng được với những điều kiện thay đổi khác nhau của môi trường sống bên ngoài.

Cần tuyệt đối tránh những quan điểm sai lầm về việc bảo vệ quả tim như: “Tôi không đi bộ, không lên cầu thang gác, không luyện tập để khỏi bị đau tim”, “tôi sẽ nằm nhiều để khỏi bị yếu tim” hoặc quá lo lắng, thấy tim hơi đập mạnh một chút đã tuyên bố “có lẽ tôi bị đau tim v.v…”.

Mỗi người cần phải tự tin ở mình và tự bảo vệ tim của mình bằng một số các biện pháp sau đây:

  1. Luyện tập

Cần phải luyện tập toàn thân và luyện tập suốt cả cuộc đời, không phải chỉ luyện tập khi có bệnh tim hay nghi ngờ có bệnh tim, luyện tập giúp cho hệ thông thần kinh và hệ thông tim mạch thích ứng nhanh với những sự thay đổi của môi sinh chung quanh ta, giúp cho cơ thể ta chống lại tích cực và kịp thời với những điều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm của môi trường sống bên ngoài và chông lại các bệnh tật. Tự luyện tập, càng ngày chúng ta càng tích lũy được một số phản xạ có điều kiện (nghĩa là những phản xạ mới được hình thành trong quá trình của cuộc sông). Tạo cho chúng ta có những thói quen tốt như làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi, ngủ thức dậy đúng vào những giờ nhất định trong ngày v.v… Luyện tập để tạo cho tim của chúng ta có một sức làm việc bền bỉ, vững vàng trước những ảnh hưởng không thuận lợi của môi trường sống chung quanh ta, tránh được các bệnh nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh ở tim, và đặc biệt ở hệ thống các van tim.

  1. Chế độ

Chế độ là biện pháp đề phòng một cách tích cực các bệnh tim mạch, đề phòng các biến chứng của các bệnh tim mạch, đồng thời cũng là biện pháp hữu hiệu để củng cố hoạt động của hệ thông tim mạch.

Chế độ là biện pháp cơ bản để chữa trị các bệnh tim mạch.

Giữ gìn các chế độ không phải chỉ trong giai đoạn bệnh tim mạch đang tiến triển mà cả trong thời kỳ bệnh đã Ổn định, ngay cả khi bệnh nhân cảm thấy trong người mạnh khỏe khoan khoái, còn khả năng lao động bình thường. Bệnh dễ tái phát ở các bệnh nhân không theo đúng những chế độ của thầy thuốc đã qui định, ví dụ có bệnh nhân tuyên bố “Tôi cảm thấy khỏe mạnh rồi việc gì phải gìn giữ chế độ ăn uống, việc gì phải theo đúng những lời khuyên máy móc của bác sĩ, khi cơ thể đã khỏe mạnh, hãy quên mọi chế độ đi, khi nào đi an dưỡng, điều trị thì ta lại thực hiện các chế độ” v.v…

Đối với các bênh nhân mắc bênh tim, muốn cho cuôc sống được kéo dài thoải mái, muôn đề phòng được các biến chứng và tai biến có thể xảy ra, nhất thiết phải theo đúng các chế độ qui định.

  1. Vậy các chế độ đó là gì?

a) Chế độ phân chia và thực hiện giờ giấc hợp lý trong ngày: Có giờ làm việc, giờ nghỉ tích cực và thụ động, giờ ăn uống, giờ ngủ… không nên dùng giờ ngủ, giờ ăn để làm việc. Giờ nghỉ ngơi thụ động xếp vào sau giờ làm việc, nằm nghỉ 1 giờ yên lặng trên giường hoặc ngồi trên ghế bành ngả người ra sau (kiểu nửa ngồi nửa nằm). Sau giờ nghỉ thụ động là giờ nghỉ tích cực: đi dạo chơi ở nơi thoáng khí, làm việc nội trợ nhẹ nhàng trong gia đình, giải trí bằng xem phim, xem hát, xem truyền hình, đọc truyện vui…

Sự sắp xếp giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi hợp lý và đúng sẽ tạo cho bệnh nhân có được giấc ngủ ngon. Ngủ ngon là điều kiện để bảo vệ cho hệ thần kinh, phục hồi lại các tế bào thần kinh đã bị mệt mỏi và đang bị kiệt sức, giấc ngủ ngon sẽ xua đuổi đi hết các lo âu, những kích thích thừa và vô ích đối với cơ thể người bệnh. Muốn cho giấc ngủ được tốt, phòng ốc cần phải thông khí thường xuyên. Dương khí rất cần thiết cho các cơ quan bộ phận trong cơ thể mà cơ quan vận chuyển nó tới các tổ chức tế bào là hệ thống tim mạch. Sự thiếu dưỡng khí sẽ làm cho hệ thống thần kinh và hệ thống tim mạch bị tổn thương trước nhất. Tế bào não sẽ bị chết nếu ta thiếu dưỡng khí trong 5-6 phút, cơ tim bị thiếu dưỡng khí sẽ gây ra cơn đau thắt vùng trước tim v.v…

Một số người cho rằng, ngủ nhiều sẽ có lợi cho sức khỏe. Quan niệm đó không đúng, vấn đề không phải là ngủ nhiều hay ngủ ít mà phải ngủ cho đủ (7 – 8 giờ một ngày đêm: 24 giờ), phải ngủ và thức dậy đúng vào giờ thường lệ. Ngủ không đủ và không điều độ sẽ gây tổn hại và làm suy kiệt hệ thông thần kinh và từ đó làm tổn hại đến công việc của tim.

Ngày nghỉ phải được sử dụng hoàn toàn cho việc nghỉ ngơi, nghỉ ở ngoài trời, có không khí trong sạch. Trong ngày nghỉ chỉ nên nằm một chút (nghỉ thụ động) trước bữa ăn. Nằm sau bữa ăn sẽ gây cảm giác khó chịu ở vùng tim và dễ làm cho người bị béo mập. Sau khi ăn cần tiến hành các biện pháp nghỉ tích cực như đã nói ở trên.

b) Chế độ ăn uống: Giữ gìn chế độ ăn uống là một trong những biện pháp quan trọng để đề phòng và điều trị các bệnh tim mạch. Biện pháp này phải được bắt đầu từ khi tuổi còn trẻ. Chế độ ăn hợp lý có đủ các chất đạm, chất béo, chất bột, sinh tố, muôi khoáng sẽ làm tăng sự tiêu hóa và chuyển hóa các chất trong cơ thể. Tuy vậy cần phải chú ý, đối với đại đa số các bệnh tim mạch, có một số thức ăn cần phải kiêng cữ vì nó có hại cho người bệnh (các loại thức ăn chiên rán, các loại đồ hộp, mỡ động vật, rượu bia, các loại thức ăn mặn gây khát nước, các loại thức ăn chứa nhiều chất Cholestérol – đôi với người mắc bệnh xơ vữa động mạch…) Người bệnh tim mỗi ngày không được uống quá 1,2 lít nước (kể cả nước canh, và mỗi lần không được uống quá 300 – 400 ml: 1 cốc rưỡi đến hai cốc dầy). Tránh dùng các loại nước sủi hơi nhiều vì sẽ làm căng dạ dày và từ đó chèn ép vào tim, gây cản trở cho sự hoạt động của tim. Tuy vậy có thể uống các loại nước suôi tự nhiên có chứa các chất muôi khoáng hữu ích như nước suôi Vĩnh Hảo.

Cần phải chia các bữa ăn trong ngày như sau: khoảng 3/4 khối lượng thức ăn (khoảng 80%) trong ngày dồn vào bữa ăn sáng và bữa ăn trưa. Những loại thức ăn khó tiêu như thịt, dầu thực vật, trứng… dồn vào hai bữa ăn trên vì cần có một số lớn dịch tiêu hóa và một thời gian lâu dài để tiêu hóa các thức ăn đó. Có một số người quan niệm sai, cho rằng, người đau tim không được ăn thịt. Trái lại, thịt rất cần cho sự hoạt động của cơ tim. Tuy vậy, chỉ nên ăn thịt luộc, thịt hấp, tránh ăn nhiều thịt chiên, thịt rán có mỡ và gây khát nước, không quá 200g thịt/ngày.

20% khẩu phần vào bữa tối và chủ yếu dùng các thức ăn nhẹ (rau, chất bột, hoa quả tươi) dễ tiêu hóa.

c) Chế độ luyện tập và lao động: Luyện tập cơ thể là một trong những biện pháp để phòng bệnh tim cấp phát, làm tăng sự hoạt động của toàn cơ thể, tăng trương lực của các cơ và tăng khả năng làm việc của tim, tăng chuyển hóa cơ bản đôi với người mắc bệnh tim, tắm bằng nhiều hình thức khác nhau (tắm biển, tắm sông, tắm dưới hoa sen, chà xát và dội nước…) là biện pháp rèn luyện rất tốt cho cơ thể làm cho tim hoạt động tốt. Tuy vậy cần phải tránh tắm nắng, phơi nắng là những biện pháp có hại cho các bệnh tim mạch.

Thể dục buổi sáng đều đặn, thể thao vừa sức hàng ngày rất có lợi cho tim mạch. Người đã và đang mắc bệnh tim cũng cần tập thể dục và có thể chơi các môn thể thao nhẹ vừa sức hoặc tập dưỡng sinh, thái cực quyền rất có lợi cho sức khỏe người bệnh.

Lao động trong giới hạn cho phép cũng là một biện pháp luyện tập tốt cho hệ thống tim mạch, ảnh hưởng tốt đến hệ thống thần kinh và sự chuyển hóa các chất trong cơ thể. Nhưng lao động phải xen kẽ với nghỉ ngơi điều độ, lao động chân tay kết hợp với lao động trí óc, với sự tổ chức hợp lý thời gian biểu trong ngày và chế độ ăn uống điều độ, thích hợp. Song song với luyện tập, lao động hợp lý, điều độ, cần phải tránh mọi sự hoạt động gây mệt mỏi cho cơ thể, lao động không nghỉ ngơi đủ sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, sự mệt mỏi có sức chồng chất lên nhau ngày nọ qua ngày kia, và cuối cùng dẫn tới trạng thái quá sức, khi cơ thể bị quá sức, sức chống đỡ của cơ thể sẽ bị yếu đi và đó là một điều kiện thuận tiện, mở đường cho vi trùng xâm nhập vào cơ thể, từ đó phát sinh ra nhiều bệnh tật nguy hiểm trong đó có các bệnh thuộc hệ thống tim mạch. Do đó khi xuất hiện các dấu hiệu của trạng thái quá sức: cảm giác dễ mệt mỏi, dễ kích động, mất ngủ, hay ngược lại luôn luôn buồn ngủ, vô tình với cảnh vật chung quanh, đánh trống ngực, giảm khả năng lao động, phải đi khám bệnh ngay.

d) Tổ chức nơi ở và làm việc hợp vệ sinh: Lạnh, ẩm thấp và gió lùa là những yếu tố dễ làm cho cơ thể bị cảm, tạo điều kiện cho sự phát sinh ra các bệnh nhiễm trùng ở họng và đường hô hấp trên (viêm họng, viêm hạch amidan, lao phổi, viêm tai…) những bệnh này là nguyên nhân của bệnh thấp tim, tổn thương các van tim, gây ra bệnh hở hẹp các hệ thống van tim, gây ra bệnh viêm màng ngoài tim do lao… Tổ chức nơi ỗ và làm việc hợp vệ sinh, chống lạnh và ẩm thấp, thông khí phòng ốc, trồng cây xanh có bóng mát, chống tiếng động ồn ào làm căng thẳng hệ thống thần kinh là những biện pháp rất tốt để điều trị và đề phòng các bệnh tim mạch.

Trong những trường hợp bệnh tim mạch xảy ra cấp tính hoặc có biến chứng như nhồi máu cơ tim cấp tính, suy tim ở những bệnh nhân bị thấp tim, hẹp, hở van tim… bệnh nhân cần được chở ngay tới các bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để điều trị tích cực. Sau khi điều trị, tình trạng đã ổn định, bệnh nhân cần được gởi đi an dưỡng ồ các viện điều dưỡng có chuyên khoa tim mạch để tiếp tục theo dõi và điều trị. Trong thời gian nằm điều trị và an dưỡng bệnh nhân được phổ biến về các chế độ và biện pháp đề phòng bệnh tái phát và đề phòng các biến chứng của các bệnh tim mạch có thể xảy ra.

Chấp hành nghiêm túc và đầy đủ lời khuyên của bác sĩ và thực hiện đầy đủ các chế độ, cuộc sống của người bệnh có thể kéo dài hàng chục năm. Chúng tôi đã thấy nhiều người mắc bệnh tim nặng, nhờ điều trị tích cực và theo đúng các chế độ, đã sống tới trên 60 tuổi.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận