Trang chủSức khỏe đời sốngCách chữa Đau đầu bằng uống trà thuốc hiệu quả

Cách chữa Đau đầu bằng uống trà thuốc hiệu quả

Đau đầu là một chứng bệnh lâm sàng thường thấy nhất, là cảm giác chủ quan của con người đối với một sự vật nào đó, mà khiến dẫn đến cảm giác đau ở đầu, thuộc phạm trù “đau”. Các nguyên nhân dẫn đến đau đầu có thể là do yếu tố sinh lý, hoá học, sinh vật học hoặc máy móc. Những loại kích thích này tác động đến thần kinh cảm giác trong và ngoài tổ chức cơ cấu của hộp sọ, thông qua những con đường truyền dẫn nhất định để gây ra cảm giác cho đại não.

Đau đầu cũng giống như đau các bộ phận khác, có cảm giác đau cụ thể, phản ứng lại cho cảm giác của con người. Do phân bố của dây thần kinh cảm giác trong tổ chức não bộ khác biệt tương đối lớn, nên cùng một sự kích thích giống nhau, nhưng những bộ phận khác nhau sẽ có sự nhạy cảm khác nhau, cộng thêm với sự nhẫn nại của mỗi người lại không giống nhau, cho nên sự đau này phản ánh rất khác nhau ở mỗi người.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Theo các nghiên cứu dược lý, các loại thuốc đông y như thiên ma, xuyên khung, bạch chỉ v.v… có tác dụng trấn tĩnh và chống đau rất rõ rệt. Nếu kết hợp những loại thuốc trên cùng với lá trà để uống, có thể đạt được một số hiệu quả trị đau nhất định. Đồng thời, thiên ma, xuyên khung còn có chức năng giảm huyết áp, nên nó có tác dụng trị đau nhất định với những cơn đau đầu do huyết áp cao gây ra.

Đau đầu
Đau đầu

Các loại trà nên sử dụng

  • Trà lá đỗ quyên

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam lá đỗ quyên, 3 gam xuyên khung; bạch chỉ, thiên ma mỗi loại 5 gam, 6 gam hạt trinh nữ. Cho tất các vị trên vào giã vụn mịn, khuấy đều. Mỗi ngày dùng 30 gam, cho vào túi vải mỏng, bỏ vào cốc bảo ôn, cho thêm nước sôi nóng vào ngâm hãm, đậy nắp trong khoảng 30 phút là được, uống nhiều lần thay trà, uống hết trong ngày.

Công dụng chữa trị: Trừ phong, thông mạch, chống đau.

Chú ý: Loại trà trên chủ trị đau nửa đầu hoặc đau phía trán trên lông mày, hai thái dương, đau xương liên hàm, lúc đau lúc không, nhưng đau rất gấp gáp, khi tinh thần căng thẳng thì cơn đau càng ngấm và càng nặng, ví dụ như các loại đau thần kinh hoặc cũng có thể là đau do cao huyết áp, váng đầu. Những người thận vị hư hàn kỵ dùng. Trong cuốn “Y dược hiện đại thực dụng” có viết cách điều trị bệnh “đau nửa đầu của phụ nữ”. Trong phương trà trên, lá đỗ quyên có tác dụng trừ phong, thông mạch, ích thận. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có ghi “điều trị chứng đau đầu trúng gió do uống rượu”. Cuốn “Bản thảo tùng tân” nhận định: “ưu điểm của loại dược liệu này là trừ phong thông lợi”. Hạt trinh nữ có chức năng bổ thận, cường gân cốt. Cuốn “Bản thảo tùng tân” gọi đó là loại dược liệu có thể “thông kinh hoà huyết”. Hai loại dược liệu trên kết hợp dùng với khả năng trị đau đầu, váng đầu của thiên ma, giúp tăng hành khí của xuyên khung và khả năng trị đau xương cốt rõ rệt của bạnh chỉ, tạo thành một loại thuốc trị đau đầu, trừ phong rất hiệu quả.

  • Trà điều tán

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 60 gam hoàng kim sao khô, 30 gam xuyên khung, 6 gam trà vụn, 15 gam bạch chỉ, 12 gam kinh giới, 9 gam bạc hà. Cho tất cả các loại trên vào giã ra, mỗi lần lấy 6 gam ra để dùng, uống nóng với nước trà, mỗi ngày 1-2 lần.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt trừ phong.

Chú ý: Loại trà trên thích hợp điều trị chứng phong nhiệt, đau đầu, hoa mắt.

  • Trà hương phụ xuyên khung

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 120 gam hương phụ, 60 gam xuyên khung. Cho tất cả vào giã vụn, mỗi lần dùng lấy ra 3 gam, ngâm hãm với nước nóng thành trà uống. Mỗi ngày uống 2 lần.

Công dụng chữa trị: Trấn tĩnh, chống đau.

Chú ý: Loại trà trên có tác dụng trị đau nửa đầu và đau đầu do cao huyết áp.

Xuyên khung( Khung cùng)
Xuyên khung( Khung cùng) vị thuốc chữa đau đầu
  • Trà tướng quân

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đại hoàng, lá trà, rượu màu vừa đủ. Cho đại hoàng và rượu màu vào sao lên 3 lần, giã mịn, để khô, cho vào vại sành để chờ dùng. Mỗi ngày dùng từ 1-2 lần, dùng từ 3-5 gam đại hoàng, kèm theo 3 gam lá trà, lấy nước sôi ngâm hãm, chờ nước ấm thì uống nóng.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, bình gan, hạ hoả chữa đau.

Chú ý: Loại trà trên thích hợp với chứng đau đầu do gan nóng. Cấm kỵ: sau khi uống loại trà trên mà khỏi bệnh, thì không nên tiếp tục uống tránh bị thương tổn.

  • Trà cốc tinh thảo mật ong

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 1 gam trà xanh, 5-15 gam cốc tinh thảo. Đun sôi lên lấy nước, sau đó cho thêm vào 25 gam mật ong, chia làm 2 lần, uống sau khi ăn.

Công dụng chữa trị: Tán phong nhiệt, chống đau đầu, hoa mắt.

Chú ý: Loại trà trên dùng để trị chứng đau nửa đầu rất tốt.

  • Trà thăng ma sinh địa

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 12 gam trà hái trước khi vào mùa mưa, 18 gam thăng ma, 15 gam sinh địa, 3 gam hoàng liên, 3 gam hoàng cầm. Đun sôi lên lấy nước uống.

Công dụng chữa trị: Giải độc, chống mẩn ngứa.

Chú ý: Loại trà trên dùng để trị chứng đau nửa đầu rất tốt.

Thăng ma
Thăng ma

Những điều cần ghi nhớ

Chúng ta gần như là không biết rõ về nguyên nhân gây ra đau đầu, cho nên đau đầu trở thành một vấn đề rất làm phiền muộn con người. Nhưng muốn điều trị nguyên nhân sâu xa của chứng đau đầu, phải bắt đầu từ việc phòng ngừa tốt bệnh đau đầu này. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa đau đầu căn bản do các chuyên gia dinh dưỡng cung cấp:

  • Uống nhiều nước: Con người ta mỗi ngày cần cung cấp cho cơ thể khoảng 8 cốc nước, như vậy mới có thể giúp các chức năng trong cơ thể phát huy được đỉnh điểm của nó, cho nên, cơ thể bị thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây ra đau đầu khá phổ biến.
  • Ăn uống đúng giờ: Khoảng cách thời gian giữa các bữa ăn không nên vượt quá 5 tiếng đồng hồ, mỗi khi ăn thức ăn vào người, đường trong máu hạ xuống, dẫn đến mạch máu nở to.
  • Nhớ chắc chắn những thứ bạn đã ăn vào người: chocolate, giấm, thịt đông và nhiều loại thực phẩm khác đều có chứa hàm lượng vật chất như tyramine và nitrite. Những loại vật chất hóa học này rất dễ dẫn đến chứng đau đầu với những người nhạy cảm, cho nên, nếu thấy bản thân xuất hiện chứng đau đầu, cần phải lưu ý xem bạn đã ăn những thức ăn gì.
  • Giảm uống rượu: Uống rượu dẫn đến cơ thể thiếu nước, rượu đỏ cũng giống như bạch lan địa tượng chi sỹ, chocolate, đều có chứa tyramine gây đau đầu.
  • Không nên uống quá nhiều thuốc trị đau đầu: dùng quá nhiều thuốc sẽ dẫn đến “tác dụng ngược” hoặc đau đầu. Nếu bạn nghi ngờ về nguyên nhân gây đau đầu cho mình, có thể ngừng dùng thuốc một thời gian, xem xem chứng đau đầu có đỡ không.
  • Cần phải chăm sóc đôi mắt thật cẩn thận: Nếu đọc sách quá lâu trong ánh sáng đèn kém, có thể gây áp lực đến đôi mắt bạn, dẫn đến đau đầu, cho nên bạn cần phải đảm bảo rằng mình đọc sách trong một môi trường có đầy đủ ánh sáng, đồng thời, đọc một lúc thì nên dừng lại nghỉ ngơi, nếu bạn đeo kính cận hoặc kính sát tròng thì càng phải đảm bảo cho đôi mắt của mình luôn được bảo vệ tốt.
  • Chú ý lượng cafe và nước trà: nếu uống quá nhiều hoặc quá ít chất cafein đều có thể gây ra chứng đau đầu.
  • Không nên ngồi trong thời gian quá lâu: Đọc sách hay ngồi xem tivi đều khiến bạn phải ngồi cố định một vị trí trong thời gian khá lâu, làm cho đầu bị đau và bộ phận đầu, cổ cảm thấy đau mỏi hoặc căng thẳng, nên nếu vậy, mỗi khoảng thời gian 40 phút xem tivi, đọc sách, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 5 phút.
  • Khống chế tình cảm và cảm xúc: Trạng thái phẫn nộ hoặc thất vọng không nên tích tụ lại quá lâu, vì nó có thể dẫn đến đau đầu, nếu bạn bị đau đầu vì nguyên nhân này, bạn nên áp dụng một số biện pháp để “xả” hoặc ra ngoài phòng đi bộ một lát, làm tiêu tán đi những phiền muộn tích tụ trong lòng.
  • Định kỳ nghỉ ngơi: Thời gian ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều có thể dẫn đến đau đầu. Cho nên, thời gian đi ngủ và thức dậy hàng ngày nên đều đặn.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây