Các thuốc chống virus dùng trong bệnh mắt – Nhãn khoa

Bệnh mắt

Các loại thuốc tra

Thuốc này cạnh tranh với các nucleotid tự nhiên gắn vào ADN của virus và có thể dành cho điều trị các viêm giác mạc do herpes. Iduxuridin và trifluridin là các chất giống với thymidin và vidarabin có cấu trúc giống với adenin.

Trifluridin (thuốc tra 1%, tra 2-4 giờ một lần) có ưu điểm hoà tan tốt hơn so với các thuốc khác do đó thuốc có thè sử dụng điều trị các trường hợp viêm mống mắt do herpes. Hiệu quả của thuốc trong lành tổn thương giác mạc cũng cao hơn.

Thuốc điều trị theo đường toàn thân

Acyclovir là chất giống với guanosin cần được phosphoryl hoá đểcó tác dụng. Nó được phosphoryl hoá một lần với men thymidin kinase của virus. Vì men này của virus HSV1 và HSV2 có ái tính mạnh hơn nhiều lần so với men của cơ thế nên acyclovir monophosphat được tích tụ trong các tê bào nhiễm virus. Chất này được phosphoryl hoá tiếp tục để trở thành acyclovir triphosphat. Do không thể đi qua màng tê bào nên acyclovir triphosphat tiếp tục được tích tụ trong tế bào nhiễm virus gấp 50-100 lần so với tế bào bình thường.

Acyclovir ức chế sự phát triển của virus nhờ 3 cơ chế:

  • Nó có thể ức chê cạnh tranh men ADN polymerase, men này của virus bị ức chế mạnh hơn so với của tế bào cơ thể.
  • Nó có thế là điểm cuối của chuỗi ADN.
  • Nó có thể tạo ra cầu nối không hồi phục giữa ADN polymerase của virus và chuỗi bị ngắt đoạn, gây ra sự bất hoạt lâu dài.

Kết quả là các tế bào nhiễm virus bị ức chế phát triển hàng trăm lần so với các tế bào bình thường.

Các chủng loại HSV kháng với acyclovir đã được phát hiện, chúng thường gặp ở bệnh nhân được điều trị nhiều đợt hoặc trên bệnh nhân AIDS. Các chủng này vẫn chịu tác dụng với vidarabin và íbscanet.

Thuốc có thể được sử dụng dưới dạng tra, uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Liều uống thông thường là 800mg, uống 5 lần trong ngày. Khả dụng sinh học của acyclovir theo đường uống chỉ vào khoảng 15-30%. Thuốc được gắn ít với protein trong huyết tương (10-30%). Nồng độ thuốc trong dịch não tủy bằng khoảng 50%, trong thủy dịch bằng 35%, trong nước bọt là 15% so với nồng độ thuốc trong huyết tương.

Hâp thu thuốc qua da khi bôi thường thấp, chủ yếu xảy ra khi bôi trên diện rộng. Nồng độ thuốc tối đa trong máu khi uống đạt 0,6 mg/ml sau khi uống thuốc 90 phút, sau khi tiêm tĩnh mạch nồng độ thuốc tối đa trong máu đạt 10mg/ml.

Thời gian bán huỷ của thuốc trong máu ở người lớn là 3,3 giờ còn ở trẻ sơ sinh là 3,8 giờ. Thuốc được đào thải trong nước tiểu 60-90% dưới dạng không chuyển hóa và 10-20% dưới dạng carboxymethoxymethylguanin. Liều thuốc thường dùng khi tiêm tinh mạch là 1500mg/m2 da/ngày.

Acyclovir đã được chứng minh có hiệu quả để phòng ngừa viêm giác mạc do HSV với liều uống 400mg X 2 lần/ngày.

Valacyclovir hiện đang được đề nghị để điều trị nhiễm Herpes zoster trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Thuốc là dạng tiền thuốc của acyclovir và khả dụng sinh học (54%) cao hơn so với acyclovir (20%). Liều dùng được để nghị là lg X 31ần/ngày trong 7-14 ngày.

Famcyclovir hiện đang được dùng cho các trường hợp nhiễm HSV cấp không có biến chứng. Thuốc có hiệu quả trong giảm triệu chứng của Zona và đau sau Zona nếu được dùng trong giai đoạn cấp. Liều dùng trong nhiễm HSV cấp là 500mg X 3 lần/ngày, trong 7 ngày.

Ganciclovir là một chất tổng hợp gần giống guanosin, có tác dụng trên nhiều loại virus herpes. Cơ chê tác dụng của thuốc giống với acyclovir nhưng do độc tính cao nên thuốc được dành cho điều trị viêm võng mạc do virus cự bào (cytommegalovirus). Thuốc chỉ được sử dụng theo đường tĩnh mạch vì khi uống thuốc chỉ được hấp thu dưới 5%. Liều điều trị khởi đầu là 5mg/kg cân nặng X 2 lần/ngày, trong 14 – 21 ngày. Khi quá trình nhiễm khuẩn đã được kiểm soát, liều duy trì 6mg/kg/ngày sẽ được tiếp tục. Nồng độ thuốc trong não tủy bằng 1/2 nồng độ thuốc trong huyết tương. Thời gian bán huỷ của thuốc trong huyết tương là 3-4 giờ.

Foscarnet (acid phosphonoformic) là thuốc có tác dụng ức chế men tổng hợp ADN, ARN và men chuyển. Trong nuôi trường nuôi cấy, thuốc có tác dụng trên virus herpes, virus cúm và HIV. Thuốc đầu tiên được sử dụng để điều trị viêm võng mạc do virus cự bào trên bệnh nhân AIDS. Thuốc có tác dụng trên những chủng virus herpes kháng với acyclovir và ganciclovir.

Liều tiêm tĩnh mạch ban đầu là 20mg/kg, sau đó thuốc được truyền với liều 0,16mg/kg/phút để duy trì tác dụng điều trị.

Khả dụng sinh học của Foscarnet là 20%, vì thuốc có thể gắn với Ca2+ hoặc các ion khác nên thuốc lắng đọng trên xương và có thể phát hiện được sau nhiều tháng.

Ziduvudin (AZT) là chất gần giống với thymidin có tác dụng đối với HIV. Thuốc được phosphoryl hoá trở thành dạng monophosphat, diphosphat và triphosphat nhờ men kinase của tế bào nhiễm cũng như tế bào không nhiễm virus. Thuốc tác dụng trên virus qua 2 cơ chế:

  • Dạng triphosphat có tác dụng ức chế canh tranh với men chuyển
  • Nhóm azido trong thuốc có tác dụng kết thúc chuỗi ADN khi tổng hợp

Zidovudin ức chế men chuyển của virus ở nồng độ thấp hơn nhiều so với nồng độ cần ức chế men của tế bào. Hiện thuốc được chỉ định cho một số giai đoạn của nhiễm HIV.

Liều thường dùng của thuốc là 1500mg/ngày với khả dụng sinh học khoảng 60%, 40% còn lại sẽ bị chuyển hóa khi hấp thu. Nồng độ tối đa trong máu đạt được sau 30-90 phút vổi 40% số thuốc được gắn với Protein. Zidovudin đi được đến não, tế bào thực bào, gan, cơ và đi qua rau thai. Thời gian bán huỷ của thuốc trong huyêt tương là 1 giờ. Đường tĩnh mạch được dùng với liều l-2mg/kg X 4 lần/ngày.

Cidofovir là thuốc chống virus khác với tác dụng ức chế nhân lên của virus cự bào khi sử dụng theo đường tiêm nội nhãn với liều 20pg/0,l ml. Tác dụng ức chế virus kéo dài trung bình 55 ngày. Tác dụng phụ tại mắt bao gồm viêm màng bồ đào nhẹ và hạ nhãn áp.

Fluorouracil là thuốc có cấu trúc giống pyrimidin được gắn với Flor có tác dụng ức chế sản xuất thymidylat và ngăn chặn sự tổng hợp bình thường ADN và ARN gây ra thiếu hụt thymin trong tế bào và làm chết tế bào. Tác dụng này thể hiện rõ hơn trên tế bào đang phát triển nhanh chóng và được dùng dưới dạng tra cho các bệnh mắt do virus.

Bệnh mắt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận