Trang chủSức khỏe đời sốngUống trà thuốc hàng ngày chữa bệnh động kinh

Uống trà thuốc hàng ngày chữa bệnh động kinh

Động kinh còn gọi là “dương giác phong” hoặc “dương cao phong”, là do thần kinh não không bình thường thường xuyên phóng điện dẫn tới đột ngột phát tác nhiều lần khiến cho chức năng ngắn ngủi của não bị mất điều tiết, biểu hiện của nó là vận động, cảm giác, ý thức, thần kinh thực vật, tinh thần bị ngăn trở. Biểu hiện lâm sàng là đột nhiên mất ý thức, tự nhiên bị ngã gục, tứ chi co quắp, sùi bọt mép hoặc miệng lải nhải không ngớt, khi tỉnh dậy lại giống như người bình thường.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Sâm đắng có tác dụng đào thải chất độc. Đem sâm đắng với lá trà giã nhỏ, cho mật ong vào trộn đều, lấy nước trà cho người điên (thần kinh) uống sẽ có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Các loại trà nên sử dụng

  • Trà châu lan

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Châu lan 15-25 gam, cam thảo 10 gam, trà xanh 1-2 gam. Cho ba loại trên vào trộn đều rồi đun sôi trong năm phút là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, chia làm ba lần uống.

Công dụng chữa trị: Hoạt huyết, giảm đau.

Chú ý: Phương trà trên dùng với những người bị động kinh, viêm khớp phong thấp, viêm màng não kết hạt.

  • Trà viên phèn chua

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hồng trà 500 gam, phèn chua 500 gam, gạo lốc 100 gam. Cho nước vào nấu chín gạo lốc rồi chắt lấy cốt, phèn chua, hồng trà đem nghiền thành bột, lấy cốt gạo lốc nặn thành viên như hạt đậu nhỏ, trước khi phát bệnh cho 50 hạt vào, pha thành trà đặc cho người bệnh uống.

Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị bệnh động kinh.

Phèn chua, phèn phi, khô phèn
Phèn chua, phèn phi, khô phèn
  • Trà sâm đắng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Các loại sâm đắng, lá trà, mật ong vừa đủ. Sâm đắng, lá trà giã nhỏ thành bột, lấy mật ong trộn đều, nặn thành viên. Mỗi ngày dùng hai lần, mỗi lần 10g, pha thành trà cho người bệnh uống.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, hạ hỏa.

Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị điên (thần kinh).

Những điều cần ghi nhớ

Phòng trừ lên cơn động kinh là rất quan trọng. Vì bệnh động kinh không chỉ liên quan đến y học mà còn có liên quan tới toàn xã hội. Vì vậy, để đề phòng việc lên cơn động kinh nên nắm chắc ba điều dưới đây:

Phải bắt đầu từ nguyên nhân của bệnh để đề phòng lên cơn thần kinh. Đối phó với nguyên nhân phát bệnh động kinh cần tiến hành điều trị và phòng tránh. Nguyên nhân di truyền là ở một số trẻ em dễ nhạy cảm với hiện tượng co giật, dưới sự tác động của một số yếu tố môi trường cũng gây ra hiện tượng động kinh. Do đó cần phải đặc biệt chú ý tới yếu tố di truyền, nên tiến hành điều tra kĩ càng các mối quan hệ trong gia đình, cần tìm hiểu bố mẹ, anh em và họ hàng của người bệnh có bị động kinh hoặc có đặc điểm nào của bệnh động kinh không, liệu có loại bệnh co giật hay không, từ đó có thể ước chừng được tỉ lệ phát bệnh của anh em, các thế hệ sau và các họ hàng khác, đồng thời cũng phải chú ý đến vấn đề sinh đẻ khi kết hôn, tránh để xảy ra người có bệnh động kinh, nâng cao tố chất con người. Để tránh được loại bệnh trí tuệ thấp và động kinh mang tính di truyền nghiêm trọng này nên tiến hành kiểm tra trước khi sinh một cách kĩ càng hoặc kiểm tra kĩ ở những trẻ em mới sinh nhằm quyết định phá thai hay tiến hành điều trị ngay từ đầu. Đối với bệnh động kinh có tính liên tục nên phòng tránh những nguyên nhân đặc biệt đã được xác định, trước khi sinh nên chú ý tới sức khỏe của người mẹ hoặc các loại bệnh về truyền nhiễm, thiếu chất dinh dưỡng để thai nhi ít chịu ảnh hưởng. Ngoài việc phòng tránh sinh nở, thai nhi mới sinh bị tổn thương là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng động kinh, tránh tổn thương khi sinh sản mang ý nghĩa vô cùng quan trọng để phòng tránh động kinh. Đối với các loại bệnh thuộc hệ thống thần kinh trung ương ở trẻ em phải đề phòng một cách tích cực, kịp thời điều trị, giảm thiểu di chứng sau này cũng là khâu chủ yếu để đề phòng tái lên cơn động kinh.

Phải tìm cách đối phó với với những người phát bệnh để đề phòng xuất hiện triệu chứng lên cơn động kinh một lần nữa. Chủ yếu là tránh những yếu tố lên cơn động kinh và tiến hành điều trị tổng thể đối với người bị động kinh nhằm khống chế lên cơn động kinh ở lần tiếp sau.

Cố gắng giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt tới thân thể, tâm lí và hoàn cảnh của những người bị bệnh động kinh. Động kinh là một căn bệnh mãn tính, có thể kéo dài trong nhiều năm, thậm chí có thể là mấy chục năm sau, vì vậy, nó có thể tạo ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với thể chất, tinh thần, hôn nhân và địa vị kinh tế xã hội của người bệnh. Theo tổng kết kinh nghiệm những biểu hiện lâm sàng chủ yếu trong những năm qua của chúng tôi, cần phải giảm áp lực tâm lí và thân thể đối với người động kinh, phải đề phòng những di chứng sau động kinh và coi bản thân người bệnh như người bình thường, di chứng sau động kinh là di chứng của người bệnh nhưng cũng là di chứng của toàn xã hội, điều này yêu cầu toàn xã hội phải kiên trì và thông cảm đối với người bị động kinh, cố gắng giảm áp lực xã hội đối với người bị động kinh.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây