Viêm kết mạc là chứng bệnh nhãn khoa thường gặp, phát bệnh nhiều lần là do phản ứng phòng ngự của một loại nhân tử có hại sản sinh ra trong tổ chức kết mạc. Do vị trí của kết mạc bộc lộ ra bên ngoài, tiếp xúc với bên ngoài nên rất dễ tiếp xúc với các vi sinh vật bên ngoài gây viêm nhiễm, gây ra bị thương bên ngoài hay các kích thích hoá học và vật lý. Do thần kinh mạch máu trên kết mạc là hết sức phong phú, đa dạng nên phản ứng rất nhạy cảm với các loại kích thích, cho nên, khi kết mạc bị tổn thương, có thể dẫn đến hiện tượng kết mạc sung huyết, phồng to các mạch máu lên, bài tiết nhiều lên và triệu chứng mắt bị kích thích.
Căn cứ vào nguyên nhân bệnh khác nhau, có thể phân chia ra thành hai loại là viêm kết mạc có viêm nhiễm và viêm kết mạc không viêm nhiễm. Thứ nhất, viêm kết mạc viêm nhiễm là do các vi khuẩn, y nguyên thể, virus, có khi còn có cả ký sinh trùng, đa phần thông qua các hình thức truyền nhiễm như tay, khăn mặt, nguồn nước, vi trùng… gây ra các chứng lây lan. Thứ hai là kết mạc không viêm nhiễm, ví dụ như các tổn thương bộ phận, các tổn thương vật lý và các tổn thương hoá học v.v…
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Hàm lượng vitamin B2 có trong mỗi 100 g lá chè khô chiếm 10-20 mg, mỗi ngày uống 5 cốc trà có thể thoả mãn được 5-7% nhu cầu của cơ thể. Vitamin B2 có thể làm tăng thêm tính đàn hồi của da và duy trì chức năng bình thường của võng mạc.
Các loại trà nên sử dụng
- Trà bình gan thanh nhiệt
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Cỏ long đảm, tử hồ, xuyên khung mỗi loại 1,8 gam; cam cúc, tế sinh địa mỗi loại 3 gam. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nghiền nhỏ. Mỗi ngày làm uống 1 lần, cho vào nước sôi đun lên, uống thay như trà.
Công dụng chữa trị: Bình gan than nhiệt.
Chú ý: Phương trà này chủ trị viêm gan, viêm túi mật, viêm kết mạc mãn tính, viêm dạ dày mãn tính, cao huyết áp thời kỳ đầu.
- Trà hoa cúc long tỉnh
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam hoa cúc, 3 gam trà long tỉnh. Cho tất cả các loại dược phẩm trên vào cốc nước ấm, đun sôi lên, đậy nắp hãm khoảng 10 phút, uống thay trà nhiều lần. Mỗi ngày ngâm uống từ 2 -3 lần. Người bị bệnh nặng có thể uống ngày 2 lần.
Công dụng chữa trị: Trừ phong giải độc, sáng mắt.
Chú ý: Phương trà này chủ trị mắt trắng sưng tấy đỏ, nóng mắt, hoặc hoa mắt, viêm kết mạc, thường gọi là bệnh “đau mắt đỏ”. Các loại bệnh viêm kết mạc cấp tính ngày nay phổ biến nhất là viêm kết mạc khoé mắt. Người lạnh bụng ăn ít không nên dùng quá nhiều.
Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có viết: “Trà đắng mà lạnh, trong âm có âm, trầm nặng, có thể hạ hoả. Hoả tạo bách bệnh, hoả giảm có thể thanh mát”. Có the thấy là loại trà này có chức năng hạ hoả, giải độc rất rõ ràng. Y học hiện đại cho rằng, bệnh “đau mắt đỏ” đa phần do viêm nhiễm virus gây nến, nhưng thực tế nghiến cứu cho thấy, hoa cúc và trà có khả năng rất tốt trong việc khống chế nhiều loại vứus và vi khuẩn. Bất luận dưới góc độ lâm sàng hay góc độ dược lý, thì hoa cúc và trà long tỉnh đều dùng để trị chứng bệnh “đau mắt đỏ” rất có hiệu quấ. Có rất nhiều loại hoa cúc, từ màu sắc có thể phân chia ra thành 2 loại là cúc vàng và cúc trắng. Trong cuốn “Trung dược học” có viết: “Trong phương diện thực dụng, để tán phong nhiệt, nên dùng nhiều hoa cúc vàng; để lọc gan sáng mắt, nên dung nhiều hoa cúc trắng”. “Bệnh đau mắt đỏ” đa phần do phong nhiệt và độc tố gây nên, nếu dùng hoa cúc để trị bệnh thì nên dùng nhiều hoa cúc vàng.
- Trà mộc nhĩ trứng gà
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 2 quả trứng gà, 25 gam mộc nhĩ, 10 gam trà xanh. Trứng gà luộc, bỏ vỏ, cho thêm mộc nhĩ và nước trà đặc vào đun to lửa cho đến khi mộc nhĩ chín nhừ là được. Uống nước trà, ăn trứng gà, mộc nhĩ. Mỗi ngày uống 1 lần, chia làm 2 -3 lần để uống.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, nhuận phổi, giải độc, trừ hoả.
Chú ý: Phương trà này chủ trị viêm kết mạc cấp tính.
- Trà lá dâu
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 5 -15 gam lá dâu, 15 gam hoa cúc, 5 gam cam thảo, 1 gam trà xanh. Cho tất cả các vị thuốc trên vào đun sôi trong khoảng 10 phút là được. Mỗi ngày uống 1 lần, chia làm 3 lần uống sau bữa ăn.
Công dụng chữa trị: Thanh phổi sáng mắt, tiêu viêm giải độc, trừ viêm trị ho.
Chú ý: Phương trà này chủ trị viêm kết mạc cấp tính, quáng gà mãn tính, viêm tuyến lệ cấp tính, phong nhiệt, ho.
- Trà ngân nhĩ đường phèn
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam ngân nhĩ, 60 gam đường phèn, 6 gam lá trà. Cho lá trà vào chần lấy nước. Ngân nhĩ, đường phèn cho vào đun lửa vừa trong 30 phút, cho thêm nước lá chè vào là được. Mỗi ngày làm uống 1 lần, uống nước trà, ăn ngân nhĩ. Uống liền trong nhiều ngày.
Công dụng chữa trị: Thanh phổi nhiệt, ích thận vị.
Chú ý: Phương trà này thích hợp với chứng bệnh đau mắt đỏ trong thời kỳ đầu.
Những điều cần ghi nhớ
Do có rất nhiều loại vi sinh vật tồn tại rộng rãi trong môi trường tự nhiên, kết mạc tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, cho nên các loại vi sinh vật đó dễ dàng thông qua các môi trường trung gian như tay, các đồ vật, nước v.v… tiếp xúc trực tiếp và truyền bệnh, dẫn đến viêm kết mạc. Có hai con đường chính lây truyền bệnh viêm kết mạc là: mắt đau – nước – mắt khoẻ, mắt đau – tay hoặc vật – mắt khoẻ. Có thể thấy con đường lây truyền bệnh viêm kết mạc hết sức đơn giản nhưng lại vô cùng rộng rãi.
Bệnh viêm kết mạc hoàn toàn có thể lan truyền rộng rãi và lan truyền thành dịch, nhưng không phải tất cả các bệnh viêm kết mạc đều có thể di truyền. Đa số viêm kết mạc là do viêm nhiễm do vi sinh vật gây ra. Người khoẻ mạnh sau khi tiếp xúc với người bệnh, có khả năng lây nhiễm bệnh, nên cần áp dụng một số biện pháp phòng tránh. Ngoài ra, còn một số bệnh viêm kết mạc, như viêm kết mạc và các tổn thương do vật lý hoặc hoá học dẫn đến viêm kết mạc. đều không truyền nhiễm. Nếu người khoẻ mạnh tiếp xúc với người mắc viêm kết mạc do những nguyên nhân trên thì sẽ không bị lây nhiễm viêm kết mạc, cho nên không cần áp dụng những phương pháp điều trị dự phòng.
Viêm kết mạc đa phần do tiếp xúc với yếu tố truyền nhiễm, cho nên cần tuyên truyền và thực hiện mạnh mẽ việc rửa tay, rửa mặt sạch sẽ hoặc không dùng tay và quần áo để lau mắt. Mỗi người nên dùng riêng chậu rửa mặt, khăn rửa mặt, khăn tay, đồng thời nên thường xuyên đun soi để khử trùng, đề phòng lây truyền cho người khác. Người viêm kết mạc có lây truyền nên được cách ly, càng không được phép đến những nơi công cộng như bể bơi công cộng, nhân viên y tế sau khi tiếp xúc với bệnh nhân mang bệnh cũng cần phải rửa tay khử trùng sạch sẽ, để phòng là trung gian lây nhiễm. Nếu bệnh nhân chỉ bị viêm kết mạc lây nhiễm một mắt, cần hướng dẫn bệnh nhân cách bảo vệ không lây nhiễm sang mắt còn lại. Khi gặp phải bệnh viêm kết mạc truyền nhiễm nặng, nên đeo kính che mắt, khi co triệu chứng nên đến bác sỹ để kiểm tra đâu là mắt đau, đâu là mắt bình thường.
Nếu những là những người phải làm việc trong môi trường nhiều kích thích như gió, bụi, khí và nóng, cần cải thiện môi trường làm việc hoặc bảo vệ đôi mắt tránh bị viêm kết mạc. Đối với những nơi vui chơi công cộng, cần tuyên truyền nhiều về vệ sinh, định kỳ kiểm tra tăng cường quản lý.