Trang chủBài thuốc Đông YLý trung hoàn (Lý trung thang)

Lý trung hoàn (Lý trung thang)

Lý trung hoàn (Lý trung thang)

Thành phần:

Nhân sâm    90g    Can khương 90g

Chích cam thảo      90g    Bạch truật    90g

Cách dùng: Các thuốc trên cùng nghiền thành bột mịn, luyện mật để làm hoàn. Mỗi lần uống 6-9g, mỗi ngày uống 2-3 lần, uống với nước chín. Có thể đổi thành thang, sắc lấy nước, liều dùng căn cứ theo nguyên phương mà quy định.

Công dụng: Ôn trung khu hàn, bổ khí kiện tỳ.

Chủ trị: Trung tiêu hư hàn, ỉa lỏng, không khát, nôn mửa đau bụng, không muốn ăn uống, thổ tả… Dương hư mất huyết, trẻ nhỏ mạn kinh sau bệnh thích nhổ nước bọt và ngực đau tức do trung tiêu hư hàn mà ra.

Phân tích phương thuốc: Phương thuốc này lấy Can khương tân nhiệt làm quân để ôn trung tiêu mà khu lý hàn. Nhân sâm đại bổ nguyên khí, giúp sự thăng giáng vận hoá làm thần. Bạch truật kiện tỳ táo thấp, Chích cam thảo ích khí hoà trung, đều là tá, sứ. Bốn vị thuốc này phối hợp có được cái tân nhiệt mà khử lạnh ở trung tiêu, có cái cam ôn mà phục được trung tiêu hư, thanh dương thì thăng mà trọc âm thì giáng, củng cố được sự vận hoá mà trị được trung tiêu, cho nên gọi là “lý trung”.

Gia giảm:

Nếu dương hư mất máu (nôn ra máu, ỉa ra máu, máu cam) thay Can khương bằng Bào khương gia Hoàng kỳ, Đương quy, A giao.

Nếu tỳ hư thuỷ thấp không hoá, có nhiều đờm thì gia thêm Bán hạ để giáng nghịch hoà vị, táo thấp hoá đàm, Phục linh để thẩm thấp kiện tỳ là bài Lý trung hoá đờm hoàn.

Nếu khí của hàn thuỷ thịnh lên thì gia thêm Quế chi là bài Quế chi nhân sâm thang.

Nếu nôn thêm Sinh khương.

Nếu trung tiêu hư hàn mà khí trệ gia Thanh bì, Trần bì.

Bài này gia thêm Phụ tử để tán hàn, hồi dương cứu nghịch là bài Phụ tử lý trung thang.

Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị bệnh loét đường tiêu hoá, viêm dạ dày, xuất huyết đường tiêu hoá, viêm gan mạn tính, viêm khí quản mạn tính, bệnh tim phổi.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây