Khám 12 dây thần kinh sọ não – triệu chứng học

Bệnh thần kinh

Cách phân loại và gọi tên các dây thần kinh sọ não như chúng ta biết ngày nay là do một sinh viên y khoa người Đức tên là Samuel Soemmering (1755 – 1830) mô tả đã hơn 2 thế kỷ nay.

Đặc điểm của các dây thần kinh sọ não

  • Về giải phẫu chúng cùng xuất phát hoặc kết thúc ở thân não (trừ dây I, II và dây XI: dây II về bản chất là một thuỳ não thu nhỏ, dây XI có nguyên tuỷ nằm ở tuỷ sống), phần lớn các dây thần kinh sọ tách khỏi não ờ mặt bụng của thân não (trừ dây IV, tách khỏi não từ mặt lưng của thân não).
  • Về chức năng chúng đều là các dây thần kinh ngoại vi như các dây thần kinh tuỷ sống; có chức năng vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ. Tuy nhiên, không phải dây thần kinh nào cũng có đầy đủ các chức năng kể trên, có những dây chỉ có một hoặc hai trong các chức năng trên, cụ thể như sau:

+ Nhóm các dây thuần vận động:

Dây III, IV, VI, XI và dây XII.

+ Nhóm các dây thuần cảm giác:

Dây I, II, VIII.

+ Nhóm các dây có chức năng hỗn hợp:

Dây V, VII, IX, X.

  • Trên lâm sàng những tổn thương ở đoạn trên nhân sẽ gây liệt trung ương, còn những tổn thương từ nhân ra sẽ gây liệt ngoại vi các dây thần kinh sọ não tương ứng.

Tên và chức năng của các dây thần kinh sọ não

Bảng 2.1. Tên và chức năng của các dây thần kinh sọ não

Dây Tên gọi Chức năng
Việt Nam Latinh
I Dây khứu giác Nervus olfactorius Ngửi
II Dây thị giác N.opticus Nhìn
III dây thần kinh vận nhãn chung N.occulomotorius Vận động nhãn cầu lên, xuống và vào trong
IV Dây cơ chéo lớn N.trochlearis Vận động nhãn cầu ra ngoài và xuống dưới
V Dây tam thoa N.trigeminus Cảm giác mặt, nhai, cắn
VI Dây vận nhãn ngoài N.abducens Vận động nhãn cầu ra ngoài (sang hai bên)
VII Dây mặt N.facialis Vị giác, tiết lệ, tiết nước bọt, vận động các cơ bám da mặt
VIII Dây thính lực – tiền đình N.vestibulocochl-

earis

Nghe, thăng bằng
IX Dây thiệt hầu N.glossophryngeus Nuốt, vị giác, tiết nước bọt
X Dây phế vị N.vagus Nuốt, nâng màn hầu, phát âm, nội tạng
XI Dây gai N.accessorius Quay đầu, so vai
XII Dây hạ thiệt N.hypoglossus Vận động lưỡi

Các vị trí giải phẫu quan trọng của các dây thần kinh sọ não

Bảng 2.2. Vị trí giải phẫu quan trọng của các dây thần kinh sọ não

Dây Vị trí nhân dây thần kinh ờ thân não Vị trí dây thần kinh trên nền sọ Nơi dây thần kinh thoát ra khỏi sọ
I Hố sọ trước Mảnh sàng
II Hố sọ trước, giữa Lỗ thị giác
III Cuống não Hố sọ giữa Khe bướm
IV Cuống não Hố sọ giữa Khe bướm
V Vận động: cầu não Cảm giác: cầu – hành Hố sọ giữa Dây thần kinh mắt: khe bướm Dây thần kinh Hàm trên: lỗ tròn to
não Hố sọ giữa Dây thần kinh hàm dưới: lỗ bầu dục
VI Cầu não Hố sọ giữa Khe bướm
VII Cầu não Hố sọ sau Lỗ châm chũm
VIII Cầu não Hố sọ sau Lỗ ống tai trong
IX Hành não Hố sọ sau Lỗ rách sau
X Hành não Hố sọ sau Lỗ rách sau
XI Tuỷ cổ – hành não Hố sọ sau Lỗ rách sau
XII Hành não Hố sọ sau Lỗ dưới lưỡi

PHƯƠNG PHÁP KHÁM CÁC DÂY THẦN KINH SỌ

Khám Dây thần kinh khứu giác (dây I)

Khám Dây thần kinh thị giác (dây II)

Khám Các dây Thần kinh vận động nhãn cầu

Khám Dây Thần kinh tam thoa (dây V)

Khám Dây thần kinh mặt (dây VII)

Khám Dây Thần kinh tiền đình – thính giác (dây VIII)

Khám Dây Thần kinh lưỡi – hầu (dây IX), dây Thần kinh phế vị (dây X)

Dây thần kinh hạ thiệt (dây XII)

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận