Bệnh quai bị là để chỉ chứng viêm tuyến nước bọt, đông y gọi là bệnh quai bị. Biểu hiện lâm sàng thể hiện ở chỗ hai tuyến nước bọt sưng tấy đau, đa số do nhiễm phong nhiệt, là một trong những bệnh lây nhiễm thường thấy nhất ở trẻ nhỏ. Cho nên, làm tốt công tác phòng bệnh là cực kỳ quan trọng. Có thể chọn dùng phương pháp uống trà để điều trị bệnh.
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Rễ bản lan, ngân hoa là loại thuốc tốt để thanh nhiệt giải độc, đặc biệt là rễ bản lan, nó có tính vị đắng hàn, vừa có thể thanh nhiệt giải độc, vừa có thể làm mát máu, lợi cho họng. Rễ bản lan là loại thuốc rất tốt để trị những chứng bệnh nhiệt độc do nóng, phát ban, quai bị gây ra.
Các loại trà nên sử dụng
- Trà chống quai bị
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam hoa cúc dại, 10 gam rễ sơn đậu, 30 gam bồ công anh. Cho tất cả các loại thuốc trên vào giã thành bột mịn, cho vào bát có thể giữ ấm được, thêm nước sôi vào, đậy nắp hãm trong 15 phút. Uống nhiều lần, không quy định thời gian. Mỗi ngày làm 1 lần.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, trị đau.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng quai bị không bội nhiễm, ví dụ như bị 1 hoặc 2 cái hạch sưng tấy đau, họng sưng tấy đau, kèm theo triệu chứng sợ lạnh, sốt v.v… Hoa cúc dại, rễ sơn đậu đều có vị đắng, nhưng đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, cho nên không nên dùng với số lượng quá nhiều. Những người thận và dạ dày không tốt không nên dùng.
Chứng quai bị do nhiễm độc ngoại cảm phong hàn gây ra, tắc nghẽn kinh mạch. Nếu gan tạng âm nóng nặng có thể dẫn đến sốt cao, hôn mê, co giật, thậm chí có thể dẫn tới biến chứng viêm màng não. Bệnh này cần điều trị kịp thời, sau khi chữa trị khỏi hẳn, cơ thể đã có khả năng miễn dịch với bệnh này. Trong phương thuốc này, hoa cúc dại tính đẳng, cay, hàn, có tác dụng tốt để thanh nhiệt giải độc, mát phổi trừ hoả, là một loại thuốc rất tốt để trị sưng tấy nhiễm độc, trong uống ngoài bôi đều được. Rễ sơn đậu vị đắng, tính hàn, có chút độc nhưng có thể thanh nhiệt giải độc được, làm mát phổi, có lợi cho họng, là một loại thuốc trị viêm họng sưng tấy đau do thanh nhiệt giải độc không tốt gây nên. Trong cuốn “Bản thảo cầu thực” có gọi rễ sơn đậu là “loại thuốc hàng đầu để trị họng sưng đau”. Bồ công anh đắng, ngọt, lạnh, cũng có khả năng thanh nhiệt giải độc, cũng có thể thanh lợi thấp nhiệt, là một loại dược phẩm rất tốt thường dùng để trị chứng ung nhọt, đinh nhọt v.v… Kết hợp 3 vị thuốc trên lại để dùng, công năng thanh nhiệt trị độc, tiêu thũng giảm đau vô cùng mạnh mẽ. Nhưng liều lượng dùng không nên quá nhiều, đặc biệt là rễ sơn đậu, nếu dùng nhiều có thể hại cho dạ dày.
- Trà bản lan ngân hoa
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam rễ bản lan, 10 gam ngân hoa, 5 gam bạc hà. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nghiền mịn, cho vào bát có thể giữ ấm được, thêm lượng nước vừa đủ vào đậy nắp ngâm hãm trong vòng 15 phút. Uống nhiều lần trong ngày thay trà, không cố định thời gian, ngày làm 1 lần uống.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải độc, tán phong lợi cho họng.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng quai bị có 1 hoặc 2 cái hạch sưng đau ở bộ phận họng, họng sưng đỏ, kèm theo triệu chứng sợ lạnh, sợ nóng. Đông y cho rằng, quai bị là do trúng phong hàn làm tắc các kinh mạch gây ra. Trong điều trị cần thanh nhiệt trị độc, làm mát. Thực tế nghiên cứu cho thấy, rễ bản lan có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, có hiệu quả trong việc khống chế các loại độc tố, có thể phòng trị các bệnh cảm cúm, não bê ta, viêm tuyến nước bọt. Bạc hà là loại thuốc làm mát và giải độc hàng đầu. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có viết: “Bạc hà bắt tay với mặt trời, có ánh sáng của mặt trời, tính cay của nó có thể phát tán, làm mát tốt, chuyên trị trừ phong tán hàn, trị đau đầu, trúng gió, bệnh về mắt, họng, răng miệng, là một thứ thuốc tốt để trị bệnh ung nhọt để lại sẹo ở trẻ nhỏ”. Có thể thấy rằng, nếu kết hợp 3 loại thuốc trên lại để dùng, sẽ có hiệu quả rất tốt đối với chứng quai bị.
- Trà bản lan bạc hà
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam rễ bản lan, 7 gam lá bạc hà. Cho các vị thuốc trên vào nghiền mịn, để vào bát bảo ôn, thêm lượng nước vừa đủ vào đậy nắp ngâm hãm trong 15 phút. Sau đó cho thêm đường vào, uống như trà nhiều lần, uống nóng. Mỗi ngày làm uống 1 lần. Đồng thời dùng lá đại thanh tươi rửa sạch, giã nhỏ, ngoài bôi, mỗi ngày thay thuốc từ 2 -3 lần.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải độc, làm mát.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng quai bị, chỗ quai bị sưng tấy, bụng đau, kèm theo sốt, sợ lạnh, lưỡi vàng đỏ. Những người thận vị hư hàn không nên dùng. Trong loại trà này, rễ bản lan tính hàn, có tác dụng mạnh để thanh nhiệt giải độc. Nhiều tài liệu cho rằng, nó có tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn. Nó là loại thuốc thường dùng rất hiệu quả để trị những chứng bệnh ôn nhiệt, đặc biệt là chứng cảm cúm, não bê ta, viêm gan, quai bị. Bạc hà tính cay mát, hương thơm, là một trong những vị thuốc hay để trị thanh nhiệt. Kết hợp dùng 2 loại thuốc trên, có thể giúp điều trị bệnh quai bị rất hiệu quả.
- Trà tứ vị tiêu viêm
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc : 15 gam lá đại thanh; 4,5 gam lá trà xanh ; bồ công anh, địa đinh thảo mỗi thứ 15 gam. Cho tất cả các vị thuốc trên vào nghiền nát, cho vào bát giữ ấm, thêm lượng nước thích hợp đậy nắp hãm trong khoảng 15 phút. Uống nhiều lần thay trà, không giới hạn thời gian, ngày uống 1 – 2 lần.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, trừ ung nhọt.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng viêm tuyến nước bọt (quai bị), chỗ quai bị sưng tấy đau. Những người thận vị hư hàn không nên dùng. Trong Đông y, lá đại thanh vị đắng, tính đại hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc tương đối mạnh, có lợi cho họng và làm mát máu, là vị thuốc tốt để trị những chứng bệnh ôn nhiệt, bệnh sốt lên mụn, sốt phát ban, họng tấy đau. Thực tế chứng minh, nó có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn và virus của nhiều loại bệnh. Trong cuốn “Cảnh nhạc toàn thư” có viết: “Trị các chứng ôn dịch nhiệt độc, phong nhiệt phát ban, ung nhọt sưng tấy…”. Lá trà, bồ công anh, lá tử hoa địa đinh cũng rất tốt để thanh nhiệt giải độc, là loại dược phẩm tốt để điều trị ung nhọt, đinh nhọt. Phương thuốc này có tác dụng tốt để kháng vi khuẩn, không chỉ tốt với bệnh quai bị, mà còn với các chứng thuộc về nóng phát nhọt như nhọt, đinh, mụn độc v.v… có tác dụng trị liệu rất tốt. Nhưng loại trà này vị đắng là chính, đặc biệt là lá đại thanh tính hàn rất mạnh, cho nên người thận vị hư hàn, tiêu hoá kém, hay đi ngoài không nên dùng.
- Trà kim ngân hạ khô thảo
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Kim ngân, hạ khô thảo mỗi thứ 20 gam; bồ công anh, huyền sâm mỗi thứ 10 gam. Cho tất cả các vị thuốc trên vào nghiền nát, cho vào cốc bảo ôn, thêm nước sôi vừa đủ, đậy nắp hãm trong khoảng 20 phút. Uống nhiều lần như trà, không giới hạn thời gian uống, mỗi ngày làm uống 1 lần.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi cho cổ họng.
Chú ý: Phương trà này chủ trị nguyên nhân do quai bị mà bị sốt, ở bộ phận thuỳ tai sưng tấy đau, hàm cứng, nhai khó khăn, họng đỏ tấy đau. Những người dạ dày yếu không nên dùng. Trong phương thuốc trên, cả 4 vị thuốc đều có chức năng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Trong đó, kim ngân được dùng nhiều cho việc giải nhiệt, giải độc, chống phù thũng, phong thấp. Hạ khô thảo có vị đắng, cay mà lại hàn, thuộc về kinh gan, mật, có thể làm mát gan, sáng mắt, là loại thuốc rất tốt trong việc điều trị các chứng như ung thư vú, u bướu, bệnh tràng nhạc, bệnh hen suyễn do gan nóng dẫn tới. Bồ công anh đắng, cam, hàn, nhuận phổi, dạ dày, là một trong những loại thuốc trị tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc lâm sàng, đặc biệt trị chứng đau ở vùng vú rất tốt, gần đây, nó là loại thuốc trị quai bị khá phổ biến. Huyền sâm khổ cam nhưng hàn, có thể làm mát máu, giải độc, có thể làm mát họng, là một trong những loại thuốc tốt để trị chứng họng sưng đau, sốt nóng sưng tấy. Phương thuốc trên, ngoài công dụng thanh nhiệt giải độc ra, nó còn có tác dụng đặc biệt để tiêu thũng, đặc biệt dùng thích hợp cho người bị chứng quai bị sưng hàm, họng sưng đau tấy.
Những điều cần ghi nhớ
Virus chứng quai bị thông qua nước bọt và đường hô hấp của người bệnh mà lan truyền. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ, dễ xảy ra thành dịch ở nhà trẻ.
Để phòng ngừa bệnh quai bị, nếu người lớn tiêm phòng cho trẻ nhỏ MG loại C và MG nhau thai bình thường thì hoàn toàn không có tác dụng, nên dùng MG được chiết xuất ra từ trong huyết dịch của người khỏi bệnh để tiêm cho trẻ, thì mới có thể có tác dụng dự phòng và giảm nhẹ tình trạng bệnh. Khi có dịch cần phải tiến hành tiêm phòng.
ở nước ngoài, người ta đã sản xuất ra được vắc xin miễn dịch chống quai bị, sởi, sau khi tiêm có thể phòng ngừa mắc các chứng bệnh này, và hiệu quả miễn dịch được kéo dài thời gian. Những loại vắc xin được nhà nước ta phê chuẩn sản xuất, sau khi sử dụng, cũng có hiệu quả phòng bệnh hiệu quả, chưa xảy ra phản ứng nào với toàn thân hoặc bộ phận cơ thể của người bệnh. Trẻ nhỏ trên 1 tuổi và những nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao, đều có thể sử dụng loại vắc xin này để tiêm phòng ngừa. Nhưng phụ nữ có thai, những người hệ miễn dịch suy giảm bẩm sinh hoặc vì nguyên nhân nào đó, những người sốt nặng do bệnh nặng và những người mắc bệnh thần kinh không nên dùng.