Cách phòng tránh bệnh Tăng huyết áp
Chiến lược dự phòng dựa trên cộng đồng nhằm:
‒ ngăn ngừa Tăng huyết áp tăng theo tuổi, do đó làm giảm tỷ lệ hiện mắc THA; ‒ giảm nhu cầu thuốc Tăng huyết áp và ‒ giảm gánh nặng BTM.
8.1. Thay đổi lối sống ở bệnh nhân đã bị Tăng huyết áp
Áp dụng thay đổi lối sống cho mọi bệnh nhân Tăng huyết áp hoặc người có huyết áp bình thường cao hoặc có tiền sử gia đình Tăng huyết áp rõ ràng. Tác dụng thay đổi lối sống là tương đương biện pháp uống một loại thuốc và hiệu quả tăng lên khi kết hợp nhiều cách thay đổi lối sống. Thay đổi lối sống làm giảm lượng thuốc, tăng tác dụng biện pháp dùng thuốc và cải thiện nguy cơ BTM chung. Ngược lại, bỏ biện pháp thay đổi lối sống thì sẽ làm giảm đáp ứng thuốc Tăng huyết áp.
Nên tích cực khuyến khích bệnh nhân điều chỉnh lối sống đặc biệt nếu họ có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch khác trước như là rối loạn lipid máu và tiểu đường. Ngay khi điều chỉnh lối sống không hạ được huyết áp đầy đủ thì cũng giúp cho giảm số lần, liều dùng của thuốc chống Tăng huyết áp cho bệnh nhân. Mặc dù đạt được và duy trì được sự thay đổi lối sống là khó khăn, nhưng có thể dựa vào nguồn kinh phí từ những tổ chức chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp hoặc nguồn từ cộng đồng trong việc giáo dục, giúp đỡ và theo dõi. (3, 20).
Bảng 23. Can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp (3)
Cách thức | Khuyến nghị | Khoảng huyết áp hạ |
Giảm cân nặng | Duy trì chỉ số khối cơ thể lý tưởng (20‒25 kg/m2) | 5‒10 mmHg khi giảm mỗi 10 kg |
Chế đệ ăn DASH | Ăn nhiều trái cây, rau, ít mỡ (giảm chất béo toàn phần và loại bão hoà) | 8‒14 mmHg |
Hạn chế muối ăn | Giảm lượng muối ăn < 100 mmol/ngày (<2,4g natri hoặc <6g muối) | 2‒8 mmHg |
Vận động thân thể | Khuyến khích thể dục nhịp điệu mức độ vừa như đi bộ lắc lư mỗi 30 phút/ngày | 4‒9 mmHg |
Uống chất có cồn điều độ | Nam: <21 đơn vị/tuần Nữ: <14 đơn vị/tuần |
2‒4 mmHg |
DASH: Dietary Approaches to Stop Hypertension.
2.Theo dõi bệnh nhân
Tần suất theo dõi tiếp theo phụ thuộc vào đặc tính nguy cơ toàn bộ của bệnh nhân cũng như mức huyết áp. Lúc đạt được mục tiêu điều trị bao gồm kiểm soát các yếu tố nguy cơ và đạt được huyết áp mục tiêu, tần suất thăm khám sẽ giảm đáng kể nhờ việc Bệnh nhân tự đo huyết áp huyết áp tại nhà. Kỹ thuật mới trong đó huyết áp bệnh nhân tại nhà được gửi cho bác sĩ các thông tin cần thiết qua vô tuyến có thể giúp theo dõi tốt hơn. Bệnh nhân có nguy cơ thấp và mức Tăng huyết áp nhẹ hơn (bình thường cao hoặc độ 1), xử trí với một thuốc có thể gặp 6 tháng/1 lần. Điều quan trọng là bệnh nhân không điều trị bằng thuốc hiểu được sự cần thiết của việc theo dõi và xem xét lại định kỳ nhu cầu điều trị bằng thuốc. Trong các trường hợp phức tạp hơn, bệnh nhân cần được thăm khám với khoảng cách ngắn hơn, không đến 6 tháng các bác sĩ cần tham khảo ý kiến chuyên gia huyết áp điều trị hạ huyết áp kéo dài suốt đời.
Việc dừng điều trị do bệnh nhân, những người đã được chẩn đoán xác định là THA, không sớm thì muộn sẽ trở về giá trị huyết áp lúc trước điều trị. Khỏi cần nói, sau khi kiểm soát huyết áp kéo dài, có thể cố gắng giảm một cách cẩn thận liều và số lượng thuốc sử dụng, đặc biệt là ở bệnh nhân đang được quan sát chặt chẽ về các biện pháp của cách sống (không dùng thuốc).
8.3. Các yếu tố về phía bệnh nhân
Thái độ của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự khác biệt về văn hóa, niềm tin và kinh nghiệm có được với hệ thống y tế. Phải hiểu và trân trọng điều này nếu người thầy thuốc muốn xây dựng niềm tin và tăng cường mối quan hệ với bệnh nhân và gia đình họ. Ngoài động cơ điều trị, bệnh nhân cần được hướng dẫn đặc biệt để cải thiện lối sống và dùng thuốc theo toa nhằm cảm thấy khỏe hơn và giảm được các nguy cơ. Để tuân thủ điều trị tốt bệnh nhân cần có quyền và trách nhiệm được tham gia tích cực và được thông tin đầy đủ việc tự chăm sóc để đạt được sức khỏe tối đa về thể chất lẫn tinh thần. Người thầy thuốc cần cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác về tình hình sức khỏe của bệnh nhân và cho phép bệnh nhân có cơ hội tham gia vào việc tự chăm sóc và đạt được huyết áp mục tiêu. Bệnh nhân nên được tái khám hàng tháng sau khi khởi đầu điều trị để xác định huyết áp đã kiểm soát được tốt, mức độ tuân thủ điều trị và tác dụng phụ của thuốc. Những vấn đề nội khoa đi kèm‒bao gồm tổn thương cơ quan đích, yếu tố nguy cơ chính khác và những bất thường về xét nghiệm‒cũng giữ vai trò quyết định số lần tái khám theo dõi. Sau khi huyết áp đạt được mục tiêu và ổn định, việc tái khám có thể thư dãn mỗi 3‒6 tháng. Các bệnh kết hợp như suy tim, ĐTĐ và sự cần thiết làm các xét nghiệm cận lâm sàng sẽ ảnh hưởng tới số lần tái khám. Các yếu tố nguy cơ tim mạch khác nên được điều trị đến mục tiêu đặt ra cho từng bệnh.
8.4. Đối với hệ truyền thông giáo dục sức khỏe
Phải tận dụng các kênh truyền thông để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân biết được tính chất nguy hiểm của bệnh và ích lợi của việc tuân thủ điều trị.
‒ Tại phòng tiếp đón bệnh nhân ở các khoa khám của các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh và các trung tâm y tế cần trang bị hệ thống loa đài, truyền thông tư vấn về THA.
‒ Tập trung được các cán bộ hưu trí trong hội người cao tuổi, cán bộ phụ nữ, cán bộ thôn xã để truyền thông giáo dục về bệnh THA. Chính những đối tượng này là lực lượng nòng cốt có trình độ, có hiệu quả trong việc truyền đạt nhân rộng kiến thức về Tăng huyết áp đến mọi người.
‒ Truyền hình, truyền thanh, báo chí nên có một chương mục riêng định kỳ hàng tháng, hàng quý cho chuyên đề về THA.
‒ Tài liệu cập nhật về chẩn đoán, điều trị, quản lý Tăng huyết áp phổ biến đến tận tay các cán bộ ngành y tế đặc biệt những cán bộ y tế tuyến huyện, tuyến xã, miền núi.
‒ Một kênh truyền thông khác đó là các bác sĩ đa khoa thực hành, vai trò người thầy thuốc đa khoa ngoài công tác điều trị cần chú ý đến việc truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống THA, một khâu hết sức quan trọng.