Lý trung hoá đàm hoàn điều trị chứng đàm ẩm, đờm dãi, ăn uống khó tiêu

Bài thuốc Đông Y

Lý trung hoá đàm hoàn, tên bài thuốc Đông y. 理中化痰丸 . Xuất xứ từ 《Minh y tạp trứ 》quyển 6. Có công dụng ôn trung hoá đàm. Chủ trị tỳ vị hư hàn, đàm tiên nội đình, ẩu thổ thiểu thực; hoặc đại tiện bất thực, ẩm thực khó vận hóa, khái thoá đàm tiên.

Thành phần:

Nhân tam, Bạch truật (sao ), Can khương đều 10g, Cam thảo (chế )3g, Phục linh, Bán hạ (khương chế )15g..

Cách dùng và liều lượng:

Trước tiên là nghiền nhỏ, cho nước làm viên hoàn to bằng hạt Ngô đồng. Bốn mươi hoặc năm mươi viên thuốc mỗi lần uống, chiêu với nước sôi.

Công dụng:

Ôn trung hóa đàm.

Chủ trị:

Tỳ vị hư hàn, đàm tiên nội đình, ẩu thổ thiếu thực; hoặc đại tiện bất thực, ẩm thực nan hóa, khái thóa đàm tiên.

Ôn trung hóa đàm.

Phương nghĩa

Tỳ vị đều chủ trung tiêu, chức năng vận hóa. Tỳ vị dương hư, không thể vận hóa thủy cốc, nên ăn ít đại tiện nát; ẩm ngưng ở vị, nên nôn mửa nước trong; tràn lên trên phế, nên ho đàm trong loãng. Ngoài ra mạch lưỡi cũng là tượng của dương hư. Chứng thuộc Tỳ vị dương hư, thủy ẩm nội đình, chữa nên ôn trung hóa đàm. Nên phương dùng trên cơ sở lý trung thang lấy ôn trung kiện tỳ, phục hồi chức năng kiện vận của trung tiêu; thủy ẩm đình súc, ho đàm trong loãng, nên gia bán hạ, phục linh khứ đàm trừ thấp. Lý trung thang đích ôn trung kiện tỳ, để ngăn chặn nguồn sinh ra đàm, bán hạ, phục linh tác dụng khư đàm thẩm thấp, là để trị cái đàm đã tụ, tiêu bản kiêm trị, phù hợp với cơ chế gốc bệnh.

can khương
can khương

Vận dụng

Bản phương dụng trị chứng hàn ẩm đình trệ trung tiêu, có thể tùy chứng gia Quế chi, Trần bì, để táo thấp vận tỳ, hóa khí địch ẩm; nếu trường hợp ẩm tà phạm phế, khái suyễn khá nặng, gia Tô tử, Hạnh nhân để lợi khí giáng nghịch; nôn mửa đờm dãi khá nặng gia ngô du, đinh hương để giáng nghịch chỉ ẩu

Phụ phương

Tên gọi: Đinh hương bán hạ hoàn

Thành phần: Tân lang, Đinh hương, Bán hạ, Tế tân, Can khương, Nhân Sâm

Cách dùng: Tán bột mịn, nước cốt gừng làm viên. 30 viên mỗi lần uống, uống chiêu với nước sắc gừng.

Chủ trị: Tỳ vị hư hàn, đàm ẩm khái thấu, choáng đầu nhiều dãi.

Xuất xứ: < Ngọc cơ vi nghĩa > quyển 4

Tên gọi: Bán hạ ẩm

Thành phần: Bán hạ, Bạch thuật, Tân lang, Cam thảo

Cách dùng: Nghiền làm bột thô. Mỗi lần uống 5 thìa, nước 1 bát, nấu còn 8 phần, bỏ bọt uống nóng, không kể thời gian.

Chủ trị: Tỳ vị hư hàn, đàm tiên ủng trệ, nôn mửa không ngừng.

Xuất xứ: < Thánh tế tổng lục > quyển 63

Tên gọi: Liên lý thang

Thành phần: Lý trung thang gia phục linh, hoàng liên

Cách dùng: Nghiền bột. Mỗi lần uống 2 tiền, uống với nước sôi, không kể thời gian.

Nếu có khát, tiểu tiện đỏ rít, mỗi lần uống nửa tiền, uống với nước ấm nóng.

Chủ trị: Tỳ vị hư hàn, nội uẩn thấp nhiệt, tả lỵ phiền khát, mửa chua bụng trướng, tiểu tiện đỏ sáp.

Xuất xứ: < chứng trị yếu quyết loại phương > quyển nhất

Bài thuốc Đông Y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận