Trang chủBệnh tim mạchCác phác đồ điều trị bệnh tăng huyết áp

Các phác đồ điều trị bệnh tăng huyết áp

  • Năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới lần đầu tiên đề xuất phác đồ điều trị bệnh tăng huyết áp gồm 4 bước : bước 1 dùng thuốc, nếu sau một thời gian chưa thấy có hiệu quả thì sang bước 2 dùng 2 thuốc, rồi bước 3 dùng 3 thuốc, bước 4 dùng 4 thuốc.
  • Năm 1988, JNC-IV (JNC là Uỷ ban các chuyên gia về bệnh Tăng huyết áp của Hoa Kỳ) đề nghị phác đồ 5 bước hợp lý hơn:

Bước 1: là các biện pháp không dùng thuốc để điều chỉnh lối sống cho phù hợp

Bước 2: dùng 1 thuốc

Bước 3: có thể tăng liều nếu liều dùng còn thấp, hoặc thay đổi thuốc khác, hoặc thêm 1 thuốc khác

Bước 4: thay thuốc thứ 2 hoặc thêm thuốc thứ 3

Bước 5: phải khám lại chuyên khoa tim mạch, hoặc thêm thuốc thứ 3 hay thứ 4.

  • Năm 1999, Tổ chức Y tế thế giới và Hội Tăng huyết áp thế giới dựa trên những kinh nghiệm tích luỹ được đã đưa ra các nguyên tắc dùng thuốc:

Nên dùng thuốc liều thấp lúc khởi đầu với mong muốn làm giảm các tác dụng phụ xấu của thuốc. Nếu huyết áp giảm nhưng chưa đạt yêu cầu thì tăng liều thuốc sao cho người bệnh dung nạp được.

Có thể kết hợp các thuốc thích hợp nghĩa là phối hợp 2 loại thuốc như : thuốc lợi tiểu với thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu vđi thuốc ức chế cảm thụ giao cảm bêta… để có tác dụng hạ huyết áp nhiều hơn và giảm tác dụng phụ của mỗi thuốc. Thường thì thêm liều nhỏ thuốc thứ 2 hơn là tăng liều thuốc đầu tiên, như vậy cả hai thuốc đều có liều thấp, tránh được tác dụng phụ.

Thay đổi nhóm thuốc khác nếu thấy dáp ứng kém hoặc bệnh nhân không dung nạp được dối với thuốc sử dụng đầu tiên trước khi tăng liều thuốc thứ 1 hoặc thêm thuốc thứ 2.

Nên dùng các thuốc có tác dụng kéo dài để mỗi ngày chỉ uống 1 lần có tác dụng trong 24 giờ, vừa kiểm soát được huyết áp tốt hơn, vừa làm cho người bệnh đỡ quên uống thuốc.

Dùng thuốc như thế nào ?

Kinh nghiệm cho thấy dùng thuốc phải theo mức huyết áp chứ không theo giai đoạn bệnh. Không nhất thiết khi bệnh đã ở giai đoạn 3 thì phải dùng nhiều thuốc hơn ở giai đoạn 1, nhiều người bệnh sau tai biến mạch máu não thì huyết áp không còn quá cao nữa và dể đưa được huyết áp xuống < 140/90 mmHg không cần phải dùng nhiều thuốc.

Các thuốc nên chọn dùng đầu tiên: năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới đề nghị 2 nhóm thuốc lợi tiểu và thuốc ức chế cảm thụ giao cảm bêta nên được chọn dùng đầu tiên. Năm 1988, JNC-IV đề nghị thêm nhóm thuốc ức chế calci và r.hóm ức chế men chuyển. Năm 1992, JNC-V lại đề nghị đưa thêm nhóm ức chế cảm thụ giao cảm alpha. Năm 1993, Tổ chức Y tế thế giới và Hội Tăng huyết áp thế giới cũng thống nhất danh sách 5 thuốc đó nhưng xếp trước hết là thuốc lợi tiểu rồi đến thuốc ức chế cảm thụ giao cảm bêta vì 2 nhóm thuốc này đã được chứng minh rõ lợi ích trong dự phòng tai biến và tử vong tim mạch ở người bệnh tăng huyết áp.

Năm 1997, JNC-VI lại đề nghị đưa thêm nhóm thuốc đối kháng các thụ thể của angiotensin và nhóm thuốc ức chế cổ các thụ thể bêta và alpha. Danh sách 7 thuốc này cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới và Hội Tăng huyết áp thế giới chấp nhận năm 1999. Hai tổ chức này cũng nêu vẫn có thể dùng một số thuốc khác như methyldopa, reserpin… như một số nơi trên thế giới; với reserpin, thuốc này rẻ tiền phù hợp với tình hình kinh tế của nhiều nước phát triển mà tác dụng vẫn tốt, chỉ cần lưu ý đến những trường hợp có chống chỉ định không dùng được ví dụ như khi đang có bệnh viêm loét dạ dày tá tràng…

Thầy thuốc sẽ quyết định chọn thuốc thích hợp cho từng người bệnh cụ thể, tuỳ thuộc mức nguy cơ, các bệnh tim mạch và các bệnh khác kèm theo…, tương đối ít tác dụng phụ nhất và phù hợp với khả năng kinh tế vì phải dùng thuốc lâu dài.

Không nên quan niệm chỉ dùng thuốc mới, đắt tiền mới có hiệu quả. Chưa có nghiên cứu nào trên thế giới khẳng định nhóm thuốc này có hiệu lực hơn hẳn các nhóm thuốc kia. Thuốc nào cũng có những tác dụng phụ ít nhiều ảnh hưởng đến người bệnh mà các hãng sản xuất thuốc đều phải công bố khi bán thuốc.

Nên bắt đầu bằng liều thấp. Sau khi uống thuốc phải theo dõi các tác dụng phụ như đau .bụng, buồn nôn, nôn mửa, nổi ban, hạ huyết áp khi đứng, mạch chậm… để phản ảnh kịp thời cho thầy thuốc quyết định việc tiếp tục dùng thuốc hay phải thay thuốc khác. Nếu không có tác dụng phụ đáng kể, căn cứ vào diễn biến của huyết áp, thầy thuốc sẽ tăng liều dần hay phối hợp thuốc theo như các phác đồ và kinh nghiệm thực tế trên lâm sàng.

Không nên làm giảm huyết áp quá nhanh, chỉ nên hạ thấp dần dần xuống giới hạn bình thường sau một vài ngày, một vài tuần, thậm chí một vài tháng với những người bệnh đã có bệnh lâu ngày vì chưa được điều trị hay điều trị chưa đúng, với cách này người bệnh thấy dễ chịu hơn và huyết áp khi xuống giới hạn bình thường thì giữ được bền hơn.

Tránh không ngưng thuốc đang dùng một cách đột ngột, làm như vậy thì huyết áp đang bị khống chế đột nhiên tăng vọt lên rất nguy hiểm. Khi đã thấy liều thuốc dùng có hiệu lực thì phải duy trì liều đó trong một thời gian 3 – 4 tuần rồi hãy từ từ giảm dần liều tới liều mà vẫn bảo đảm được mức huyết áp ổn định, liều này vào khoảng 1/2 hay 1/3 liều tấn công.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây