Các Vitamin thường dùng trong nhãn khoa – Chữa bệnh mắt

Bệnh mắt

Các Vitamin thường dùng trong nhãn khoa: vitamin A, B, C, K và PP.

Vitamin A (Axerophtol)

Về phương diện nhãn khoa, trên thực nghiệm cũng như ở lâm sàng, vitamin A rất cần thiết cho 2 bộ phận: giác mạc, võng mạc.

Thiếu vitamin A sẽ gây ra:

  • Khô mắt, sừng hóa giác mạc.
  • Quáng gà do thoái hoá sắc tố của võng mạc.

Hàng ngày cơ thể dùng từ 2 đến 4000 đơn vị vitamin A; 1 đơn vị quốc tế vitamin A = 0,6 microgam caroten.

Có 3 dạng thuốc vitamin A:

Thuốc nước (hoặc dầu) để rỏ mắt (1 ml = 50.000 đơn vị)

  • Dạng dầu để uống: lml chứa 40.000 đến 120.000 đơn vị (tuỳ loại biệt dược).
  • Dạng tiêm bắp thịt amunin 450 gamma caroten/lml/

Công dụng: điều trị khô mắt, loét giác mạc, quáng gà, thoái hoá sắc tố võng mạc, bỏng kết giác mạc.

Tác dụng phụ: hạ nhãn áp, tăng tiết dịch của não tủy (Saraux H). Nếu quá liều: gây rối loạn tiêu hoá, nhức đầu, tăng áp lực trong sọ.

Các vitamin B

  • Vitamin B1 (thiamin) với liều rất nhỏ: 2/10 đến 3/10 mg vitamin Bl đủ để ngừa chứng viêm đa thần kinh (polynévrite). Nó còn tham gia vào việc dẫn truyền thần kinh.

Có hai dạng thuốc vitamin Bl thường dùng:

Loại viên để uống: 0,01g và 0,05 g

Loại để tiêm dưới da: 0,100g và 0,250g

Liều lượng điều trị hàng ngày từ 0,100g đến 0,500g (người lớn)

Công dụng: điều trị liệt vận động nhãn cầu, viêm thị thần kinh.

Tác dụng phụ: tiêm bắp thịt hay dưới da có thể gây nhức đầu, khó thở, truy tim mạch, sốc.

  • Vitamin B2 (riboflavin)

Vitamin B2 có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng (mang lại oxy) của biểu mô giác mạc, võng mạc (hô hấp của tế bào).

Dạng thuốc thường dùng: viên 5-10mg, uống 10mg/ngày X 10 ngày.

Ống tiêm 2ml chứa 10mg vitamin B2, tiêm bắp thịt mỗi ngày 10mg trong 10 ngày.

Công dụng: điều trị viêm loét giác mạc, loạn dưỡng giác mạc, các tổn hại của võng mạc, xuất huyết võng mạc.

  • Vitamin B6. (pyridoxin clohdydrat).

Có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thị thần kinh và các mạch máu của võng mạc. Làm giảm cholesterol trong máu.

Dạng thuốc thường dùng là: viên nén 5,10,25 mg; ống tiêm: 1ml dung dịch 5,10% uống, tiêm bắp thịt ngày 50-100mg.

Chỉ định: điều trị viêm, ngộ độc của thị thần kinh, tổn hại võng mạc do xơ cứng động mạch.

  • Vitamin B12 (cyanocobalamin)

Trong bệnh thiếu máu Biermer đôi khi gặp viêm thị thần kinh, liệt vận nhãn. Dạng thuốc thường dùng: ống tiêm 100 gamma, 200gamma. Thường cho tiêm 100 đến 200 gamma/ 24 giờ, loại thuốc rỏ B12; 100ml có 0,05 g B12. Loại này làm các tổn thương ở giác mạc chóng liền sẹo.

Chỉ định điều trị: các viêm, ngộ độc, teo thị thần kinh, liệt vận động nhãn cầu, các tổn thương của giác mạc, bỏng giác mạc.

Vitamin PP (Nicotinamid)

Thuốc chống bệnh pellagrum, trong nhãn khoa sử dụng tính chất giãn mạch của vitamin pp. Làm giãn mạch ở mặt và nửa trên cơ thể.

Dạng thuốc thường dùng:

  • Viên để uổng: 0,05g, 0,20 g. Uống mỗi ngày 0,20g sau bữa ăn.
  • Ống tiêm 0,05g tiêm dưới da.

Công dụng: giãn mạch, điều trị tắc động mạch trung tâm võng mạc, viêm thị thần kinh, bệnh võng mạc trung tâm thanh dịch.

Tác dụng phụ: nóng bừng mặt, buồn nôn, đánh trống ngực, hết sau 30-40 phút.

Vitamin C (acid ascorbic).

Thiếu vitamin c gây ra bệnh scorbut đồng thời cũng có thể gây xuất huyết võng mạc và xuất huyết ở kết mạc; trong thủy dịch cũng có một lượng vitamin c khá nhiều. Một số tác giả cho rằng thiếu vitamin c có thể dẫn đến đục thể thủy tinh.

Vitamin c cũng có vai trò quan trọng trong việc củng cố thành mạch, chủ yếu là lớp nội mô của các mao mạch. Vitamin C ảnh hưởng đến sự đông máu, nó không được tích luỹ trong cơ thể.

Dạng thuốc:

  • Viên 0,05, 0,10 uống mỗi ngày 0,50 g đến lg.
  • Ống tiêm 0,10 tiêm tĩnh mạch; cũng có thể tiêm dưới da.

Công dụng:

  • Điều trị xuất huyết võng mạc, dịch kính.
  • Một số tác giả dụng vitamin c phối hợp với vitamin Bl, vitamin E để đề phòng đục thể thủy tinh.
  • Điều trị bệnh võng mạc do đái tháo đường, do tăng huyết áp.

Vitamin K (phytonadion) còn gọi là vitamin làm đông máu

Người trưởng thành cần hằng ngày 4mg. Điều trị chảy máu do thiếu prothrombin.

Dạng thuốc: viên 10mg, ống tiêm 5,10,20,50 mg.

Điều trị các xuất huyết: tiêm bắp 20 đến 100mg/ngày.

Dự phòng chảy máu phẫu thuật: người lớn uống 40-60mg mỗi ngày, dùng trước mổ 3 đến 7 ngày.

Bệnh mắt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận