Bị tăng huyết áp khi nào thì phải điều trị bằng thuốc ?

Bệnh tim mạch

Khi bệnh tăng huyết áp nguyên phát được xác định chắc chắn thì phải xem xét việc điều trị.

Trừ trường hợp huyết áp tăng quá cao (cơn tăng huyết áp kịch phát) cần phải xử trí cấp cứu, Tổ chức Y tế thế giới và Hội Tăng huyết áp thế giới năm 1999 khuyến cáo cách dùng thuốc như sau:

1. Nếu huyết áp tâm thu 140-180 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 90-110 mmHg thấy được qua nhiều lần đo (độ 1 và độ 2 của tăng huyết áp) thì cần bắt đầu bằng điều chỉnh lối sống cho phù hợp kể cả can thiệp vào các yếu tố nguy cơ như chế độ ăn giảm cân, bỏ thuốc lá, rượu, điều trị bệnh đái tháo đường… Điều chỉnh lối sống cần được tiến hành lâu dài vì bệnh tăng huyết áp không thể tự khỏi được.

Giảm cân là yếu tố quan trọng trong điều trị tăng huyết áp
Giảm cân là yếu tố quan trọng trong điều trị tăng huyết áp

2. Trước khi quyết định dùng thuốc, cần xác định mức nguy cơ của từng người bệnh cụ thể:

а. Các yếu tố nguy cơ được tính: (1) độ tăng huyết áp, (2) nam >65 tuổi, (3) nữ >55 tuổi, (4) hút thuốc lá, (5) Cholesterol >6,1 mmol/l hoặc LDL-C >4 mmol/l, (6) HDL-C <1 mmol/l với nam, <1,2 mmol/l với nữ, (7) tiền sử gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột) có bệnh tim mạch trước tuổi 50, (8) béo, ít vận động.

b. Các tổn thương cơ quan đích: (1) dày thất trái (2) có albumin vi thể trong nước tiểu (3) có mảng vữa xơ ở động mạch (4) đáy mắt có tổn thương độ III-IV.

c. Các bệnh kèm theo: (1) đái tháo đường, (2) bệnh mạch máu não và bệnh mạch vành, (3) bệnh thận (5) bệnh mạch máu ngoại vi.

d. Mức nguy cơ cụ thể của mỗi người bệnh :

Tổ chức Y tế thế giới và Hội Tăng huyết áp thế giới năm 2003 phân nguy cơ cụ thể của người bệnh theo 3 mức : thấp, vừa và cao.

yếu tố nguy cơ và bệnh sử THA độ 1 (TT 140 – 159 hoặc TTr 90-99) THA độ 2 (TT 160-179 hoặc TTr 100-109) THA độ 3 (TT >180 hoặc TTr >110)
I. Không có yếu tố nguy cơ Nguy cơ thấp Nguy cơ vừa NGUY CƠ CAO
II. Có 1-2 yếu tố nguy cơ Nguy cơ vừa Nguy cơ vừa NGUY CƠ CAO
III. Có > 3 yếu tố nguy cơ, hoặc TTCQĐ hoặc có bệnh khác kèm theo NGUY CƠ CAO NGUY CƠ CAO NGUY CƠ CAO

(TT = huyết áp tâm thu, TTr = huyết áp tâm trương, TTCQĐ = tổn thương cơ quan đích)

Các mức nguy cơ được xếp như trong bảng:

– Nguy cơ thấp:

• Nam <55 tuổi hoặc nữ <65 tuổi, tăng huyết áp độ 1 và không có yếu tố nguy cơ khác.
Với mức nguy cơ này, khả năng bị bệnh tim mạch trong 10 năm tới là <15%.

– Nguy cơ vừa:

• Khi có tăng huyết áp độ 1 và có 1 đến 2 yếu tố nguy cơ
• Hoặc tăng huyết áp độ 2 và không có hoặc chỉ có 1-2 yếu tố nguy cơ.
Với mức nguy cơ này, khả năng bị bệnh tim mạch trong 10 năm tới vào khoảng 15-20%.

– Nguy cơ cao :

• Khi có tăng huyết áp độ 3
• Hoặc tăng huyết áp các độ 1 và 2 nhưng có > 3 yếu tố nguy cơ hoặc có tổn thương cơ quan đích hoặc có các bệnh khác kèm theo ghi ở mục c.
Với mức nguy cơ này, khả năng bị bệnh tim mạch trong 10 năm tới là >20%.

Sơ đồ điều trị huyết áp
(Sơ đồ điều trị huyết áp theo Tổ chức Y tế thế giới và Hội Tăng huyết áp thế giới 1999 và 2003)

3. Thái độ xử trí tuỳ thuộc mức nguy cơ:

– Với mức nguy cơ thấp: theo dõi 6-12 tháng, nếu huyết áp tâm thu <150 mmHg hoặc huyết áp tâm trương <95 mmHg thì vẫn tiếp tục theo dõi, trên các chỉ số đó mới dùng thuốc.

– Với mức nguy cơ vừa : theo dõi 3-6 tháng, nếu huyết áp tâm thu <140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương <90 mmHg thì vẫn tiếp tục theo dõi, trên các chỉ số đó mới dùng thuốc.

– Với mức nguy cơ cao: phải dùng thuốc ngay.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận