Chẩn đoán và điều trị u nguyên bào thần kinh ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

U nguyên bào thần kinh là một u bào thai của hệ thần kinh giao cảm, có nguồn gốc từ sừng thần kinh, u tiên phát thường ở thượng thận, hạch thần kinh dọc cột sống và ổ bụng.

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào lâm sàng và xét nghiệm của mô bệnh học.

Lâm sàng

  • Bệnh thường phát hiện ở trẻ dưới 6 tuổi. 1/3 là trẻ dưới 1 tuổi.
  • Có triệu chứng của u nguyên thuỷ tuỳ theo vị trí mà có biểu hiện lâm sàng khác nhau:

+ U nằm ở ổ bụng (phổ biến nhất, 70%): trẻ có biểu hiện đầy bụng, đau bụng, khối u to có thể ép bàng quang, tắc ruột. Khám thấy một khối u rắn, chắc, cố định.

+ U trong lồng ngực (17%), thường phát hiện thấy khi chụp Xquang tim, phổi, trường hợp khối u to gây chèn ép trung thất, biểu hiện khó thở, phù áo khoác.

  • U hạch ở cổ (5%).
  • Triệu chứng do di căn: 60% U nguyên bào thần kinh được chẩn đoán ở giai đoạn có di căn:

+ Trẻ sốt, kém ăn, gầy sút.

+ Di căn xương (80% trường hợp), biểu hiện đau xương.

+ Lồi mắt, xuất huyết quanh hố mắt (hội chứng Hutehinon).

+ Gan to, chắc (Hội chứng Pepper).

+ U cục màu xanh dưới da, cứng, di động.

+ Chèn ép tuỷ, do u cạnh cột sống xâm lấn vào ống tuỷ, gây đau rễ thần kinh, liệt 2 chi dưới, rối loạn cơ tròn.

+ Thâm nhiễm tuỷ xương gây thiếu máu, xuất huyết, nhiễm khuẩn.

Xét nghiệm

  • Máu, ngoại biên: bình thường, chỉ khi có xâm lấn tuỷ hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu mối giảm.
  • Tủy đồ: tìm nguyên bào thần kinh di căn tuỷ.
  • Sinh hoá: VMA nước tiểu / 24 giờ tăng cao.

LDH tăng nhiều (có giá tiên lượng)

  • Chẩn đoán hình ảnh:

+ Siêu âm, chụp CT khối u nguyên thuỷ.

+ Xquang xương nếu nghi ngờ hoặc có biểu hiện di căn xương.

+ Chụp bụng không chuẩn bị, UIV trong trường hợp u bụng.

  • Mô bệnh học: có ý nghĩa quyết định.

+ Chẩn đoán xác định: biến đổi tổ chức cơ quan sinh thiết, nhiều nguyên bào thần kinh.

+ Phân loại, tiên lượng: mô bệnh học thuận lợi và không thuận lợi.

+ Hoá mô miễn dịch để phân loại và tiên lượng.

  • Phân loại giai đoạn

Giai đoạn I:

Khối u khu trú có thể cắt bỏ hoàn toàn trên đại thể (có thể còn sót lại trên vi thể), hạch cùng phía với khối u (hạch dính vào và được cắt bỏ cùng khối u).

Giai đoạn IIA:

Khối u cắt bỏ không hoàn toàn trên đại thể, hạch cùng phía không dính vào khối u.

Giai đoạn IIB:

Khối u khu trú cắt bỏ hoàn toàn hay không hoàn toàn, hạch cùng phía không dính vào khối u. Hạch bên đối diện phải.

Giai đoạn III:

Khối u một bên không cắt bỏ được xâm lấn vượt quá đường giữa (cột sống); hoặc khốI u một phía khu trú với xâm lấn hạch bên đối diện; hoặc khối u ở đường giữa xâm lấn cả hai bên (không thể cắt bỏ) hay có hạch xâm lấn cả hai bên.

Giai đoạn IV:

Khối u nguyên thuỷ bất kỳ kèm theo di căn đến hạch ở xa, xương, tuỷ xương, gan, da và các cơ quan khác (trừ IVS).

Giai đoạn IVS:

Khối u nguyên thuỷ khu trú (GĐ I hoặc IIA hoặc IIB) với di căn vào gan, da và /hoặc tuỷ xương ở trẻ dưới 1 tuổi.

ĐIỀU TRỊ

                               PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ U NGUYÊN BÀO THẦN KINH LỰA CHỌN

Dựa vào phân loại bệnh nhân theo nguy cơ

Tuổi Nguy cơ thấp Nguy cơ trung bình Nguy cơ cao
< 1 tuổi Giai đoạn I Giai đoạn III Giai đoạn IV
Giai đoạn II Giai đoạn IVS  
> 1 tuổi Giai đoạn I Giai đoạn III + mô bệnh Giai đoạn II, III + mô bệnh học
Giai đoạn II + mô bệnh học thuận lợi Thuận lợi Không thuận lợi
LDH < mức bình thường Mức bt < LDH < 3 lần bt LDH > 3 lần bình thường

Tia xạ khối u còn sót lại

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận