Trang chủBệnh thần kinhCác cơn co giật do bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng

Các cơn co giật do bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng

Viêm não Nhật Bản

Bệnh có ổ dịch thiên nhiên ở các loài thú, chim, lợn. ở Việt Nam tìm thấy ở lợn và chim liêu điếu.

Dịch hay xảy ra vào mùa hè (mùa vải chín).

  • Khởi phát: sốt cao đột ngột 39 – 40°c, đau đầu, đau bụng, nôn, hội chứng màng não và rối loạn ý thức.

-Toàn phát:

+ Bệnh nhân kích thích, u ám và dần dần đi vào hôn mê.

+ Rối loạn thần kinh thực vật, vã mồ hôi, rối loạn hô hấp, ùn tắc đờm dãi.

+ Có triệu chứng tổn thương não chung và triệu chứng thần kinh khu trú.

+ Co giật, tăng trương lực cơ lan tràn kiểu ngoại tháp.

  • Giai đoạn lui bệnh với những biến chứng và di chứng thần kinh, tâm thần từ ngày thứ 7 – 8 trở đi.
  • Điều trị:

+ Chống phù nề não, lợi tiểu.

+ An thần, cắt cơn co giật bằng Gardenan, Seduxen.

+ Ăn qua sonde hoặc tiêm bắp, tĩnh mạch.

+ Dùng corticoid liều 1 – 2 mg/kg thể trọng.

Co giật do uốn ván

Uốn ván do trực khuẩn Clostridium têtani và ngoại độc tố hướng thần kinh gây ra.

  • Nguồn lây: do vết thương da và niêm mạc bị nhiễm nha bào uôVi ván có trong đất, phân, vết thương người bệnh.

Độc tố uốn ván xâm nhập vào hệ thần kinh bằng hai con đường: đường thần kinh hướng tâm và đường máu. Độc tố gắn vào các tế bào thần kinh ở trung khu vận động, tổ chức lưới cầu hành não và tủy sống, độc tố tác động tối synap thần kinh – cơ, ngăn cản giải phóng các chất trung gian hóa học, làm giảm hoạt động của neuron vận động và gây co cứng cơ. Do vậy mỗi một kích thích ngoại, nội sinh sẽ xuất hiện các cơn giật cứng.

  • Lâm sàng:

+ Đau nhức vết thương, giật cục bộ quanh vết thương.

+ Cứng hàm, lo âu, mất ngủ, đau cơ toàn thân, cứng gáy, nhịp tim nhanh.

+ Có các cơn co cứng toàn thân, lưng ưỡn cong mỗi khi có kích thích như tiếng động, ánh sáng, khám xét, tiêm chích, hút đờm dãi…; một ngày có thể tới hàng trăm cơn, thời gian một cơn từ vài giây đến vài phút. Bệnh nhân tím tái, vã mồ hôi, lo âu, sợ hãi và rối loạn thần kinh thực vật.

  • Điều trị:

+ Chống co cứng và giật cứng tốt nhất bằng Seduxen, liều 24 giờ từ 1 – 10 mg/kg thể trọng, chia đều trong ngày tuỳ mức độ bệnh và đáp ứng của bệnh nhân. Xen kẽ với liều Seduxen thường dùng hỗn hợp liệt thần kinh (cocktaillitique).

+ Trung hòa độc tố uốn ván.

+ Xử lý vết thương đường vào của vi khuẩn (nếu có).

+ Chống suy hô hấp, tim mạch, bù nước – điện giải, chống bội nhiễm.

Co giật do sốt rét ác tính thể não

Sốt rét do ký sinh trùng sốt rét gây nên, được muỗi Anopheles truyền từ người bệnh sang người lành với đặc điểm lâm sàng: sốt thành cơn có chu kỳ với 3 giai đoạn (rét, nóng, vã mồ hôi), thiếu máu và lách to. Biến chứng vào não gọi là sốt rét ác tính thể não, gặp khoảng 0,2 – 2,3% số người bị sốt rét. Tỷ lệ tử vong khoảng 10%.

Giải phẫu thi thể thấy não phù nề, có đốm xuất huyết ở màng não, não, tim, thận; mạch máu màng não sung huyết, mao mạch thường bị tắc nghẽn do hồng cầu nhiễm ký sinh trùng kết dính vào nội mạc.

  • Lâm sàng: khởi phát đột ngột, bệnh nhân đang lao động, sinh hoạt gần như bình thường, đột nhiên ngã lăn ra, vật vã, ú ớ, mê man, có thể kèm theo các cơn co giật kiểu động kinh cục bộ hay toàn thân, mỗi cơn kéo dài 1 – 2 phút. Bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tâm thần như thờ ờ, lãnh đạm, u ám hay kích thích vật vã, nói lảm nhảm, đi lại lung tung, rối loạn ý thức, rối loạn hô hấp, tuần hoàn, lách to, gan to.
  • Xét nghiệm máu: hồng cầu giảm, ký sinh trùng sốt rét hay gặp p. Falciparum.
  • Điều trị: phát hiện sớm và cấp cứu ngay tại tuyến cơ sở, điều trị theo phác đồ cấp cứu sốt rét ác tính. Chú ý hồi sức cấp cứu về tim mạch, hô hấp và hạ sốt.

Chống co giật bằng Gardenan, diazepam hoặc thiopentan, chú ý chống suy hô hấp.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây