Viêm màng bồ đào thường do nguyên nhân ngoại sinh (nhiễm khuẩn hoặc chấn thương), đôi khi do nguyên nhân nội sinh hoặc do tự miễn.
Phân loại
Viêm màng bồ đào trước (viêm mống mắt và viêm mống mắt – thể mi).
Viêm màng bồ đào trung gian (viêm thể mi): xuất phát từ thể mi.
Viêm màng bồ đào sau (viêm hắc mạc và viêm võng mạc).
Viêm màng bồ đào lan toả (viêm mống mắt + viêm màng bồ đào trung gian + viêm hắc – võng mạc).
Viêm toàn bộ màng bồ đào: viêm lan sang các cấu trúc khác của mắt.
Các thể theo căn nguyên
NHIỄM KHUẨN:
Virus: cytomegalovirus, herpes, quai bị, cúm.
Vi khuẩn: lao, phong, giang mai, brucella,
Nấm: Candida albicans hay gây bệnh ở người bị suy giảm miễn dịch và ở người nghiện ma tuý theo đường tĩnh mạch, nhiễm histoplasma.
Ký sinh trùng: toxoplasma, giun chỉ Onchocerca volvulus(ở châu Phi và Trung Mỹ)
PHẢN ỨNG VIÊM:
Viêm đa khớp dạng thấp, viêm cứng khớp đốt sống.
Sarcoidose
Lupus ban đỏ rải rác.
Hội chứng Reiter.
Hội chứng Behcet.
Đôi khi là một đáp ứng từ xa khi bị áp xe răng hoặc bị viêm xoang.
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO TRƯỚC
Tên khác: viêm mống mắt – thể mi, viêm mống mắt.
Định nghĩa: phản ứng viêm ở mống mắt và của thể mi, thể mi bị xung huyết, đau chói, rối loạn thị giác; xu hướng dính ở phần sau (mống mắt và thuỷ tinh thể có xu hướng dính vào nhau).
Căn nguyên: xem ở trên.
Triệu chứng
- Khởi phát thường cấp tính, có đau chói, mắt đỏ và sợ ánh sáng.
- Thị lực giảm, có thể do các môi trường trong suốt của mắt bị đục (giác mạc, thuỷ tinh thể, thể kính), do tổn thương chức năng của võng mạc (phù hoặc có ổ viêm hắc – võng mạc) hoặc do tổn thương dây thị giác.
- Các mạch máu xung quanh giác mạc bị sung huyết (vùng xung quanh giác mạc bị đỏ).
- Nếu bị dính: bờ đồng tử không đều, đồng tử giãn không đều khi nhỏ atropin vào mắt.
- Dưới đèn khe soi thấy có lắng đọng hình ngọn lửa ở biểu mô giác mạc.
- Có thể trở thành mạn tính.
- Các biến chứng của viêm màng bồ đào thường là nặng và cần phải khám mắt toàn diện.
Xét nghiệm bổ sung
- Khám bằng đèn khe cho thấy có các tủa nhỏ ở mặt sau màng Descemet tạo thành một hình tam giác có đỉnh là trung tâm động tử.
- Khám mắt khó khăn do thể dịch bị đục (hiện tượng Tyndall).
Chẩn đoán phân biệt
- Viêm kết mạc: giác mạc bị đỏ rộng, thị lực bình thường, không bị đau chói.
- Glô côm cấp: đồng tử giãn, nhãn áp tăng, biểu mô giác mạc bị mờ đục.
Điều trị
- Tìm kiếm ổ nhiễm khuẩn và điều trị nguyên nhân.
- Dùng gạc ấm đặt lên mắt để giảm đau (các thể cấp).
- Thuốc giãn đồng tử: thuôc nhỏ mắt có atropin 1%, 2 giọt, ngày 2 lần, kiểm tra nhãn áp.
Về nguyên tắc thì atropin làm glô côm dễ xuất hiện nhưng trong bệnh này thì lại có tác dụng làm giảm nhãn áp do làm tách các chỗ dính của màng bồ đào.
- Corticoid: nếu bị nặng thì dùng theo đường toàn thân hoặc tại chỗ (thuốc nước nhỏ mắt, nếu cần thì tiêm sau nhãn cầu). Ngừng thuốc từ từ để tránh hiện tượng ấy.
- Kháng sinh: nếu phát hiện nguyên nhân gây bệnh, dùng theo đường toàn thân hoặc tại chỗ (thuốc nước, tiêm vào nhãn cầu hoặc sau nhãn cầu).
GHI CHÚ – Có những thể viêm màng bồ đào hiếm gặp:
HỘI CHỨNG VOGT – KOYANAGI:
viêm nặng màng bồ đào trước, thường là cả hai bên, khởi đầu có đau, đỏ và sợ ánh sáng, quáng gà, nhức đầu, sốt. Sau vài tuần có rụng lông mi, lông mày, tóc, có các vết bạch biến, đôi khi tóc bị bạc màu. Giai đoạn toàn phát: mong mắt bị teo, đáy mắt bị mất sắc tố. Đôi khi bị glô côm thứ phát và rối loạn thính giác (ù tai, điếc). Tăng tế bào trong dịch não – tuỷ. Điều trị bằng corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch.
BỆNH HARADA: bệnh có_họ hàng với bệnh trên, gặp ở Viễn Đông: viêm màng bồ đào hai bên, thị lực bị giảm nhiều, glô côm thứ phát, đôi khi bị bong võng mạc, điếc nhiều hoặc ít. Đưọc cho là vì viêm não – màng não do virus.
BỆNH HẮC MẠC CỦA BIRĐSHOT:
viêm mạn tính màng bồ đào hai bên, viêm màng hyalin lan toả, nhiều ổ viêm hắc mạc, thường bị phù hoàng điểm. Điều trị: corticoid toàn thân và quanh nhãn cầu.