Khám Dây Thần kinh tam thoa (dây V)

Bệnh thần kinh

Nhắc lại giải phẫu – chức năng

Đây là dây hỗn hợp, trong đó, yếu tố cảm giác nhiều hơn là vận động và thực vật. Nhân cảm giác dây V có 2 phần: N.terminalis nằm ờ trên (cho cảm giác cơ khớp và xúc giác) và nhân N.tractes spinalis (cho cảm giác đau và nhiệt độ). Từ sau hạch Gasser dây V cho ra ba nhánh cảm giác phân bố cho da mặt, người ta còn dùng cụm từ mặt nạ dây V để ám chỉ vùng da mặt được ba nhánh dây V phân bố cảm giác:

Nhánh 1 (N.ophthalmus): ra khỏi sọ ở khe bướm. Nhánh này phân bố cảm giác cho da trán, tóc trước đầu, mi trên, góc trong mắt và sống mũi, nhãn cầu, niêm mạc phần trên mũi, xoang, màng não.

Nhánh 2 (N.maxillaris): ra khỏi sọ qua lỗ bầu dục (Foramen rotundum). Nhánh này phân bố cảm giác cho mi dưới, góc mắt ngoài, da mặt bên, trên má, môi, hàm trên, răng, niêm mạc dưới mũi, xoang hàm.

Nhánh 3 (N.mandibularis): phân bố cảm giác cho môi dưới, dưới má, cằm, sau bên mặt, hàm dưới, răng lợi dưới, niêm mạc má, phần dưới miệng, dưới lưỡi. Nhánh này phân bố vận động cho các cơ nhai.
Phân bố cảm giác

Khám dây V

  • Dụng cụ khám: kim đầu tù, chổi lông (khám cảm giác), tăm bông (khám phản xạ giác mạc).
  • Tư thế bệnh nhân: nằm hoặc ngồi.
  • Thao tác khám:

+ Khám chức năng cảm giác: bệnh nhân nhắm mắt, thầy thuốc dùng kim đầu tù hoặc tăm bông kích thích đều tay lên hai bên mặt bệnh nhân ở các mức khác nhau (trán, má yà hàm dưới), hỏi bênh nhân xem hai bên có nhận biết như nhau không; sau đó ấn các điểm xuât chiêu của 3 nhánh dây V (trên hốc mắt, dưới gò má và ở hàm dưới) và hỏi bệnh nhân có cảm giác đau chói không, nhận cảm của hai bên có như nhau không.

+ Khám chức năng vận động: yêu cầu bệnh nhân cắn chặt hai hàm răng, thầy thuốc nắn kiểm tra trương lực cơ cắn (musculus manchester) hai bên xem mật độ có chắc không, có cân đối không. Yêu cầu bệnh nhân há miệng xem cằm có lệch về bên nào không (cằm bệnh nhân thường bị kéo về bên lành), hoặc yêu cầu bệnh nhân vận động hàm dưới về hai bên chống lại sức cản do tay thầy thuốc ấn ngược lại.

Các điểm xuất
+ Khám phản xạ giác mạc (ví dụ: khám phản xạ giác mạc mắt bên trái):

Thầy thuốc giơ tay trái của mình làm đích, yêu cầu bệnh nhân ngước nhìn theo lên trên và sang bện phải của bệnh nhân, tay phải thầy thuốc cầm tăm bông (đã được vê nhọn đầu) kích thích bằng cách đưa tăm bông từ bên trái bệnh nhân vào (không để bệnh nhân nhìn thấy), châm đâu bông nhọn vào rìa giác mạc (phần lòng đen của nhãn cầu). Phản xạ đáp ứng bằng cử động nhắm mắt (hình 2.1 Oa,b).

Đánh giá kết quả

  • Bình thường: trương lực cơ nhai và cơ cắn khoẻ đều hai bên, vận động hàm dưới cân đối.
  • Triệu chứng tổn thương dây V:

+ Tổn thương từng nhánh: thường do lạnh và chấn thương, thường chỉ gây đau mức độ vừa phải. Hay gặp nhất la đau nhánh 1, thường kèm theo cảm giac nhìn chói mat.

+ Đau bỏng buốt (causalgia) do tổn thương các nhánh dâỵ V, với các triệu chứng: đau thành cơn kịch phát, tính chất bỏng rát như giằng xé, như cưa cắt; chảy nước mắt, nước bọt, nước mũi, măt đỏ. Nêu tổn thương nhánh 1 còn có thể gây viêm giác mạc do liệt thần kinh (keratitis neuroparalytica). Tuổi mắc bệnh thường từ 50 đen 60. Mọi kích thích đều có thể gây đau nhất là xúc giác, vận động (như nhai, cắn…). Nguyên nhân thường là nguyên phát, Zona, viêm màng nhện nền sọ sau, các quá trình bệnh lý gây chèn ép dây thần kinh, các bệnh răng miệng, đái tháo đường.

+ Hội chứng Costen: dị dạng hàm dưới làm hẹp khớp thái dương – hàm, gây các triệu chứng đau vùng mặt.

+ Tổn thương nhánh 3 dậy V: gây liệt cơ nhai (tổn thương dưới nhân), co cứng cơ nhai (chứng khít hàm, Trismus) do uốn ván hoặc bệnh dại, co giật cơ nhai do tổn thương dưới vỏ và vỏ não.

+ Tổn thương nhân không hoàn toàn: gây rối loạn cảm giác kiểu khoanh hành, tổn thương phần trên nhân gây rối loạn cảm giác ở khoanh hành trong cùng (vùng 1 trong hình 2.11), tổn thương giữa nhân gây rối loạn cảm giác ở khoanh tiếp theo (vùng 2, hình 2.11), tổn thương phần dưới nhân gây rối loạn cảm giác ở khoanh ngoài cùng (vùng 3 trong hình 2.11).

Khám phản xạ giác mạc

Vị trí kích thích

 

+ Tổn thương hạch Gasser: gây đau cả 3 nhánh dây V (giảm hoặc mất cảm giác giác mạc), viêm giác mạc do liệt thần kinh có thể gây loét giác mạc. Nguyên nhân thường do Zona, giang mai.

Tổn thương phần trên nhân

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận